SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Thiết bị âm nhạc tự làm - "Làng kèn Tây duy nhất cả nước".



Làng kèn Tây duy nhất cả nước

Gắn bó với kèn đồng do nước ngoài sản xuất lâu dần khiến người dân Phạm Pháo (Nam Định) tự mày mò học sửa, làm kèn đồng. Làng Phạm Pháo thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ lâu đã nức tiếng trên dải dất hình chữ S với nghề làm kèn đồng hay còn gọi là "nghề làm kèn Tây".

Gia đình ông Cường có công lớn trong việc hình thành làng nghề kèn đồng Phạm Pháo. Người đầu tiên đặt nền móng cho nghề là ông Nguyễn Văn Biên (bố ông Cường), vào những năm 1950 khi người dân nơi đây vẫn chỉ biết đến nghề làm nông là chính.

Ban đầu, những chiếc kèn đồng đều phải mua từ nước ngoài. Gắn bó với chiếc kèn đồng thời gian dài khiến người dân nơi đây tự mày mò học sửa kèn, rồi làm kèn đồng, dần dần, hình thành nghề làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo.


Nguyễn Trung Kiên 19 tuổi  tiếp xúc với nghề từ năm 10 tuổi. Cậu cho biết: “ Trong gia đình, các thành viên đều có thể làm hoàn thiện một chiếc kèn, ai cũng học nghề từ nhỏ nên làm thành thạo”.


Có 15 loại kèn gia đình có thể làm, nhưng những loại kèn thường xuyên được đặt hàng là: Clarinet, Saxophones, Trumpet, Alto Saxophones, Trombone, Baritone, Bass, Tubas… Trước kia kèn đều được mua ở nước ngoài như Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật Bản.



Ông Nguyễn Văn Cường, 59 tuổi là truyền nhân thứ 2 trong gia đình làm nghề kèn đồng. "Điểm riêng của nghề làm kèn đồng Phạm Pháo là hầu hết công đoạn đều được thực hiện theo phương pháp thủ công. Những ống đồng được cán phẳng, gò tay thành một chiếc kèn và chỉ sử dụng máy uốn tự chế, máy tiện cho các chi tiết và công đoạn khó ".


Trước kia đồng được lấy từ vỏ đạn, mầm đồng. Nhiều thợ thủ công trong làng dễ dàng làm các công việc như bảo dưỡng, chế tác bộ phận kèn.…Một năm sản xuất được 10-20 cái, ngày nay nguyên vật liệu làm kèn sẵn có nên không mất công và vất vả, ông Cường, người có hơn 50 năm kinh nghiệm làm kèn, cho biết. 


Theo ông, công đoạn phức tạp nhất là làm kín để kèn đạt độ chính xác cao về âm, chất liệu làm kèn chủ yếu bằng đồng, mạ crom, vàng, bạc…tuỳ đơn đặt hàng. Trong ảnh là công đoạn kiểm tra khe hở của thân kèn.


Với đặc thù của kèn, bệnh loại nhạc cụ này hay mắc phải là âm thanh nên có thể thăm khám từ xa, chứ không phải mang kèn đến thợ kiểm tra, rất tiện cho người dùng và người sửa, vừa nói ông vừa vác trên vai chiếc kèn nặng 13 kg.

                                                                                                            Ngọc Thành (VN Express)

Ngành giáo dục có chủ trương khuyến khích giáo viên và học sinh thực hiện "Thiết bị dạy học tự làm". Môn học âm nhạc có những nhạc cụ đơn giản dễ làm nhưng cũng có những nhạc cụ đòi hỏi độ chính xác rất cao mới có thể là một nhạc cụ sử dụng được. Tuy nhiên, bước đầu ngành giáo dục nhiều nơi cũng đã có những "thiết bị âm nhạc tự làm" được giới thiệu trên mạng internet - đã giới thiệu trong các bài trước. Nước ta với xu hướng phát triển giáo dục theo mô hình STEAM, khuyến khích các em tìm hiểu, khám phá bản chất và cơ chế hình thành của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, nếu thầy-trò cùng nhau thực hiện thiết bị âm nhạc tự làm chính là đang vận dụng tư tưởng STEAM trong học âm nhạc. Chúng tôi viết tựa bài "Thiết bị âm nhạc tự làm" khi trích bài viết "Làng kèn Tây duy nhất cả nước" với mong muốn động viên các giáo viên, học sinh hãy mạnh dạnh vận dụng STEAM khi học âm nhạc. Người Việt có thể thự thực hiện "Thiết bị âm nhạc tự làm" với độ tinh xảo, chất lượng không kém gì các nước chuyên sản xuất nhạc cụ trên thế giới. Tôi đã có dịp đi nhiều nước trên thế giới để nghiên cứu về nhạc cụ, đã vào các xưởng làm kèn danh tiếng của Taiwan, Trung quốc, Hòa Lan, Hoa kỳ ... và tôi tin rằng kèn của người Việt tự làm hoàn toàn có thể sánh ngang với sản phẩm của các hãng kèn danh tiếng trên thế giới. (Thân Trọng Quốc)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates