SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Nhạc cụ gõ ở tiểu học

Một số nhạc cụ gõ :

1- Phách

Phách là nhạc khí tự thân vang , xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ rất lâu đời. Nhiệm vụ của phách là giữ nhịp cho dàn nhạc, người hát hoặc múa. Nhịp của phách đơn giản trong cải lương, nhưng phức tạp và biến tấu trong những dàn nhạc sân khấu. Loại phách đề cập trong bài này là loại dùng trong hát ả đào.
  1. Song loan
Là nhạc cụ tự thân vang chi gõ đặc trưng của người Việt.

Âm thanh Song Loan nghe đanh gọn, có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại mà từ xa ta có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử – cải lương.
Song loan vốn dùng để giữ nhịp không để độc tấu, là một nhạc cụ có chức năng và vai trò rất quan trọng.
Song loan vốn dùng để giữ nhịp không để độc tấu, là một nhạc cụ có chức năng và vai trò rất quan trọng.
  1. Sênh tiền
Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền (sênh trong tiếng Nôm là phách). Cũng có tên khác là sinh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sênh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền.
Sênh tiền được dùng trong dàn nhạc cung đình, chầu văn, ca Huế, bát âm, hát sắc bùa và hát ả đào… Người ta dùng nó để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa.


  • Trống đế
    1. Trống đế hay trống chầu là nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là trống chầu. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đế có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.

      Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:
      Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, giòn.
      Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.
      Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.
      Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về màu sắc, âm thanh.
      Trống con: Loại trống nhựa
      Đây là một nhạc khí tự thân vang ở Việt Nam, không định âm, tham gia hòa tấu trong các dàn nhạc sân khấu và nhiều loại hình ca hát khác.

      Ngày nay mõ còn được dùng trong các tốp nhạc dân tộc mới và trong dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
      Mõ có nhiều hình dạng khác nhau. Mõ chùa thường hình cầu (1), mõ dùng trong trường học thường có hình những con vật (2), mõ làng hình ống làm bằng đốt tre có khoét 1 lỗ dài (3), mõ phách hình khối chữ nhật có khoét 1 lỗ dài (4). Mõ đa số làm bằng gỗ, tre nứa đôi khi bằng kim loại.
      Bài viết từ:

      Welcome to BMAN An Giang Forum



      0 nhận xét:

      Đăng nhận xét

       
      Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates