SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc trong trường mầm non 20-10.

 


 Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019-2020 là thực hiện chuyên đề “Phát triển thẩm mỹ - lĩnh vực âm nhạc”.

     Được nhà trường tin tưởng và cử đi học tập tại trường Quốc tế Liên hợp quốc UNIS là sự may mắn, là cơ hội để tôi được trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân tôi đã học được nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường UNIS. Từ đó thôi thúc tôi triển khai các hoạt động âm nhạc theo phương pháp giáo dục tiên tiến và áp dụng ngay trong công tác giảng dạy tại trường tôi. 
     Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019-2020 là thực hiện chuyên đề “Phát triển thẩm mỹ - lĩnh vực âm nhạc”. Do đó việc luôn đổi mới và sáng tạo các hoạt động âm nhạc là việc làm cần thiết, đòi hỏi người giáo viên chuyên biệt như tôi phải luôn hay đổi cách thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tôi đã thiết kế chương trình giáo dục âm nhạc với những nội dung cho trẻ làm quen với cường độ, trường độ, cao độ trong âm nhạc. Những thuộc tính âm nhạc trừu tượng tưởng chừng rất khó hiểu nhưng với cách lồng ghép các câu chuyện, các hoạt động trải nghiệm với đàn metallophone, các trò chơi âm nhạc thú vị, những thuộc tính ấy trở nên gần gũi, dễ học với trẻ hơn rất nhiều. 
     Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi áp dụng tổ chức hoạt động âm nhạc theo phương pháp tiên tiến, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ ở trường tôi. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi bộc lộ cảm xúc và chủ động chia sẻ suy nghĩ, tưởng tượng của mình khi nghe nhạc. Trẻ phát triển khả năng làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận và bước đầu biết sáng tạo các vận động cơ thể theo cảm nhận của mình. Trước khi dạy hát, giáo viên chuyên biệt chúng tôi thường hay cho trẻ luyện thanh, khởi động giọng để trẻ có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Chính vì vậy, trẻ ở các lứa tuổi tại trường tôi hát tương đối rõ lời, đúng giai điệu một cách rất tự nhiên. Hơn thế nữa,do được tiếp xúc nhiều với nhạc cụ khi làm quen với các nốt nhạc nên khả năng nghe và phân biệt các nốt của trẻ cũng tiến bộ dần theo thời gian. Một số trẻ lớp mẫu giáo lớn có thể nghe, phân biệt và xướng âm đúng cao độ của các nốt nhạc đã học. Đặc biệt, trẻ ở cả ba khối lớp mẫu giáo đều thực sự yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động âm nhạc do cô tổ chức. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, trẻ được thỏa sức thể hiện mình.
Một số hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ khối mẫu giáo trong năm học này: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates