SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Buôn bán hàng OEM

 



Buôn bán hàng OEM là một trong số hình thức kinh doanh được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Vậy thương hiệu OEM là gì? Mời bạn theo dõi bài viết này để giải mã những gì liên quan tới OEM nhé.


Thương hiệu OEM là gì? Thương hiệu OEM của nước nào sản xuất?


OEM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Original Equipment Manufacturer" (tạm dịch là: Nhà sản xuất thiết bị gốc). Thông thường, OEM dùng để chỉ các công ty chuyên thực hiện công việc như cung ứng và sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng của những đơn vị đối tác của họ. Và hàng OEM chính là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty nhưng lại được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm ra sản phẩm đó.


Các mặt hàng OEM có nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau và dĩ nhiên mỗi chủng loại sẽ có giá thành khác nhau. Nhìn chung, các mặt hàng OEM đều được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi chất lượng tốt. Hiện nay, các mặt hàng OEM thường được gia công tại nước thứ 3 và nước thứ 3 hiện tại phần lớn đều là Trung Quốc.

Để bạn có thể hình dung rõ hơn, chúng tôi sẽ lấy ví dụ thực tế về Foxconn và Apple. Trong đó, Apple là khách hàng có trách nhiệm nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm còn Foxconn là nhà sản xuất. Và Foxconn chính là công ty OEM.

Khi bên đặt hàng và công ty OEM hợp tác thì cần đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng nhất đó chính là:

  • Bên nhập hàng OEM cần phải đưa ra thông tin cập nhật và báo trước về số lượng muốn đặt là bao nhiêu và có những yêu cầu gì đối với sản phẩm.
  • Ngoài ra, nhà đặt hàng còn không được tự ý bán hàng OEM ra ngoài thị trường theo dạng tách rời hay bán riêng lẻ các linh kiện, bộ phận. Theo quy định, họ chỉ có thể lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của bên sản xuất khi mà sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể mà thôi.


Lợi thế của chiến lược sản xuất hàng OEM


Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong quá trình sản xuất hàng OEM so với quá trình sản xuất kinh doanh truyền thống. Ưu thế lớn nhất của mặt hàng OEM đó chính là khâu sản xuất.

Doanh nghiệp áp dụng chiến lược sản xuất hàng OEM có thể triển khai rất nhiều ý tưởng kinh doanh, đồng thời cùng một lúc họ có thể thực hiện nhiều sản phẩm nhằm có được sự đa dạng cho các mặt hàng, giúp họ có thể thâm nhập thị trường và hướng tới khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.


Ngoài ra, công ty sản xuất cũng có thể áp dụng nhiều kết quả mà họ nghiên cứu nhằm đáp ứng được các yêu cầu của đối tác đặt hàng đề ra. Chính vì vậy, khi áp dụng chiến lược sản xuất OEM thì sẽ không còn tình trạng nhân bản, ăn cắp hay sao chép thiết bị, linh kiện hoặc công nghệ, mang đến sự an toàn trong quá trình sản xuất cho cả 2 phía sản xuất và đặt hàng.

Một lợi thế nữa khi áp dụng chiến lược sản xuất OEM chính là tiết kiệm được tối đa chi phí nhờ hạn chế được nhiều công đoạn, quy trình, thủ tục rườm rà. Chính điều này giúp cho hầu hết những mặt hàng OEM đều có giá thấp hơn những mặt hàng thông 


Mô hình kinh doanh - thương hiệu OEM là gì?

Khái niệm căn bản

Original Equipment Manufacturer là tên đầy đủ của OEM, nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Giống như với tên gọi, nó dùng để chỉ các công ty, đơn vị sản xuất thực hiện sản xuất các thiết bị, chi tiết, bộ phận theo thiết kế và thông số đặt trước và bán cho các công ty khác. Sau đó, các sản phẩm phân phối này sẽ mang thương hiệu của công ty phân phối thay vì nhà sản xuất OEM đầu tiên.

Điều kiện

Các mặt hàng cung cấp dạng OEM có giá thành rẻ hơn rất nhiều, tuy nhiên để được hưởng mức giá này, nhà sản xuất thứ 2 phải thỏa mãn 1 số những điều kiện căn bản như:

  • Nhà sản xuất thứ 2 phải đảm bảo số lượng sản phẩm theo yêu cầu của nhà cung cấp thứ 1
  • Nhà sản xuất thứ 2 không được sử dụng sản phẩm OEM để bán lẻ, phải đảm bảo chế tạo ra thành phẩm rồi mới được sử dụng cho việc bán lẻ đó.

Lợi thế của mô hình sản sản xuất thương mại OEM

Nền kinh tế phát triển tạo ra nhiều lợi thế nhưng cũng sẽ đào thải những mô hình kinh doanh lỗi thời. Để phát triển và giữ được chỗ đứng của mình, mô hình sản xuất thương hiệu OEM phải có những lợi thế riêng biệt của mình:

  • Lợi thế đầu tiên phải kể đến đó chính là sự linh động và đa dạng của thương hiệu OEM. Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều ý tưởng và triển khai theo nhiều hướng khác nhau
  • Doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều mặt hàng, ý tưởng của mình trước khi đưa vào thị trường mà không tốn quá nhiều chi phí
  • Doanh nghiệp thương hiệu dễ dàng tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu của nhà sản xuất thứ 2. Từ đó mà phát triển sản phẩm của mình dựa trên nhiều lựa chọn khác nhau


Cách phát triển thương hiệu OEM đạt hiệu quả cao

Với mỗi 1 mô hình kinh doanh, việc đổi mới và phát triển theo xu hướng của thị trường là điều cần thiết. Với mô hình thương hiệu OEM cũng vậy, tuy nhiên để phát triển đạt hiệu quả cao vẫn cần duy trì 1 số những điều căn bản như sau:

Chiến lược kinh doanh

Phần quan trọng nhất của bất cứ mô hình kinh doanh chính là chiến lược. Chiến lược được đưa ra sẽ dựa trên xu hướng của thị trường, tiềm lực tài chính của công ty và nhiều yếu tố khác.

Chiến lược kinh doanh mang tầm quan trọng trong một doanh nghiệp

Với mô hình thương hiệu OEM, thương hiệu là điều chúng ta cần phát triển đầu tiên để việc đẩy mạnh tiêu thụ sau khi sản phẩm hoàn thành được tốt hơn. Ngay cả khi quá trình tiêu thụ của bạn gặp 1 số vấn đề chưa kịp khắc phục sau khi đưa ra thị trường thì yếu tố thương hiệu sẽ giúp bạn bù đắp lại rất nhiều.

Xây dựng hệ thống quản lý

Việc có 1 hệ thống quản lý tốt giúp thương hiệu của bạn sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh và ổn định hơn bao giờ hết. Mô hình thương hiệu OEM sản xuất theo yêu cầu của đối tác khác nên việc đảm bảo được chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng, tạo được thương hiệu và sự uy tín cao của bạn.

Một hệ thống quản lý thông minh sẽ mang lại hiệu quả cao

Việc xây dựng hệ thống quản lý cần được chú trọng và phát triển theo đúng quy trình. Bộ phận quản lý của doanh nghiệp cần được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để luôn trong trạng thái tập trung cao nhất. 

Lựa chọn nhà sản xuất đảm bảo chất lượng

Điều quan trọng tiếp theo là cần đảm bảo nhà sản xuất mà bạn lựa chọn hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo và hiệu quả. Ngoài việc đảm bảo về chất lượng, những yếu tố khác như lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành cũng phải được nhà sản xuất đảm bảo theo đúng như hợp đồng.

Nắm bắt xu hướng của thị trường

Nắm bắt xu hướng của thị trường là điều tiên quyết và tối quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định sản phẩm của bạn có đảm bảo lượng tiêu thụ được hay không. Yếu tố này cần được nghiên cứu ngay khi phát triển ý tưởng sản phẩm, dựa vào đó mà thiết lập những yếu tố khác như chiến lược quảng bá sản phẩm, quảng cáo sản phẩm,...

Làm chủ kinh doanh bằng cách nắm bắt xu hướng thị trường

Một doanh nghiệp thương hiệu OEM hay bất cứ mô hình kinh doanh nào khác muốn thành công đều cần 1 đội ngũ thực sự tốt trong lĩnh vực nắm bắt xu hướng thị trường. Sản phẩm doanh nghiệp của bạn có tiêu thụ tốt hay không đều phụ thuộc vào yếu tố quan trọng này.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates