SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Thời cơ cho Edtech tại Việt Nam

Thời cơ cho Edtech tại Việt Nam - Ảnh 1.

Trong những năm qua, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng của các nền tảng công nghệ giáo dục (Edtech) nhanh nhất thế giới.


Sinh viên học online tại nhà trong mùa dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: T.NHÂN

Năm 2023 dự kiến sẽ ghi nhận thêm nhiều bước phát triển mới cho Edtech trong nước nếu vượt qua được một số thách thức "hậu COVID-19".

Tại Việt Nam, Galaxy Education là một trong những đơn vị EdTech nổi tiếng và có quy mô lớn nhất. Bắt đầu triển khai các khóa học trực tuyến trên nền tảng HOCMAI cho học sinh hơn 15 năm trước, đến nay đơn vị này đã mở rộng chương trình học online cho hầu hết lứa tuổi, trên nhiều lĩnh vực như giáo dục bổ trợ bậc phổ thông, giáo dục năng lực ngôn ngữ đến lập trình, giáo dục đại học. 

Đơn vị hiện có hơn 7 triệu học viên và 600.000 bài giảng online theo nhiều hình thức như ghi hình sẵn (asynchonorous learning), trực tuyến với giáo viên (synchonorous learning) và trực tuyến kết hợp trực tiếp (hybrid learning).

Điểm đến Việt Nam

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Giang Linh - giám đốc điều hành của Galaxy Education - cho biết thị trường EdTech tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ khoảng năm 2006 - 2007, song song thời kỳ đầu tiên của nền kinh tế Internet Việt Nam. 

Tuy nhiên, chỉ từ năm 2016 đến nay, đặc biệt trong giai đoạn 2020 - 2021, phần lớn do sự thúc đẩy bức bách bởi dịch COVID-19, nhu cầu dạy và học trực tuyến tăng cao, thị trường EdTech mới bắt đầu được xã hội quan tâm rộng rãi.

Ông Linh nhận định xu hướng phát triển EdTech của Việt Nam vô cùng sôi động. Trong năm 2022, Việt Nam ghi nhận hơn 100 công ty EdTech khởi nghiệp và tận dụng thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. 

Một số công ty về EdTech huy động được số lượng vốn lớn từ hàng triệu đến hàng chục triệu USD, có thể kể đến như Topica, ELSA, CoderSchool, Edmicro, Vuihoc hay Educa. Các tập đoàn trong nước cũng tiếp tục đầu tư và mở rộng hệ sinh thái giáo dục trực tuyến của mình như Viettel, FPT, VNPT.

Mới đây, tổng thể bức tranh về Edtech tại khu vực Đông Nam Á và từng nước thành viên đã được các chuyên gia mô tả tại hội nghị thường niên EDUtech Asia - được tổ chức tại Singapore vào tháng 11-2022, thu hút nhiều EdTech tên tuổi trong khu vực Đông Nam Á. Với thị trường Việt Nam, các chuyên gia quốc tế đánh giá ngoài "nội lực" sẵn có, thị trường này được hưởng lợi rất nhiều trong những năm 2021 và 2022 nhờ "ngoại lực".

Cụ thể vào tháng 7-2021, Trung Quốc đưa ra các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào giáo dục khiến nhiều EdTech đang hoạt động phải rút lui. Trong khi đó, theo thống kê của Fintrackr, các EdTech tại Ấn Độ lại ghi nhận tăng trưởng chững lại nên khó tìm được nguồn vốn mới. Năm 2022, ước tính chỉ có vỏn vẹn 5 EdTech Ấn Độ gọi được các khoản vốn đầu tư lớn.

Trong bối cảnh ấy, các chuyên gia quốc tế đưa ra góc nhìn tại EDUtech Asia rằng các EdTech lớn có mong muốn tìm kiếm một môi trường mới, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Xu hướng này sẽ được duy trì trong thời gian tới. 

Trong năm 2023, thị trường EdTech Việt Nam nhiều khả năng có thể đạt doanh thu khoảng 3 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng EdTech ở Việt Nam được ghi nhận ở mức đáng kinh ngạc, đạt khoảng 20,2% mỗi năm trong giai đoạn từ 2019 - 2023.

Thời cơ cho Edtech tại Việt Nam - Ảnh 2.

Những số liệu về một “thị trường số” hấp dẫn của Việt Nam trong mắtcác nhà đầu tư Edtech Nguồn: Báo cáo DataReportal 2022 của Kepios - Đồ họa: T.Đ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates