SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Dàn nhạc giao hưởng cho người Việt trên đất Mỹ



WESTMINSTER (NV) – Tối Thứ Bảy, 4 tháng 8, khán phòng 400 chỗ ngồi của nhà hát Rose Center Theater gần như được lấp đầy bởi những khán thính giả đến thưởng thức chương trình Summer Concert - california.

Từ Úc Châu bay sang để có mặt trong hàng ghế khán giả của đêm hòa nhạc này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm, tác giả ca khúc nổi tiếng “Tháng Sáu Trời Mưa,” không hề che giấu sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ khi nói cảm nghĩ của mình với phóng viên Người Việt về chương trình Summer Concert 2012 này, “Vượt quá sức tưởng tượng! Hay quá! Không ngờ nơi đây lại có thể có được một dàn nhạc như thế của người Việt. Hay quá! Ðông quá!” Với sự có mặt của hơn 70 nhạc công thuộc Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt-Mỹ và Dàn Nhạc Thính Phòng Thiếu Niên Việt-Mỹ, cùng với nhiều loại nhạc cụ, từ violin, viola, cello, string bass, sáo flute, sáo piccolo, kèn oboe, kèn clarinet, kèn bassoon, kèn horn, kèn trumpet, kèn trombone, kèn tuba, trống timpani, bộ gõ percussion, và đàn piano, chương trình Nhạc Phim Mùa Hè 2012, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng và trợ lý nhạc trưởng Tina Huỳnh, cNhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng (giữa) và dàn nhạc giao hưởng ùng các giọng ca Phạm Hà, Ngọc Hà, Bích Vân, Tim Nelson và Ryan Salazar, thực sự chinh phục những ai yêu thích dòng nhạc giao hưởng thính phòng này.

Nhân dịp này, phóng viên Người Việt có cuộc chuyện trò cùng nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng, người nhạc trưởng làm nên linh hồn của buổi hòa nhạc, để tìm hiểu thêm về Hội Hiếu Nhạc Việt-Mỹ, một tổ chức vô vụ lợi, đang từng bước góp phần đưa âm nhạc Việt Nam và các nhạc sĩ gốc Việt bước vào sinh hoạt nghệ thuật giao hưởng dòng chính.

Ngọc Lan (Người Việt-NV): Xin nhạc sĩ vui lòng cho biết cơ duyên nào đưa đến việc ra đời của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ?Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Tôi sang Mỹ năm 1991, sau 3-4 năm dạy nhạc, tôi nhận ra rằng các em học sinh đàn rất là giỏi nhưng lại không có chỗ để các em có thể trình diễn trong dàn nhạc. Thêm vào đó, bản thân tôi chơi trong các dàn nhạc của Mỹ rất nhiều, từ năm 91 đến năm 95, nhưng đồng thời tôi cũng nhận ra là tại sao trong cộng đồng mình không có dàn nhạc nào hết. Thành ra chúng tôi, một số anh em tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài Gòn và Hoa Kỳ bàn nhau lập dàn nhạc nhằm phát huy và duy trì nghệ thuật âm nhạc, đặc biệt là nhạc hòa tấu và thính phòng.

Cuối năm 94 đầu 95 dàn nhạc ra đời. Buổi trình diễn đầu tiên của chúng tôi chỉ có 17 học sinh thôi. Trong số 17 em đánh trong dàn nhạc đó, có em Tina Huỳnh vẫn tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc ở trường Ðại Học Long Beach. Nay em đã ra trường và được mời về làm “assistant conductor” cho dàn nhạc của tôi.

NV: Làm sao để duy trì dàn nhạc thính phòng qua chừng ấy năm để nó có thể phát triển ngày một lớn hơn, thu hút người xem đông hơn?

Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Mục đích đầu tiên của chúng tôi là làm sao cho cộng đồng người Việt nơi đây có được một dàn nhạc. Thứ hai dàn nhạc này là để giúp cho các em, nuôi nấng các em từ nhỏ cho đến khi các em lớn lên thành tài, có cơ hội tìm hiểu thêm về nhạc quốc tế, về môi trường âm nhạc Việt Nam, với thể loại nhạc giao hưởng và thính phòng nhằm tạo nên một sắc thái, một tiền đề để các em có cơ hội bước vào các dàn nhạc của dòng chính nơi đây.


NV: Làm sao để duy trì dàn nhạc thính phòng qua chừng ấy năm để nó có thể phát triển ngày một lớn hơn, thu hút người xem đông hơn?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Mục đích đầu tiên của chúng tôi là làm sao cho cộng đồng người Việt nơi đây có được một dàn nhạc. Thứ hai dàn nhạc này là để giúp cho các em, nuôi nấng các em từ nhỏ cho đến khi các em lớn lên thành tài, có cơ hội tìm hiểu thêm về nhạc quốc tế, về môi trường âm nhạc Việt Nam, với thể loại nhạc giao hưởng và thính phòng nhằm tạo nên một sắc thái, một tiền đề để các em có cơ hội bước vào các dàn nhạc của dòng chính nơi đây.







Dàn Nhạc Thính Phòng Thiếu Niên Việt-Mỹ trong chương trình Summer Concert 2012 tại Rose Center Theater. (Hình: Kỳ Phát)




Làm sao để có thể duy trì? Từ lúc thành lập với 17 em, chúng tôi làm “volunteer,” mọi người không ai nhận tiền bạc gì từ hội nhạc này. Tất cả cùng chung sức, có khi bỏ tiền túi vô thêm chứ không có chuyện lấy tiền ra. Cho đến bây giờ mọi người ở đây vẫn làm thiện nguyện, đó là lợi thế để chúng tôi có thể duy trì dàn nhạc cho đến ngày hôm nay.




Mỗi chương trình chúng tôi đều cố gắng để làm sao có được đông khán giả ủng hộ, cùng những người bảo trợ, thì khi đó chúng tôi mới có đủ tiền chi phí. Ðôi khi cũng có những buổi hòa nhạc chúng tôi bị lỗ, nhưng bù qua sớt lại, hằng năm có những chương trình chúng tôi thiếu tiền thì những anh em trong ban điều hành tự nguyện đóng góp thêm vô. Những em trong dàn nhạc cũng đóng góp để chúng tôi có thể duy trì được dàn nhạc. Ðó là lý do làm sao để dàn nhạc có thể hoạt động đều từ năm 1995, và chúng tôi có một cơ ngơi tốt để cho các em hằng tuần đến tập dợt.




NV: Tiêu chuẩn nào để các em có thể tham gia vào dàn nhạc này?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Các em tham gia vào Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ đều là những em đã biết đánh đàn. Chúng tôi chọn các em có trình độ về âm nhạc, khả năng chơi nhạc, và có thể ngồi với nhau, hòa nhạc với nhau. Nghĩa là các em được chọn vào chơi trong dàn nhạc này đều là những em có trình độ chơi nhạc, kỹ thuật chơi nhạc, nếu các em không biết chơi nhạc thì dĩ nhiên là không được nhận vào.




Bởi vì trình độ chơi nhạc đòi hỏi mỗi lúc một cao hơn nên nếu các em không tự học riêng thì không thể nào theo được. Cũng chính do các em có thời gian theo đuổi như vậy từ năm 7 tuổi nên theo năm tháng các em có thêm kinh nghiệm, đến năm 17 tuổi, các em đã có 10 năm kinh nghiệm biểu diễn già dặn. Và như thế, khi các em vào đại học, tham gia vào dàn nhạc của trường đại học nào, họ cũng đều sẵn sàng nhận các em. Chưa kể các em được ngồi ở những vị trí quan trọng của dàn nhạc, dù các em không theo ngành nhạc. Ðó cũng chính là điều làm chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi đào tạo được các em như thế.




NV: Số lượng nhạc sinh hiện có trong Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ là bao nhiêu và lịch biểu diễn của các em như thế nào?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Hiện nay có khoảng 100 nhạc sinh sinh hoạt trong Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, trong đó có hai dàn nhạc người lớn, và một dàn nhạc thiếu nhi. Nhạc sinh nhỏ nhất là 6 tuổi. Dĩ nhiên em đó đã có trình độ nhìn vào bản nhạc đánh được và khả năng ngồi chơi lâu trong dàn nhạc, biết nghe nhau, theo nhau trong cùng một dàn nhạc.




Ngay từ ngày đầu thành lập, mỗi năm chúng tôi đều có 3 chương trình biểu diễn cho các em, vào dịp Hè, Xuân, và Ðông. Riêng chương trình Mùa Thu thì được tổ chức với qui mô nhỏ hơn để các em trình tấu riêng biệt, thiên về “solo,” “recital” nhiều hơn. Thời gian đầu không có tài chánh đầy đủ, nên chúng tôi tổ chức trong nhà thờ Tin Lành, chỉ phải trả một số tiền donation rất nhỏ. Cứ duy trì liên tục như vậy, cho đến khi dàn nhạc ngày một lớn, nhà thờ không còn đủ chỗ cho dàn nhạc ngồi nữa thì may mắn là hội trường Rose Center Theater thành lập năm 2006, và chúng tôi là những người trình diễn đầu tiên cho ngày thành lập nhà hát này.




Từ đó, cứ mỗi năm đến Mùa Hè thì chúng tôi thực hiện chương trình biểu diễn nhạc phim tại đây. Mùa Xuân thì làm nhạc Việt Nam, nhạc cổ điển. Riêng Mùa Thu thì làm “chamber concert,” tức nhạc cổ điển thính phòng, chỉ giới hạn trong một số rất ít người biểu diễn lẫn người nghe.




NV: Qua nhiều năm tổ chức những chương trình nhạc thính phòng như vậy, nhạc sĩ có cảm nhận như thế nào về sự yêu thích nhạc giao hưởng thính phòng của cộng đồng người Việt tại đây? Có gì thay đổi hay khác đi trong việc cảm thụ?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Thứ nhất tôi cảm thấy rất vui khi đến rạp Rose Center thấy có rất đông khán giả Việt đến ủng hộ, và người yêu thích âm nhạc với dàn nhạc giao hưởng mà chúng tôi thực hiện ngày một nhiều hơn. Ðiểm quan trọng nhất là các nhạc sinh và nhạc sĩ của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ đàn càng ngày càng giỏi hơn. Tôi mong một ngày nào đó, dàn nhạc này sẽ đi vào được “main stream” của người Mỹ nơi đây. Ðó là ước vọng mà tôi nghĩ mình sẽ làm được, vì các nhạc sinh và nhạc sĩ ngày càng nhiều kinh nghiệm và ngày càng chơi với nhau, gắn bó với nhau hơn, giỏi hơn.




NV: Những buổi hòa nhạc thính phòng có đòi hỏi trình độ người nghe không?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Tùy theo âm nhạc. Có những chương trình âm nhạc cổ điển đòi hỏi người nghe phải hiểu được nhạc classic nhiều, phải hiểu về bài đó. Ví dụ như một bản nhạc của Beethoven bị ảnh hưởng bởi lịch sử thời kỳ đó như thế nào, có những biến cố gì xảy ra thì người nhạc sĩ mới viết nên như vậy. Khi chúng tôi học nhạc, chúng tôi phải hiểu lịch sử thế giới thời điểm đó. Rồi âm sắc của âm nhạc vào thời điểm đó như thế nào. Nên người hiểu được những điều đó sẽ nghe ra thích hơn. Còn phần đông thì phải có người dẫn giải, hay chúng tôi có ghi trong “program note” để người nghe có thể hiểu phần nào thì họ mới có thể cảm nhận được. Lúc trước tôi có một số khán giả không thích nhạc cổ điển, nhưng họ nghe từ từ, và càng nghe càng thấm, càng nghe càng thích.




Còn âm nhạc phim thì ai cũng thích hết, bởi nó dễ hiểu lắm, vì nó đi gần với thực tế hình ảnh của phim, của đời sống nên người ta cảm dễ dàng.




NV: Là nhạc trưởng trong các chương trình nhạc giao hưởng của Hội Hiếu Nhạc Việt-Mỹ, nhạc sĩ cho biết vai trò người nhạc trưởng có sức ảnh hưởng như thế nào đến dàn nhạc?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Nhiều người tưởng người nhạc trưởng chỉ lên để múa thôi, không có đâu!




Bởi cũng một bài nhạc mà mỗi người nhạc trưởng có một cách đánh khác nhau. Nếu mình là người chơi violin thì mình chỉ diễn tả, bộc lộ hết tâm hồn mình vào trong cây đàn violin đó thôi. Trong khi với người nhạc trưởng thì cây đàn của họ là tất cả những người nhạc công.




Nhạc trưởng điều khiển tất cả nhạc công đi theo tình cảm của họ, thành ra người nhạc trưởng phải làm sao điều khiển nhạc cụ đàn lên nghe thật hài lòng. Thế nên thời gian tập rất chi là nhiều. Ví như đoạn đó mình muốn anh thổi kèn oboe thổi đi đâu thì mình phải nói làm sao để người nhạc công thổi cho ra như vậy. Người nhạc công khi đàn mắt cứ nhìn vào người nhạc trưởng là vậy.




Kinh nghiệm tôi ngồi đàn với bao nhiêu nhạc trưởng không ai giống ai hết, mỗi người có một sắc thái khác nhau. Mỗi người nhạc trưởng có một cảm giác khác nhau, họ sắp xếp các nhạc cụ theo những vị trí khác nhau để âm hưởng phát ra khác nhau như thế nào. Tức là người nhạc trưởng không chỉ là người bước ra để đánh nhịp cho cả dàn nhạc đi đúng mà người nhạc trưởng còn giúp cho nhạc công thể hiện được tâm tư, tạo ra được âm sắc, sắc thái mà họ muốn. Bàn tay người nhạc trưởng không chỉ là giữ nhịp mà còn để cho người nhạc công biết tôi muốn gì nữa.




NV: Việc đeo đuổi để có thể trình diễn trong một dàn nhạc giao hưởng hay để hát trong một dàn nhạc thính phòng rất khó nhưng để sống còn với nó, để kiếm sống với nó thì khó hơn là đi theo dòng nhạc pop?




Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Ðiều này không phải với riêng người Việt Nam không thôi, mà ngay cả với người Mỹ họ cũng gặp khó khăn.




Bởi xã hội cứ thay đổi mỗi ngày mỗi khác, không còn thơ mộng, không còn thảnh thơi như ngày xưa. Ngay cả người đi nghe nhạc giao hưởng ngày xưa họ mặc áo quần cũng khác. Còn bây giờ người ta muốn cái gì cũng thoải mái hơn. Cho nên cũng rất mừng khi dàn nhạc này vẫn tồn tại 17 năm nay, trong khi dàn nhạc chuyên nghiệp của Mỹ ở San Diego phải đóng do không còn kinh phí.




Nhiều dàn nhạc giao hưởng phải thực hiện thêm những chương trình nhạc pop để kiếm tiền nuôi chương trình classic.




Kế hoạch sắp tới của hội là sẽ thực hiện chương trình trong những rạp lớn hơn, do số khán giả ngày càng đông hơn. Mục đích của chúng tôi vẫn vì nghệ thuật là chính, chỉ mong là số thu vô vừa đủ huề thôi là vui rồi, nhằm quảng bá cho mọi người biết âm nhạc Việt Nam đi vào nhạc giao hưởng như thế nào, để cộng đồng người Việt ở đây ngày càng hiểu hơn. Và cũng là để tự hào khi mình có một dàn nhạc giao hưởng ở đây, bởi đó là tiếng nói của mình.











Dàn Nhạc Thính Phòng Thiếu Niên Việt-Mỹ trong chương trình Summer Concert 2012 tại Rose Center Theater. (Hình: Kỳ Phát)





Làm sao để có thể duy trì? Từ lúc thành lập với 17 em, chúng tôi làm “volunteer,” mọi người không ai nhận tiền bạc gì từ hội nhạc này. Tất cả cùng chung sức, có khi bỏ tiền túi vô thêm chứ không có chuyện lấy tiền ra. Cho đến bây giờ mọi người ở đây vẫn làm thiện nguyện, đó là lợi thế để chúng tôi có thể duy trì dàn nhạc cho đến ngày hôm nay.





Mỗi chương trình chúng tôi đều cố gắng để làm sao có được đông khán giả ủng hộ, cùng những người bảo trợ, thì khi đó chúng tôi mới có đủ tiền chi phí. Ðôi khi cũng có những buổi hòa nhạc chúng tôi bị lỗ, nhưng bù qua sớt lại, hằng năm có những chương trình chúng tôi thiếu tiền thì những anh em trong ban điều hành tự nguyện đóng góp thêm vô. Những em trong dàn nhạc cũng đóng góp để chúng tôi có thể duy trì được dàn nhạc. Ðó là lý do làm sao để dàn nhạc có thể hoạt động đều từ năm 1995, và chúng tôi có một cơ ngơi tốt để cho các em hằng tuần đến tập dợt.





NV: Tiêu chuẩn nào để các em có thể tham gia vào dàn nhạc này?





Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Các em tham gia vào Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ đều là những em đã biết đánh đàn. Chúng tôi chọn các em có trình độ về âm nhạc, khả năng chơi nhạc, và có thể ngồi với nhau, hòa nhạc với nhau. Nghĩa là các em được chọn vào chơi trong dàn nhạc này đều là những em có trình độ chơi nhạc, kỹ thuật chơi nhạc, nếu các em không biết chơi nhạc thì dĩ nhiên là không được nhận vào.





Bởi vì trình độ chơi nhạc đòi hỏi mỗi lúc một cao hơn nên nếu các em không tự học riêng thì không thể nào theo được. Cũng chính do các em có thời gian theo đuổi như vậy từ năm 7 tuổi nên theo năm tháng các em có thêm kinh nghiệm, đến năm 17 tuổi, các em đã có 10 năm kinh nghiệm biểu diễn già dặn. Và như thế, khi các em vào đại học, tham gia vào dàn nhạc của trường đại học nào, họ cũng đều sẵn sàng nhận các em. Chưa kể các em được ngồi ở những vị trí quan trọng của dàn nhạc, dù các em không theo ngành nhạc. Ðó cũng chính là điều làm chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi đào tạo được các em như thế.





NV: Số lượng nhạc sinh hiện có trong Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ là bao nhiêu và lịch biểu diễn của các em như thế nào?





Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Hiện nay có khoảng 100 nhạc sinh sinh hoạt trong Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, trong đó có hai dàn nhạc người lớn, và một dàn nhạc thiếu nhi. Nhạc sinh nhỏ nhất là 6 tuổi. Dĩ nhiên em đó đã có trình độ nhìn vào bản nhạc đánh được và khả năng ngồi chơi lâu trong dàn nhạc, biết nghe nhau, theo nhau trong cùng một dàn nhạc.





Ngay từ ngày đầu thành lập, mỗi năm chúng tôi đều có 3 chương trình biểu diễn cho các em, vào dịp Hè, Xuân, và Ðông. Riêng chương trình Mùa Thu thì được tổ chức với qui mô nhỏ hơn để các em trình tấu riêng biệt, thiên về “solo,” “recital” nhiều hơn. Thời gian đầu không có tài chánh đầy đủ, nên chúng tôi tổ chức trong nhà thờ Tin Lành, chỉ phải trả một số tiền donation rất nhỏ. Cứ duy trì liên tục như vậy, cho đến khi dàn nhạc ngày một lớn, nhà thờ không còn đủ chỗ cho dàn nhạc ngồi nữa thì may mắn là hội trường Rose Center Theater thành lập năm 2006, và chúng tôi là những người trình diễn đầu tiên cho ngày thành lập nhà hát này.





Từ đó, cứ mỗi năm đến Mùa Hè thì chúng tôi thực hiện chương trình biểu diễn nhạc phim tại đây. Mùa Xuân thì làm nhạc Việt Nam, nhạc cổ điển. Riêng Mùa Thu thì làm “chamber concert,” tức nhạc cổ điển thính phòng, chỉ giới hạn trong một số rất ít người biểu diễn lẫn người nghe.





NV: Qua nhiều năm tổ chức những chương trình nhạc thính phòng như vậy, nhạc sĩ có cảm nhận như thế nào về sự yêu thích nhạc giao hưởng thính phòng của cộng đồng người Việt tại đây? Có gì thay đổi hay khác đi trong việc cảm thụ?





Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Thứ nhất tôi cảm thấy rất vui khi đến rạp Rose Center thấy có rất đông khán giả Việt đến ủng hộ, và người yêu thích âm nhạc với dàn nhạc giao hưởng mà chúng tôi thực hiện ngày một nhiều hơn. Ðiểm quan trọng nhất là các nhạc sinh và nhạc sĩ của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ đàn càng ngày càng giỏi hơn. Tôi mong một ngày nào đó, dàn nhạc này sẽ đi vào được “main stream” của người Mỹ nơi đây. Ðó là ước vọng mà tôi nghĩ mình sẽ làm được, vì các nhạc sinh và nhạc sĩ ngày càng nhiều kinh nghiệm và ngày càng chơi với nhau, gắn bó với nhau hơn, giỏi hơn.





NV: Những buổi hòa nhạc thính phòng có đòi hỏi trình độ người nghe không?





Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Tùy theo âm nhạc. Có những chương trình âm nhạc cổ điển đòi hỏi người nghe phải hiểu được nhạc classic nhiều, phải hiểu về bài đó. Ví dụ như một bản nhạc của Beethoven bị ảnh hưởng bởi lịch sử thời kỳ đó như thế nào, có những biến cố gì xảy ra thì người nhạc sĩ mới viết nên như vậy. Khi chúng tôi học nhạc, chúng tôi phải hiểu lịch sử thế giới thời điểm đó. Rồi âm sắc của âm nhạc vào thời điểm đó như thế nào. Nên người hiểu được những điều đó sẽ nghe ra thích hơn. Còn phần đông thì phải có người dẫn giải, hay chúng tôi có ghi trong “program note” để người nghe có thể hiểu phần nào thì họ mới có thể cảm nhận được. Lúc trước tôi có một số khán giả không thích nhạc cổ điển, nhưng họ nghe từ từ, và càng nghe càng thấm, càng nghe càng thích.





Còn âm nhạc phim thì ai cũng thích hết, bởi nó dễ hiểu lắm, vì nó đi gần với thực tế hình ảnh của phim, của đời sống nên người ta cảm dễ dàng.





NV: Là nhạc trưởng trong các chương trình nhạc giao hưởng của Hội Hiếu Nhạc Việt-Mỹ, nhạc sĩ cho biết vai trò người nhạc trưởng có sức ảnh hưởng như thế nào đến dàn nhạc?





Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Nhiều người tưởng người nhạc trưởng chỉ lên để múa thôi, không có đâu!





Bởi cũng một bài nhạc mà mỗi người nhạc trưởng có một cách đánh khác nhau. Nếu mình là người chơi violin thì mình chỉ diễn tả, bộc lộ hết tâm hồn mình vào trong cây đàn violin đó thôi. Trong khi với người nhạc trưởng thì cây đàn của họ là tất cả những người nhạc công.





Nhạc trưởng điều khiển tất cả nhạc công đi theo tình cảm của họ, thành ra người nhạc trưởng phải làm sao điều khiển nhạc cụ đàn lên nghe thật hài lòng. Thế nên thời gian tập rất chi là nhiều. Ví như đoạn đó mình muốn anh thổi kèn oboe thổi đi đâu thì mình phải nói làm sao để người nhạc công thổi cho ra như vậy. Người nhạc công khi đàn mắt cứ nhìn vào người nhạc trưởng là vậy.





Kinh nghiệm tôi ngồi đàn với bao nhiêu nhạc trưởng không ai giống ai hết, mỗi người có một sắc thái khác nhau. Mỗi người nhạc trưởng có một cảm giác khác nhau, họ sắp xếp các nhạc cụ theo những vị trí khác nhau để âm hưởng phát ra khác nhau như thế nào. Tức là người nhạc trưởng không chỉ là người bước ra để đánh nhịp cho cả dàn nhạc đi đúng mà người nhạc trưởng còn giúp cho nhạc công thể hiện được tâm tư, tạo ra được âm sắc, sắc thái mà họ muốn. Bàn tay người nhạc trưởng không chỉ là giữ nhịp mà còn để cho người nhạc công biết tôi muốn gì nữa.





NV: Việc đeo đuổi để có thể trình diễn trong một dàn nhạc giao hưởng hay để hát trong một dàn nhạc thính phòng rất khó nhưng để sống còn với nó, để kiếm sống với nó thì khó hơn là đi theo dòng nhạc pop?





Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng: Ðiều này không phải với riêng người Việt Nam không thôi, mà ngay cả với người Mỹ họ cũng gặp khó khăn.





Bởi xã hội cứ thay đổi mỗi ngày mỗi khác, không còn thơ mộng, không còn thảnh thơi như ngày xưa. Ngay cả người đi nghe nhạc giao hưởng ngày xưa họ mặc áo quần cũng khác. Còn bây giờ người ta muốn cái gì cũng thoải mái hơn. Cho nên cũng rất mừng khi dàn nhạc này vẫn tồn tại 17 năm nay, trong khi dàn nhạc chuyên nghiệp của Mỹ ở San Diego phải đóng do không còn kinh phí.





Nhiều dàn nhạc giao hưởng phải thực hiện thêm những chương trình nhạc pop để kiếm tiền nuôi chương trình classic.





Kế hoạch sắp tới của hội là sẽ thực hiện chương trình trong những rạp lớn hơn, do số khán giả ngày càng đông hơn. Mục đích của chúng tôi vẫn vì nghệ thuật là chính, chỉ mong là số thu vô vừa đủ huề thôi là vui rồi, nhằm quảng bá cho mọi người biết âm nhạc Việt Nam đi vào nhạc giao hưởng như thế nào, để cộng đồng người Việt ở đây ngày càng hiểu hơn. Và cũng là để tự hào khi mình có một dàn nhạc giao hưởng ở đây, bởi đó là tiếng nói của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates