Thiếu giáo viên kéo dài: TP.HCM tìm giải pháp
- bichthanhbtn@gmail.com
19/06/2023 08:27 GMT+7
TP.HCM bắt đầu bước vào cao điểm tuyển giáo viên cho năm học mới. Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện đưa ra nhiều đề xuất để thu hút giáo viên.
Cần hàng ngàn giáo viên
Thời điểm này các quận, huyện của TP.HCM đang triển khai kế hoạch tuyển dụng giáo viên (GV) tất cả bậc học cho năm học mới 2023 - 2024. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình, cho biết quy trình tuyển dụng GV thường kéo dài trong khoảng 2 tháng bao gồm các vòng như kiểm tra, sát hạch hồ sơ, thi vấn đáp, thực hành bài giảng…
Vì vậy, theo ông Huy, phải tính toán để điểm rơi kết thúc việc tuyển dụng trước mắt có thể là đợt 1 vào đầu tháng 8, các trường thuận lợi trong việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho năm học mới. Nếu chưa tuyển đủ vẫn còn nhu cầu thì sẽ tổ chức tiếp đợt 2 ngay sau đó để không bị ảnh hưởng nhiều khi khai giảng.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, năm học 2023 - 2024, TP.HCM có nhu cầu tuyển khoảng 4.000 GV, nhân viên cho các trường công lập từ mầm non đến THPT. Mỗi quận, huyện tính trung bình cần tuyển từ 200 đến hơn 500 GV, nhân viên trong các trường học.
Trong đó, H.Hóc Môn là một trong những địa phương cần tuyển viên chức ngành giáo dục nhiều nhất. Cụ thể huyện này cần tuyển 543 viên chức bao gồm 484 GV và 59 nhân viên. Bậc THCS có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với 252 nhân sự (221 GV, 31 nhân viên).
Giáo viên cần bổ sung cho năm học mới đa phần là mỹ thuật, âm nhạc, tin học, tiếng Anh
Q.Tân Phú cũng có nhu cầu tuyển gần 200 GV, trong đó bậc THCS cần 95 GV, tiểu học cần 71 GV, còn bậc mầm non cần 10 GV...
Còn tại trung tâm TP.HCM, năm học mới, kế hoạch của Phòng GD-ĐT Q.1 cũng cần tuyển gần 300 GV, trong đó, bậc mầm non cần 86 người (77 GV, 9 nhân viên), tiểu học cần 125 người, THCS cần 57 người.
Nơi nào cũng thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hóc Môn, thông tin số GV cần bổ sung cho năm học mới đa phần là mỹ thuật, âm nhạc, tin học, tiếng Anh, GV nhiều môn ở bậc tiểu học. Đây cũng là những môn học mà nhiều năm nay rơi vào tình trạng khó tuyển nhân sự dù chỉ tiêu hằng năm rất lớn.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, cho hay thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, quận này gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng GV. Hiện nay, Q.Bình Tân thiếu 26 GV âm nhạc và 30 GV mỹ thuật.
Không tuyển được GV, các trường phải thực hiện hợp đồng thỉnh giảng để đảm bảo hoạt động giáo dục. Trước thực trạng này, ông Tuyên từng cho biết: "Qua trò chuyện với các GV hợp đồng vì sao không tham gia tuyển dụng, đa phần đều cho rằng thu nhập thấp, hơn nữa nhiều việc như "con mọn" nên họ không chuyên tâm. Thay vì biên chế tại một trường, họ hợp đồng một vài trường kèm thêm đi hát ngoài thì cũng có mức thu nhập khá so với đồng lương GV âm nhạc. Quận nội thành đã khó, các quận vùng ven, ngoại thành càng khó hơn".
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, cũng lo lắng trước việc khó khăn khi tuyển GV cho năm học mới. Năm học trước dù tổ chức hai đợt tuyển dụng nhưng Q.6 vẫn thiếu GV, chủ yếu là môn tin học ở tiểu học; môn âm nhạc, mỹ thuật ở tiểu học và THCS.
Tương tự, một lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.1 chia sẻ như hầu hết các quận, huyện khác, quận này cũng trong tình trạng "đau đầu" vì nguồn tuyển GV mỹ thuật, âm nhạc.
Chẳng hạn Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) dù ở trung tâm của TP nhưng bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay năm học 2023 - 2024 trường vẫn cần tuyển GV âm nhạc, mỹ thuật. "Đặc biệt 5 năm nay, năm nào trường cũng thông báo tuyển GV mỹ thuật nhưng đều không có ứng viên. Vì vậy, trường luôn phải chủ động lên kế hoạch để có thể đủ GV đáp ứng nhu cầu trong năm học mới trong trường hợp tuyển dụng không được", bà Trang nói.
Thiếu GV là thực trạng kéo dài nhiều năm qua ở các trường học tại TP.HCM. Ngay từ năm học 2017 - 2018, để thu hút nguồn nhân lực cho ngành giáo dục, TP.HCM đã bỏ quy định ứng viên dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM. Thế nhưng dù quy định được nới lỏng thì việc tuyển dụng GV một số môn học vẫn còn gặp khó khăn.
Trước thực tế này, một trưởng phòng GD-ĐT tại TP.HCM đề xuất hướng mở hơn nữa trong tuyển dụng để gia tăng nguồn tuyển. Chẳng hạn TP từng có đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép ứng viên có bằng cử nhân (CĐ hoặc ĐH) chuyên ngành phù hợp các môn tin học, âm nhạc, mỹ thuật… chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chưa tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông được tham gia giảng dạy theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục. Các ứng viên này cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy.
Ngoài ra, có thể giảm tiêu chí trong điều kiện tuyển dụng GV mỹ thuật, âm nhạc ở bậc tiểu học, THCS. Cụ thể thay vì quy định hiện tại là yêu cầu trình độ cử nhân chuyên ngành thì có thể tuyển ứng viên trình độ trung cấp trở lên vì kiến thức những môn học này nằm ở mức độ sơ khởi, làm quen chứ không phải chuyên sâu, đào tạo năng khiếu.
Một lãnh đạo phụ trách bậc học của Sở GD-ĐT thông tin Sở đang trong thời gian xây dựng các nội dung chính sách hỗ trợ và thu hút GV tiểu học cùng các bộ môn đặc thù để tham mưu với TP. Hiện những nội dung này đang trong quá trình lấy ý kiến các quận, huyện, các sở ban ngành để đưa ra chính sách ưu việt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của TP.HCM. Bích Thanh
- bichthanhbtn@gmail.com
19/06/2023 08:27 GMT+7
TP.HCM bắt đầu bước vào cao điểm tuyển giáo viên cho năm học mới. Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện đưa ra nhiều đề xuất để thu hút giáo viên.
Cần hàng ngàn giáo viên
Thời điểm này các quận, huyện của TP.HCM đang triển khai kế hoạch tuyển dụng giáo viên (GV) tất cả bậc học cho năm học mới 2023 - 2024. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình, cho biết quy trình tuyển dụng GV thường kéo dài trong khoảng 2 tháng bao gồm các vòng như kiểm tra, sát hạch hồ sơ, thi vấn đáp, thực hành bài giảng…
Vì vậy, theo ông Huy, phải tính toán để điểm rơi kết thúc việc tuyển dụng trước mắt có thể là đợt 1 vào đầu tháng 8, các trường thuận lợi trong việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho năm học mới. Nếu chưa tuyển đủ vẫn còn nhu cầu thì sẽ tổ chức tiếp đợt 2 ngay sau đó để không bị ảnh hưởng nhiều khi khai giảng.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, năm học 2023 - 2024, TP.HCM có nhu cầu tuyển khoảng 4.000 GV, nhân viên cho các trường công lập từ mầm non đến THPT. Mỗi quận, huyện tính trung bình cần tuyển từ 200 đến hơn 500 GV, nhân viên trong các trường học.
Trong đó, H.Hóc Môn là một trong những địa phương cần tuyển viên chức ngành giáo dục nhiều nhất. Cụ thể huyện này cần tuyển 543 viên chức bao gồm 484 GV và 59 nhân viên. Bậc THCS có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với 252 nhân sự (221 GV, 31 nhân viên).
Giáo viên cần bổ sung cho năm học mới đa phần là mỹ thuật, âm nhạc, tin học, tiếng Anh
ĐÀO NGỌC THẠCH
Q.Tân Phú cũng có nhu cầu tuyển gần 200 GV, trong đó bậc THCS cần 95 GV, tiểu học cần 71 GV, còn bậc mầm non cần 10 GV...
Còn tại trung tâm TP.HCM, năm học mới, kế hoạch của Phòng GD-ĐT Q.1 cũng cần tuyển gần 300 GV, trong đó, bậc mầm non cần 86 người (77 GV, 9 nhân viên), tiểu học cần 125 người, THCS cần 57 người.
Nơi nào cũng thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hóc Môn, thông tin số GV cần bổ sung cho năm học mới đa phần là mỹ thuật, âm nhạc, tin học, tiếng Anh, GV nhiều môn ở bậc tiểu học. Đây cũng là những môn học mà nhiều năm nay rơi vào tình trạng khó tuyển nhân sự dù chỉ tiêu hằng năm rất lớn.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, cho hay thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, quận này gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng GV. Hiện nay, Q.Bình Tân thiếu 26 GV âm nhạc và 30 GV mỹ thuật.
Không tuyển được GV, các trường phải thực hiện hợp đồng thỉnh giảng để đảm bảo hoạt động giáo dục. Trước thực trạng này, ông Tuyên từng cho biết: "Qua trò chuyện với các GV hợp đồng vì sao không tham gia tuyển dụng, đa phần đều cho rằng thu nhập thấp, hơn nữa nhiều việc như "con mọn" nên họ không chuyên tâm. Thay vì biên chế tại một trường, họ hợp đồng một vài trường kèm thêm đi hát ngoài thì cũng có mức thu nhập khá so với đồng lương GV âm nhạc. Quận nội thành đã khó, các quận vùng ven, ngoại thành càng khó hơn".
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, cũng lo lắng trước việc khó khăn khi tuyển GV cho năm học mới. Năm học trước dù tổ chức hai đợt tuyển dụng nhưng Q.6 vẫn thiếu GV, chủ yếu là môn tin học ở tiểu học; môn âm nhạc, mỹ thuật ở tiểu học và THCS.
Tương tự, một lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.1 chia sẻ như hầu hết các quận, huyện khác, quận này cũng trong tình trạng "đau đầu" vì nguồn tuyển GV mỹ thuật, âm nhạc.
Chẳng hạn Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) dù ở trung tâm của TP nhưng bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay năm học 2023 - 2024 trường vẫn cần tuyển GV âm nhạc, mỹ thuật. "Đặc biệt 5 năm nay, năm nào trường cũng thông báo tuyển GV mỹ thuật nhưng đều không có ứng viên. Vì vậy, trường luôn phải chủ động lên kế hoạch để có thể đủ GV đáp ứng nhu cầu trong năm học mới trong trường hợp tuyển dụng không được", bà Trang nói.
Thiếu GV là thực trạng kéo dài nhiều năm qua ở các trường học tại TP.HCM. Ngay từ năm học 2017 - 2018, để thu hút nguồn nhân lực cho ngành giáo dục, TP.HCM đã bỏ quy định ứng viên dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM. Thế nhưng dù quy định được nới lỏng thì việc tuyển dụng GV một số môn học vẫn còn gặp khó khăn.
Trước thực tế này, một trưởng phòng GD-ĐT tại TP.HCM đề xuất hướng mở hơn nữa trong tuyển dụng để gia tăng nguồn tuyển. Chẳng hạn TP từng có đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép ứng viên có bằng cử nhân (CĐ hoặc ĐH) chuyên ngành phù hợp các môn tin học, âm nhạc, mỹ thuật… chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chưa tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông được tham gia giảng dạy theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục. Các ứng viên này cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy.
Ngoài ra, có thể giảm tiêu chí trong điều kiện tuyển dụng GV mỹ thuật, âm nhạc ở bậc tiểu học, THCS. Cụ thể thay vì quy định hiện tại là yêu cầu trình độ cử nhân chuyên ngành thì có thể tuyển ứng viên trình độ trung cấp trở lên vì kiến thức những môn học này nằm ở mức độ sơ khởi, làm quen chứ không phải chuyên sâu, đào tạo năng khiếu.
Một lãnh đạo phụ trách bậc học của Sở GD-ĐT thông tin Sở đang trong thời gian xây dựng các nội dung chính sách hỗ trợ và thu hút GV tiểu học cùng các bộ môn đặc thù để tham mưu với TP. Hiện những nội dung này đang trong quá trình lấy ý kiến các quận, huyện, các sở ban ngành để đưa ra chính sách ưu việt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của TP.HCM.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét