VÌ SAO ÂM NHẠC KHÔNG THỂ THIẾU TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TRƯỜNG MẦM NON
Với trẻ nhỏ, âm nhạc là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sống cũng như lớp học. Bởi ngay từ khi mới lọt lòng, các bạn nhỏ đã đều yêu thích những nhạc điệu, những lời hát ru của bà của mẹ. Lớn lên, các con lại muốn ngân nga, hòa mình vào những bài hát nhí nhảnh hồn nhiên, với những điệu múa mềm mại, với những trò chơi âm nhạc độc đáo, thú vị… Các hoạt động âm nhac đó sẽ giúp tâm hồn thơ ấu, trong sáng của các con phát triển một cách toàn diện, nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc trong mỗi đứa
Những lợi ích khi cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ sớm
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, nhịp điệu để diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người. Với trẻ em, âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tinh thần, như nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống. Trẻ cảm nhận sự kì diệu của âm thanh âm nhạc như cảm nhận sự ngọt ngào, âu yếm của người mẹ, người bà. Thông qua âm nhạc, trẻ tiếp cận và tiếp nhận các bài học dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Âm nhạc cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ và bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ …
Âm nhạc góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể chất cho trẻ, tạo cơ sở cho sự hình thành nhân cách. Những giai điệu trầm bổng, sự phong phú của các âm hình tiết tấu, sự đa dạng của các thể loại âm nhạc…đã đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú. Thông qua các hoạt động đơn giản, gần gũi như ca hát, vận động nhảy múa hay các trò chơi âm nhạc, những giờ học âm nhạc tại trường mầm non sẽ giúp phát hiện, nuôi dưỡng và bồi đắp niềm đam mê nghệ thuật của các em…
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, giáo dục âm nhạc không chỉ đem lại sự phát triển nhân cách và những kỹ năng xã hội, mà còn giúp trẻ phát triển những năng lực trong nhiều lĩnh vực khác như: Toán, khoa học, khả năng ngôn ngữ… Có thể nói, giáo dục âm nhạc giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn và trở thành những nhân cách tốt hơn.
Một số chương trình âm nhạc tiêu biểu tại các trường mầm non
Hiện nay, giáo dục âm nhạc ở các trường mầm non thường được tiến hành theo 4 dạng hoạt động: hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Mỗi hoạt động lại mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm khác nhau.
Trong số 4 hoạt động kể trên, dạy hát là một trong những nội dung trọng tâm của hoạt động giáo dục âm nhạc được trẻ yêu thích, có sự tác động mạnh mẽ đến khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Các bài hát với giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, sôi nổi dễ dàng đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp hấp dẫn, đầy màu sắc với hình ảnh của những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu được nhân cách hóa một cách khéo léo đã kích thích sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ cảm nhận và biết yêu quý cái đẹp.
Qua 4 dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non thì vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc được trẻ rất thích thú, tạo được sự hào hứng và sự tham gia rất nhiệt tình của trẻ. Ở hoạt động này, trẻ sẽ không phải ngồi một chỗ lâu và được vận động, được thả sức bộc lộ cảm xúc của mình bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng.
Khác với các trường mầm non, Sakura Montessori lại áp dụng chương trình Âm nhạc Echo Music, qua đó đánh thức năng lực cảm thụ âm nhạc, đồng thời nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật trong mỗi bạn nhỏ trên toàn hệ thống.
Theo đó, các giờ học âm nhạc tại Sakura Montessori rất đa dạng về nội dung, chủ đề. Các con không chỉ được học về âm nhạc mà còn được trau dồi thêm những kĩ năng, kiến thức trong cuộc sống đời thường.
Âm nhạc Echo Music hướng đến tính mở. Ở đó, các con không phải lựa chọn thích hay không thích âm nhạc, chúng ta cũng không đánh giá các con nhảy đẹp không, hát hay không, sự hiện diện và tham gia của trẻ trong việc tạo ra âm nhạc quan trọng hơn những điều đó rất nhiều. . Bởi chính bản thân các con cũng là một “chất liệu âm nhạc” đặc biệt, có thể tạo nên âm nhạc thông qua “bộ gõ cơ thể”.”
Tại các lớp học Echo Music, SMISer có thể cùng thầy cô, bạn bè tự tạo nên nhịp điệu hoặc mô phỏng lại điệu nhạc một cách sinh động bằng những tiếng vỗ tay, đập tay, đập cốc xuống mặt bàn, truyền cốc, kết hợp giọng hát tự nhiên và nhịp gõ đến từ các dụng cụ trong cuộc sống thường ngày như chai nước, bút viết,…
Và khi ghé thăm lớp học Echo Music, sẽ không có gì lạ lẫm khi ba mẹ thấy con và cô giáo ngồi thành vòng tròn, đập tay theo tiết tấu hoặc truyền tay nhau những chiếc cốc,… để tạo thành một vòng giai điệu sinh động.
Chính những “chất liệu âm nhạc” đặc biệt từ “bộ gõ cơ thể” và các “nhạc cụ bất đắc dĩ” từ đời sống chân thực đã mang đến cho các tiết học nhạc một hơi thở mới, thú vị và độc đáo hơn. Mỗi ngày đến lớp, các con sẽ cùng tận hưởng âm nhạc, sống trong âm nhạc và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc từ những điều đơn giản nhất, tự nhiên nhất.
Như vậy, dựa trên nền tảng cảm thụ âm nhạc và khả năng thể hiện, âm nhạc Echo Music giúp trẻ phát triển về âm nhạc thị giác. Trẻ hình thành khả năng cảm nhận âm nhạc bằng thị giác qua những hoạt động được thiết kế riêng trong Echo Music, từ đó hình thành kỹ năng có thể đọc bản nhạc và thực hiện các hoạt động theo bản nhạc như xướng âm và sử dụng piano ở mức cơ bản.
Có thể thấy, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhân cách, hình thành tính cách, từ đó giúp phát hiện và nuôi dưỡng niềm đam mê âm nhạc, nghệ thuật trong mỗi đứa trẻ. Đặc biệt, những giai điệu vui nhộn, những hình ảnh gần gũi, dễ hiểu trong mỗi bài hát sẽ góp phần giúp các bạn nhỏ phát triển toàn diện trong 6 năm đầu đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét