SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

Số: 83/2021/TT-BTC - Hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông

 


Ộ TÀI CHÍNH

_________

Số: 83/2021/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2021

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thực hiện tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Mục III.2.a Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục). Nội dung chuyên môn về tập huấn, bồi dưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Các nội dung về bồi dưỡng khác quy định tại Mục III.2, Mục IV.2 Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
c) Thông tư này không điều chỉnh đối với việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về sách giáo khoa do các nhà xuất bản thực hiện.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng gồm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và địa phương, các cơ sở giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là học viên), các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguồn kinh phí tập huấn, bồi dưỡng 
1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cho học viên là giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán của các địa phương;
b) Ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cho học viên là giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ở các địa phương.
2. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục công lập.
3. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục; đóng góp của học viên.
4. Nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý kinh phí
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
2. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, chế độ kế toán.
3. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị để chi trả các khoản hỗ trợ quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này cho học viên được cử tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng.
Điều 4. Nội dung chi tập huấn, bồi dưỡng
1. Chi tạo lập mới hoặc thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến.
2. Chi điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng.
3. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị có liên quan; chi đi công tác để kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng.
4. Trường hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hoặc mở lớp để tập huấn, bồi dưỡng hoặc biên soạn chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng chi những nội dung chi sau (chi phí cho tất cả các học viên tham dự tập huấn, bồi dưỡng, không phân biệt học viên thuộc cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập):
a) Chi biên soạn, thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới hoặc chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng;
b) Chi số hóa tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến;
c) Chi cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp: thù lao, phụ cấp tiền ăn, chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở; Chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên trực tiếp tập huấn, bồi dưỡng bằng hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến, thù lao cho nhân viên công nghệ thông tin hỗ trợ việc tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến; Chi thù lao cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán của các địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nay thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cho học viên ở các địa phương bằng hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến;
d) Chi tài liệu học tập bắt buộc theo nội dung chương trình khoá tập huấn, bồi dưỡng cho học viên (không kể tài liệu tham khảo) tham dự;
đ) Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ tập huấn, bồi dưỡng (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, thuê đường truyền, thuê tài khoản trực tuyến (account) cho học viên (nếu có), các chi phí trực tiếp khác về công nghệ thông tin đối với hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến;
e) Chi thuê phiên dịch, biên dịch (nếu có);
g) Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; hội đồng xét kết quả; chi lễ khai giảng, bế giảng;
h) Chi nước uống phục vụ lớp học;
i) Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có);
k) Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc (nếu có);
l) Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên (nếu học viên ốm);
m) Chi in và cấp chứng chỉ (nếu có);
n) Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác phí và chi làm thêm giờ (nếu có) cho cán bộ quản lý lớp học, vệ sinh, trông giữ xe và các khoản chi trực tiếp khác);
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng đã được ngân sách đầu tư xây dựng phòng nghỉ, có đủ điều kiện bố trí phòng nghỉ cho học viên trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng phải có trách nhiệm bố trí chỗ nghỉ cho học viên ở xa đối với những lớp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí thực hiện; không được thu thêm khoản tiền phòng nghỉ của học viên.
5. Trường hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nhưng không có cơ sở vật chất để tập huấn, bồi dưỡng hoặc mở lớp để tập huấn, bồi dưỡng nhưng không có điều kiện tự tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng phải gửi học viên đi tập huấn, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác thì cơ quan, đơn vị thanh toán cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng những nội dung chi sau (chi phí cho tất cả các học viên tham dự tập huấn, bồi dưỡng, không phân biệt học viên thuộc cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập): 
a) Chi phí tập huấn, bồi dưỡng theo hợp đồng dịch vụ do cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao kinh phí tập huấn, bồi dưỡng ký kết với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
b) Tiền mua giáo trình, tài liệu học tập bắt buộc cho học viên và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hoá đơn thu tiền của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 
6. Trường hợp Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương cử giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán của tỉnh đi tập huấn, bồi dưỡng tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện; các cơ sở giáo dục công lập cử giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đi tập huấn, bồi dưỡng
Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục công lập sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp (kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ) và nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ (nếu có) cho học viên được cử đi học những nội dung chi sau theo quy định của pháp luật:
a) Chi hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;
b) Chi hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về);
c) Chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
Điều 5. Mức chi tập huấn, bồi dưỡng 
Căn cứ tình hình thực tế và dự toán được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm (kinh phí chi không thực hiện chế độ tự chủ do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước), thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến, chủ trì tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ; cụ thể như sau:
1. Chi tạo lập mới hoặc thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến
Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ này tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan về mua sắm, đấu thầu, chứng từ, hoá đơn, các quy định về chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện.
2. Chi điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng: Áp dụng mức chi quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia.
3. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị có liên quan; chi đi công tác để kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
4. Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng mới; Chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình tài liệu tập huấn, bồi dưỡng: Căn cứ quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu quyết định mức chi cho phù hợp với từng chương trình tập huấn, bồi dưỡng. 
5. Chi số hóa tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến
a) Các khoản tiền công: Xây dựng kịch bản dạy học (chuỗi các hoạt động dạy học) của bài học; Xây dựng nội dung chi tiết của bài học (từng hoạt động) theo kịch bản dạy học (Sản phẩm bao gồm nội dung các hoạt đông dạng text và các chỉ dẫn/cài đặt để sử dụng các tư liệu trong từng hoạt động, chưa bao gồm các tài liệu đa phương tiện (multimedia) như hình ảnh, âm thanh, phương tiện điện tử ghi, sao chép (video), đồ họa (infographics)...); Chuyên gia/giáo viên ghi hình (Nghiên cứu kịch bản và nội dung tiết học; phối hợp với kĩ thuật viên video để chuẩn bị; phối hợp ghi hình); Xây dựng bản yêu cầu/hướng dẫn biên tập video (hậu kỳ, thời lượng video tối đa 90 phút); Thống kê và xử lý cơ bản dữ liệu kết quả của khóa tập huấn, bồi dưỡng (danh sách điểm, phân nhóm đối tượng, phổ điểm, tỷ lệ - tối thiểu cho 250 học viên): Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH). Căn cứ vào khả năng kinh phí, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của từng cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mức tiền công cụ thể cho từng thành viên thực hiện các nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở trung ương; Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức tiền công cụ thể cho từng thành viên thực hiện các nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương.
b) Chi phí quay video bài giảng (thời lượng tối đa của video không quá 90 phút; giá bao gồm công kỹ thuật viên và thiết bị; chưa bao gồm phí di chuyển, lưu trú, ăn uống của kỹ thuật viên (01-02 người)): Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT);
c) Chi biên tập video (cắt/ghép video theo yêu cầu của chuyên gia; chuyển đổi định dạng, độ phân giải, làm việc theo chỉ đạo của chuyên gia): Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT;
d) Chi nhập liệu nội dung dạng văn bản (bao gồm chèn ảnh có sẵn); Chi số hóa câu hỏi vào hệ thống học tập trực tuyến gắn với hoạt động học (dữ liệu có cấu trúc; yêu cầu bản ghi (file) câu hỏi, trong đó nêu rõ đáp án); Chi số hóa nội dung văn bản vào hệ thống quản lý học tập; Chi phí gia công bài giảng điện tử tương tác: Áp dụng theo quy định tại Thông tư 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư 194/2012/TT-BTC);
đ) Các khoản chi phí theo thực tế (Thuê địa điểm/lớp học để ghi hình/quay video; Chi thiết kế tiêu đề (banner) đặt trên trang mạng (website); Xây dựng đồ họa (infographic)): Thực hiện theo quy định tại Khoản 13 Điều 5 Thông tư này.
6. Chi tiền công giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên
Căn cứ yêu cầu chất lượng khóa tập huấn, bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng quyết định mức chi tiền công cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (gồm cả hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến); tiền công cho nhân viên giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến (trường hợp thuê hệ thống quản lý học tập trực tuyến thì tiền công cho người giám sát, vận hành hệ thống học tập trực tuyến tính trong tổng mức kinh phí thuê) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Tổng mức chi tiền công tối đa: 2.000.000 đồng/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học), được tính cho tất cả các thành viên trực tiếp tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1 buổi tập huấn, bồi dưỡng. Số lượng các thành viên tham gia hướng dẫn, giảng dạy trong 1 buổi học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Số giờ giảng vượt định mức của các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; giờ giảng của các giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương cho những giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn lại được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ tiền công giảng viên theo quy định. 
7. Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên
Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC. 
8. Chi phí thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên: Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho giảng viên, trợ giảng, báo cáo viên mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC. 
9. Chi thuê biên dịch, phiên dịch 
Thực hiện mức chi dịch thuật hiện hành quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước. 
10. Chi nước uống phục vụ lớp học: 
Áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
11. Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi 
Áp dụng mức chi ra đề thi, coi thi, chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.
Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; các giảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán làm nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương cho những giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn lại (nếu có): thực hiện quy đổi thời gian ra giờ chuẩn theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
12. Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc: 
Căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ số lượng học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc của từng lớp tập huấn, bồi dưỡng, cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng được quyết định chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc theo mức tối đa không quá 200.000 đồng/học viên.
13. Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học
a) Chi tài liệu học tập bắt buộc (mua, in ấn giáo trình, tài liệu) theo nội dung chương trình khoá tập huấn, bồi dưỡng cho học viên tham dự (không bao gồm tài liệu tham khảo);
b) Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ tập huấn, bồi dưỡng (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, thuê đường truyền, thuê tài khoản trực tuyến, các chi phí trực tiếp khác về công nghệ thông tin đối với hình  thức tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến;
c) Chi in và cấp chứng chỉ;
d) Chi tổ chức hội đồng xét kết quả; chi lễ khai giảng, bế giảng;
đ) Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên;
e) Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác phí và chi làm thêm giờ (nếu có) cho cán bộ quản lý lớp học, vệ sinh, trông giữ xe và các khoản chi trực tiếp khác);
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định. Đối với các khoản chi thuê hội trường, phòng học, thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập phải có hợp đồng, hoá đơn theo quy định; trong trường hợp mượn cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị khác tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh, phục vụ, thì chứng từ thanh toán là bản hợp đồng và thanh lý hợp đồng công việc giữa hai bên kèm theo phiếu thu của cơ quan, đơn vị cho mượn cơ sở vật chất; bên cho mượn cơ sở vật chất hạch toán khoản thu này để giảm chi kinh phí hoạt động của đơn vị. 
14. Chi phí tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế
a) Chi trả tiền phương tiện đưa, đón học viên đi khảo sát, thực tế: Theo hợp đồng, chứng từ chi thực tế;
b) Hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền nghỉ cho học viên trong những ngày đi thực tế: Do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng quyết định mức hỗ trợ phù hợp với mức chi công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC  và phải bảo đảm trong phạm vi dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao. 
15. Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại cho học viên từ cơ quan đến nơi tập huấn, bồi dưỡng (một lượt đi và về); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong thời gian tập huấn, bồi dưỡng tập trung tại cơ sở tập huấn, bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở tập huấn, bồi dưỡng và đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ)
Căn cứ địa điểm tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng và khả năng ngân sách, Sở Giáo dục và Đào tạo (cơ quan cử học viên của các địa phương tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán), các cơ sở giáo dục (cơ quan cử học viên tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được cử đi tập huấn, bồi dưỡng các khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này phù hợp với mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2021.
2. Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa làm căn cứ để các Bộ, địa phương, các cơ sở giáo dục lập dự toán chi cho công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. 
3. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp để thực hiện ở địa phương.
4. Khuyến khích vận dụng các nội dung chi, định mức chi quy định tại Thông tư này để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bằng nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, tài trợ nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. 
5. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.   
6. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- TTCP và các Phó TTCP;

- VPTW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch Nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;

- HĐND, UBND, Sở Tài chính, KBNN

  các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, HCSN (250b).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates