SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Thiếu trầm trọng giáo viên khi áp dụng chương trình mới


Tuệ Nguyễn ( Thanh Niên)

Nhiều ý kiến của chính người trong cuộc chỉ ra rằng, thực trạng coi nhẹ các môn nghệ thuật nếu vẫn tiếp diễn sẽ khiến chương trình mới ở các môn học này không thể đi vào thực tế, thậm chí còn lệch lạc và thiếu hụt trầm trọng hơn.



                     Thí sinh thi năng khiếu vào ngành sư phạm  Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Dạy âm nhạc “chay

Bà Vũ Mai Lan, chuyên viên âm nhạc, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay còn tồn tại một số trường chỉ có 1 giáo viên (GV) dạy 25 - 27 lớp, trong khi đó, ở những trường tại quận trung tâm có đến 4 giáo viên nhạc dạy trong một trường có 40 lớp. Hơn nữa, GV dạy nhạc còn kiêm nhiệm thêm công tác tổng phụ trách, tổ chức phong trào của trường.

Cũng theo bà Mai Lan, hiện còn một số GV âm nhạc lớn tuổi, tâm lý ngại cập nhật, ngại đổi mới do hổng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, không chơi được nhạc cụ như piano, organ (để đệm những bài hát ngoài chương trình sách giáo khoa và các bài ngoại khóa). Khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học gần như không thể, dẫn đến tình trạng dạy chay vẫn còn ở một số trường, lớp.

Bà Mai Lan còn cho biết nhiều trường sau khi được xây dựng phòng âm nhạc chuyên biệt, trang bị thiết bị dạy học đặc thù của bộ môn như: đàn organ hiện đại, bộ loa amply công suất lớn, âm thanh chuẩn... nhưng chỉ sau một thời gian, đã sử dụng phòng nhạc thành phòng dạy chuyên đề, thao giảng cho các môn học khác. Có những trường do số lượng tuyển sinh tăng, nhà trường tận dụng phòng học âm nhạc thành lớp học đại trà, dẫn đến việc học sinh phải học môn này trong các phòng học chung cho các môn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates