SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Các trường dạy âm nhạc cho trẻ em của các công ty sản xuất nhạc cụ



Đa số các công ty sản xuất nhạc cụ của Nhật bản đều xây dựng hệ thống các trường âm nhạc để hỗ trợ cho việc kinh doanh nhạc cụ của mình. Hai hệ thống trường nhạc của Yamaha và Suzuki phát triển sớm hơn và hiện đã có nhiều chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, các trường âm nhạc Yamaha hay Suzuki chỉ có quy mô nhỏ - như các trung tâm âm nhạc ở Việt Nam. Chương trình dạy của Yamaha chủ yếu là dạy nhạc cụ ở trình độ cơ bản và chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội. Trường Yamaha chỉ nổi tiếng ở những lớp organ cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với âm nhạc có phụ huynh tham gia ngồi bên cạnh. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi tiểu học trở lên Yamaha chủ trương chuyển các em sang học sử dụng đàn electone. Nếu có nhu cầu học các loại nhạc cụ khác từ thị trường thì Yamaha cũng chỉ mở các khoá học ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu giải trí và không chủ trương đào tạo người sử dụng nhạc cụ mang tính chuyên nghiệp như các nhạc viện, học viện âm nhạc. Hệ thống trường Suzuki thì chú trọng giáo dục âm nhạc hơn, họ đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục âm nhạc và về phương pháp học nhạc cụ violon, piano nổi tiếng thế giới, họ đã hình thành trường phái giáo dục âm nhạc Suzuki rất nổi tiếng và đã ứng dụng để đào tạo học sinh rất thành công, đặc biệt là học violon. Trường âm nhạc Kawai chỉ mới xây dựng giáo trình mấy năm gần đây và hiện cũng chưa tạo được tên tuổi trong giáo dục âm nhạc. Công ty Casio, Roland thì không có chủ trương lập trường âm nhạc. Nhìn chung, các trường nhạc của các công ty nhạc cụ chỉ cốt tạo nguồn khách hàng mua nhạc cụ của họ chứ không có các chương trình đào tạo tài năng nghệ thuật. Nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy: Hiện nay nhạc cụ keyboard, piano của hai hãng đàn Yamaha và Casio được sử dụng rộng rãi cho mọi nhu cầu, mọi lứa tuổi và đã thực sự “ tràn ngập” tại Việt Nam nhưng ... chúng ta vẫn chưa tìm thấy được các giáo trình keyboard, piano của Yamaha, Casio thật nghiêm túc. Giáo trình học đàn organ điện tử tại Việt Nam thực ra là do các nhạc sĩ người Việt sáng tác. Ban đầu giáo trình này dựa trên các bài nhạc mẫu ( Song list) trong quyển hướng dẫn sử dụng đàn của Yamaha, Casio và sau đó bổ xung thêm các bài nhạc khác và các bài etude, gamme của piano. Trên thế giới không có giáo trình học organ như Việt Nam vì người ta chỉ xem cách đàn organ điện tử kiểu “One man band” chỉ dành để giải trí kiểu karaoke - Khai mua đàn, người sử dụng chỉ cần xem trong sách hướng dẫn sử dụng kèm theo đàn (prochure) có các bài nhạc mẫu ( song list) và có bảng hướng dẫn thế bấm hợp âm để điều khiển phần đệm ( Single Chordana, fingered chord) như vậy là đủ. Cho đến nay, chỉ ở Việt Nam có các giáo trình dạy sử dụng đàn organ kiểu “One man band”.

1-Trường âm nhạc Yamaha


2-Trường âm nhạc Kawai.


3-Trường âm nhạc Suzuki 





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates