SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

Tạm nhập, tái xuất là gì ? Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định hiện nay








Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam. Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định hiện nay như thế nào?


Mục lục bài viết


  • 1. Tạm nhập, tái xuất là gì ?
  • 2. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất gồm những gì ?
  • 2.1 Trường hợp 1:
  • 2.1 Trường hợp 2:
  • 2.3 Trường hợp 3:
  • 2.4 Trường hợp 4:
  • 3. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất
  • 4. Rủi ro của hoạt động tạm nhập tái xuất
  • 5. Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện

Căn cứ pháp lý:

Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Nghị định 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.

1. Tạm nhập, tái xuất là gì ?

Tạm nhập tái xuất bản chất là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và xuất khẩu chính hàng hóa đó thay vì bán trong nước. Hàng hóa tạm nhập tái xuất cần được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra khỏi Việt Nam.

Bản chất của tạm nhập tái xuất là hoạt động mua và bán hàng hóa vì vậy kinh doanh tạm nhập tái xuất dựa trên cơ sở hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa. Hợp đồng mua hàng hóa được ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước xuất khẩu, hợp đồng bán hàng hóa được ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước nhập khẩu. Cần lưu ý rằng hợp đồng mua hàng không nhất thiết phải có trước hợp đồng bán hàng, nhờ đó thương nhân có thể tận dụng cơ hội kinh doanh của mình. Thông thường, hàng hóa tạm nhập tái xuất có thời hạn tái xuất tối đa là 90 ngày.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất gồm những gì ?

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu được quy định tại Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

2.1 Trường hợp 1:


Trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất " Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.," hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.


- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính.

2.1 Trường hợp 2:

Trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác "Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. ", hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.


2.3 Trường hợp 3:

 Trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa  "Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập." và "Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập", hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

2.4 Trường hợp 4:

Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu "Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu", hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.


- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.

3. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu được quy định tại Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Riêng đối với "Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất," thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.

Lưu ý: Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.

4. Rủi ro của hoạt động tạm nhập tái xuất

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất mang lại, bằng chứng là có ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, kinh doanh tạm nhập tái xuất cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp tạm nhập tái xuất đứng trước rủi ro về giá, nguyên nhân là do hợp đồng bán có thể phát sinh trước hợp tạm nhập tái xuất.

Ngoài ra, thời hạn tái xuất bắt buộc có thể gây ra sự chèn ép về thủ tục và về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với doanh nghiệp. Các rủi ro khác có thể kể đến đó là những chi phí phát sinh khi hàng hóa không đúng với khai báo, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, hàng hóa không thể tái xuất cần xử lý…

5. Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện

Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP

- Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP

- Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates