SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong giáo dục âm nhạc

Bài viết trên báo Giáo dục và Thời đại

Bà Vũ Mai Lan - chuyên viên Âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ tại hội nghị
Bà Vũ Mai Lan - chuyên viên Âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ tại hội nghị
GD&TĐ - Tại hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học” do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm nay (21/8), bà Vũ Mai Lan - chuyên viên Âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội – đã chia sẻ về thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cấp THCS của thành phố Hà Nội; đồng thời đề xuất giải pháp liên quan đến đội ngũ giáo viên Âm nhạc chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Những băn khoăn về đội ngũ
Bà Vũ Mai Lan cho biết, hiện Hà Nội có 816 giáo viên Âm nhạc cấp THCS/624 trường. Trong đó, 40% giáo viên có trình độ ĐH tốt nghiệp ngành sư phạm Âm nhạc; 60% giáo viên được đào tạo trình độ CĐ tốt nghiệp chuyên nghành sư phạm Âm nhạc. Tất cả đều đạt tiêu chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn.
Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên dạy môn Âm nhạc còn tồn tại một số trường chỉ có 1 giáo viên dạy 22 đến 25 lớp, kiêm nghiệm thêm công tác tổng phụ trách, tổ chức các hoạt động phong trào âm nhach  trong nhà trường. Bên cạnh đó, ở những trường nằm tại quận trung tâm, có đến 4 giáo viên nhạc dạy trong một trường có 40 lớp. Hơn nữa, giáo viên dạy nhạc còn kiêm nhiệm thêm công tác Tổng phụ trách, tổ chức phong trào của trường.
Cũng theo bà Lan, bên cạnh ưu điểm năng lực sư phạm tốt, chuyên môn vững, yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, tổ chức hoạt động phong trào trong nhà trường, hiện tại còn một số giáo viên âm nhạc lớn tuổi, tâm lí ngại cập nhật, ngại đổi mới. Một số giáo viên Âm nhạc cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau (Tổng phụ trách - Chủ nhiệm - Bí thư đoàn và nhiều các hoạt động ngoại khóa khác). Chính vì vậy giáo viên dạy Âm nhạc chưa có nhiều thời gian tập trung cho việc phát triển năng lực giảng dạy bộ môn...
Ở một số đơn vị trường học có giáo viên chuyên môn tốt, say nghề, nhưng chưa được sự quan tâm, tạo điều kiện về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất của ban giám hiệu do tâm lí coi môn Âm nhạc là môn phụ. Bởi vậy, giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc không được phát huy khả năng...
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Âm nhạc
Từ thực tiễn dạy học Âm nhạc nói chung, về đội ngũ giáo viên Âm nhạc nói riêng, bà Vũ Mai Lan cho rằng, thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch rà soát, kiểm tra về cơ sở vật chất và việc dạy học môn Âm nhạc ở THCS trong toàn quốc.
Qua đó, Bộ GD&ĐT nắm được cơ sở vật chất ở từng địa phương, việc thừa hay thiếu giáo viên, chất lượng dạy và học của bộ môn để có giải pháp như tăng cường đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn những nội dung cần thiết để xây dựng và phát triển một đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS đầy đủ và có chất lượng.
Riêng nội dung tập huấn, song hành cùng tổ chức các đợt tập huấn trực tiếp cho giáo viên, Bộ GD&ĐT cần xây dựng hệ thống học tập trực tuyến, trong đó tích hợp hướng dẫn thực hiện chương trình, thiết kế minh họa các nội dung cụ thể bằng âm thanh, hình ảnh video minh họa, việc tổ chức dạy học, định hướng về phương pháp giảng dạy. Các video minh họa đảm bảo về chất lượng - gần như nội dung mẫu để giáo viên lấy đó là điểm chuẩn, từ đó phát triển, sáng tạo vận dụng phù hợp với địa phương.
Hải Bình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates