SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Nên học piano online hay offline?

 



Bài viết: Tín Trần


Hôm bữa sau khi thông báo việc sắp tới mình sẽ thành lập 1 kênh youtube chuyên dạy piano tutorial free cho mọi người thì mình nhận được rất nhìu câu hỏi, thắc mắc trong đó có câu hỏi là: mình đã đi dạy piano 1 kèm 1 ở ngoài tại sao lại còn phải mở kênh dạy video online youtube làm j? Ích lợi j và nên chọn học online hay offline? Ưu khuyết điểm từng cái và học như thế nào là tốt nhất? Nay mình viết bài này phân tích, so sánh và tư vấn cho các bạn đã và đang có ý định học piano bằng cách này hay cách khác. Mình viết theo kinh nghiệm đúc kết cá nhân đã và đang học piano cũng như đã và đang đi dạy piano suốt 8 năm nay. 

1. Học Piano online: 

Thời đại công nghệ số hiện nay, internet là 1 công cụ ko thể thiếu được trong việc học. Nói cụ thể hơn bạn có thể học piano online qua nhìu kênh thông tin trong đó nổi tiếng nhất là youtube, sau là các trang web dạy đàn nhạc hoặc các forum, group page piano chia sẽ kiến thức. Sau đây là các ưu điểm, khuyết điểm và những điểm cần lưu ý. 

Ưu điểm: 

- Chi phí thấp một số trang web cho phép bạn mua trọn khóa học với chi phí chỉ bằng 1/10 chi phí bỏ ra nếu học 1 kèm 1 với thầy cũng cùng nội dung đó. Một số kênh youtube dạy free. 

- Học mọi lúc mọi nơi không lệ thuộc thời gian, đi lại.

- Trực quan thông qua video nên thời gian nắm bắt khá nhanh (tùy trình độ người học), mỗi video không quá dài so với 1 buổi học piano thường là 1 tiếng. 

- Có thể học nhảy nội dung hay tùy nội dung nào mình muốn trong các video của kênh dạy piano đó chứ ko cần phải học bài bản từng bước, từng kỹ thuật nội dung. Có thể học theo dạng đánh cover 1 bài nào đó mình thích (thường các bạn trẻ thích học kiểu này)

- Có thể xem đi xem lại hoặc xem bao nhiu video tùy thích. Chủ động trong việc học dành cho những người đã đánh khá, và tiết kiệm thời gian học nếu một số video nội dung đã học và bít đàn rồi.

Khuyết điểm: 

Học viên phải cực kỳ kỷ luật và tự giác vì ko ai kèm cập. Khi học viên subscribe kênh youtube dạy piano nào đó, mỗi khi có video mới được upload thì học viên đó sẽ dc youtube thông báo tuy nhiên việc người đó có tự giác, sắp xếp dc thời gian học hay ko là chuyện khác. 

Học viên sẽ không được kèm cặp, sửa tay, sửa lỗi và giải thích kỹ bằng khi học một kèm một với giáo viên. 

Chính vì ưu điểm có thể học tùy nội dung tùy hứng thì nó cũng là khuyết điểm vì đối với những người chưa bít gì hoặc mới bắt đầu sẽ ko bít định hướng nên học j là tốt, là tạo cái nền vững về lâu về dài. Cái này mình gọi là “bơi” tự do :v Học tùy hứng đôi khi sẽ mau nản vì ko thấy tiến bộ chỉ bít đánh “vẹt” 1 bài nào đó mà ko xử lý đánh dc bài khác khó hơn. 

Ai subscribe kênh đó thì cũng đều học dc nội dung y chang mình nên đôi khi sẽ ko có j đặc biệt riêng như thường nếu học với thầy cô sẽ được thầy cô dạy các bí kíp, “tuyệt chiêu”, cách đánh đặc biệt hay dễ nhớ theo kinh nghiệm của thầy cô. 

Không thể yêu cầu nội dung dc dạy như học offline, kênh dạy piano có j thì phải học nấy và phải đợi chờ kiên nhẫn cho mỗi video dc up lên xem có đúng nội dung cần học không.

Học online có 1 cái khuyết điểm lớn đó là sẽ bị bão hòa khi tới 1 mức độ nào đó, vì ko có thầy xem để nhận định được mình đang bị giới hạn ở mặt nào, vd kỹ thuật hay tư duy để có thể dạy mình vượt qua, gỡ nút thắt đó. Đa phần là bị giới hạn về kỹ thuật. 

Lời khuyên tư vấn của mình và lưu ý: 

* Đối với các bạn chưa học piano và mới bắt đầu lời khuyên là chỉ nên dựa và và học piano online ít (khoảng 20-30% thời gian học piano) chủ yếu để học thêm được những j thú vị khác mà đôi khi thầy cô ko dạy, quên hoặc học cover 1 vài bài cover mình thích vì sự thật là mới bắt đầu học nên đâu thể biết mình cần học những j để cho bài bản và đúng hướng. Nếu chỉ dựa vào hoàn toàn vào học piano online ngay từ đầu sẽ bị lỗ hổng kiến thức, sai kỹ thuật hoặc học vẹt các bài hát. 


2. Học piano offline (học thầy cô 1 kèm 1):

Ưu điểm:

- Thầy cô sẽ có giáo trình, định hướng kỹ lưỡng nên việc có căn bản và biết mình sẽ học gì, sau 1 năm sẽ đạt được gì rõ ràng hơn. Có bài tập và kiểm tra bài tập nên sự tiến bộ là có thể thấy được. Được kèm cặp, giải đáp thắc mắc tận tình kỹ lưỡng và gỡ rối khi gặp vấn đề lúc đàn.

- Thầy cô ngoài việc dạy mình kiến thức, kỹ năng đôi khi còn dạy mình kinh nghiệm, chia sẽ cách đánh cá nhân, những mẹo, bí kíp đúc kết, và đặc biệt là cảm hứng và tư duy chơi nhạc sau nhìu năm dạy hoặc đánh band nhạc... nhất là thời gian toàn tâm dành cho học viên suốt 1 tiếng đồng hồ (thường piano học 1 buổi 1 tiếng). Hai học viên có thể cùng trình độ kỹ thuật nhưng sẽ hơn thua nhau về tư duy cách đánh, cách xử lý bài, intro, ending, phăng...

- Sẽ có tài liệu học từ dễ đến khó, các bài hát sưu tầm đúng trình độ kỹ năng...

- Trẻ nhỏ sẽ học dễ dàng và tiến bộ nhanh hơn khi có thầy cô vì trẻ nhỏ đa phần ko có sự kỷ luật và tính tự giác khi học piano nên việc học online cho trẻ dưới 13 tuổi là gần như impossible! 

- Có thể nêu nguyện vọng mong muốn được học kỹ năng, hay nội dung j khi lên trình độ cao hơn (vd 1 số người thích học nhạc cổ điển nhưng 1 số người thì thích học nhạc modern, đệm hát v.v.) 


Khuyết điểm: 

•Chi phí cao (trung bình hiện nay học phí mặt bằng chung piano từ 150k-800k/h tùy số lượng học viên và chất lượng đào tạo cũng như trình độ thầy cô), đi lại mất thời gian và không phải học bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu được. 

•Đòi hỏi sự kiên nhẫn khi học đàn, một người có 1 nền tảng vững về piano cần ít nhất từ 6-12 tháng. Một học viên học với 1 thầy dạy piano 3-5 năm là chuyện bình thường. 

•Đòi hỏi sự tập luyện nghiêm túc và sắp xếp thời gian cho việc tập luyện đó vì nếu quên nội dung bài học trước và phải vô học lại thì xem như mất thời gian và tốn tiền vô ích cho buổi học trước đó. 

•Không được hay ít được học dạy kiểu cover bài vì đôi khi trình độ và định hướng của giáo viên không phải là bài đó cho học viên ngay tại thời điểm đó.

Lời khuyên tư vấn và lưu ý: 

* Học piano offline 1 kèm 1 hay theo trường lớp là cách học truyền thống, khá hiệu quả tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Bù lại nó sẽ tạo cho học viên cái nền tảng vững và tốt nhất. Để có kết quả trọn vẹn hơn học viên nên kết hợp học với online. 

Lời kết:

Mình nhận được câu hỏi mình dạy cả offline và online vậy có mâu thuẫn ko? Chả lẽ ko sợ học viên đổi qua học online hết vì free là mình sẽ bị “mất dạy” sao? :)) Sự thật thì, không phải ai học online cũng hiệu quả và bít cách học đúng cách. Và cả 2 cách học ko có j là mâu thuẫn nhau, quan trọng là học viên bít cách kết hợp và tạo ra điều tốt nhất. Học online ko không tốt, học offline không cũng ko hẳn là đúng. Không có cách nào tốt hơn cách nào cả. Cả 2 cách học đều có ưu và khuyết điểm. Lời khuyên của mình là cách học tốt nhất là nên kết hợp cả 2 nếu có khả năng và điều kiện. Như đã phân tích trên, một người mới bắt đầu học piano thì nên học nhìu về offline để được định hướng và có nền tảng vững chắc và kết hợp 1 chút online để thêm sự thú vị cá nhân (tỉ lệ off - on nên là 80 - 20%). Một khi trình độ lên, nền tảng về lý thuyết âm nhạc, ký xướng âm, khả năng đàn độc tấu 2 tay vững, nền tảng nhạc nhẹ hợp âm vững v.v. thì lúc đó hãy bắt đầu điều chỉnh và học online nhìu hơn chút nữa để phong phú hóa cách chơi nhạc của mình. Một người học đàn bài bản 1 kèm 1 thì nếu 1 tuần 1 buổi học siêng năng không nghỉ quá nhìu và tập luyện tốt thì từ sơ cấp lên trung cấp khoảng 3 năm. Nghĩa là 3-5 năm trở lên nên bắt đầu điều chỉnh tỉ lệ học off - on thành 50%-50%. Khi học cứng có thể đánh bất cứ bài nào được thì có thể chuyển qua học online 100% tuy nhiên học offline với thầy cô cao thủ vẫn là tốt. Đây là lời khuyên cá nhân mình cũng hay dành khuyên các học viên của mình, có thể mỗi người tỉ lệ học sẽ khác nhưng cách tốt nhất vẫn là học kết hợp. 

Chúc tất cả các bạn yêu thích việc học piano sẽ học thật hiệu quả và có niềm vui trong việc tập luyện piano.

Tín Trần 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates