Chuyển đổi số
Chuyển đổi số[1] (Tiếng Anh: Digital transformation) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề [2]
Khái niệm được ra đời trong thời đại bùng nổ internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,...
Với việc tác động khá toàn diện vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số được sử dụng khá bừa bãi, điều này khiến khái niệm chuyển đổi số bị nhầm lẫn với những khái niệm khác như số hóa (digitization) và ứng dụng số hóa (digitalization). Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Một số ví dụ cho số hóa: Cho ra đời những doanh nghiệp số với cách thức hoạt động hoàn toàn mới (facebook,...), những doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh (Amazon,...)
Chuyển đổi số khác số hóa như thế nào?[3][4][sửa | sửa mã nguồn]
Trước tiên chúng ta sẽ xác định nội dung của phần này sẽ là so sánh để làm rõ sự khác biệt giữa ba khái niệm từ thấp đến cao: Digitization, digitalization và digital transformation.
Số hóa (Digitization)[sửa | sửa mã nguồn]
Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Khái niệm số hóa đề cập đến công việc cụ thể là: chuyển thể dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu mềm trên máy tính.
Là bước đầu trong quá trình chuyển đổi số, việc số hóa đã diễn ra và vẫn tồn tại cho đến bây giờ với hình thức nhập liệu hoặc máy scan. Và đây là bước bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào chuyển đổi số.
Những ví dụ cụ thể cho số hóa đã có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống: chuyển đổi hình thức lưu trữ thông tin từ trên giấy thành những thông tin mềm, thay đổi hình thức gửi thư hay tài liệu giấy tờ qua đường bưu điện sang hình thức gửi bằng máy fax dưới dạng tín hiệu số.
Ứng dụng số hóa (Digitalization)[sửa | sửa mã nguồn]
Ứng dụng số hóa là một chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất công việc và giảm bớt thời gian cần thiết để thao tác công việc đã có từ trước trong khi chuyển đổi số là tạo ra những phương thức làm việc mới, còn số hóa là quá trình biến đổi dữ liệu trên giấy thành dữ liệu mềm và quá trình này diễn ra trước bước ứng dụng số hóa.
Sau khi có những dữ liệu ở dạng số hóa, công việc của ứng dụng số hóa là dùng những phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ để tối ưu số liệu. Những công việc trước đây được làm thủ công như đếm, ghi chú, thống kê, tìm kiếm thông tin,... nay sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa vì có sự trợ giúp của công nghệ thông tin.
Ví dụ: việc gọi điện cho khách hàng sẽ được hệ thống ghi chú và lưu lại ngày, giờ thay cho tư vấn viên, cũng như hệ thống sẽ tự động trong quá trình thống kê dữ liệu, dữ liệu cá nhân của từng khách hàng sẽ được chia nhóm, phân loại,... hỗ trợ cho quá trình báo cáo lấy số liệu mà không cần đến nguồn nhân lực.
Chuyển đổi số (Digital transformation)[sửa | sửa mã nguồn]
Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển đổi số mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn ở quy mô doanh nghiệp hay thậm chí là thị trường.
Chuyển đổi số là một chuỗi những hoạt động thay đổi về cách thức vận hành và những việc làm cụ thể từ trước đến nay. Ví dụ: công việc viết thư cho khách hàng mỗi ngày qua SMS trước đây là một công việc thủ công, nhưng sau quá trình số hóa thông tin và ứng dụng số hóa, công việc này được thực hiện bằng hệ thống một cách hàng loạt và đồng bộ. Ngoài ra, hệ thống còn có thể gọi tự động cho khách hàng và khách hàng có thể tương tác trong thời gian diễn ra cuộc gọi để nhận thông tin.
Chuyển đổi số là một quá trình hoàn thiện bao gồm nhiều bước khác nhau, vì vậy sẽ tốn kém rất nhiều chi phí, nếu không được lên kế hoạch cụ thể có thể dẫn đến thiệt hại và ngưng trệ cho toàn doanh nghiệp.
Trụ cột chính của chuyển đổi số và xu hướng hiện tại[1][3][sửa | sửa mã nguồn]
Trải nghiệm khách hàng[3][sửa | sửa mã nguồn]
Trải nghiệm khách hàng trong chuyển đổi số là yếu tố dễ nhận thấy nhất trong cả quá trình áp dụng kỹ thuật số, vì yếu tố này rất dễ đánh giá bằng cách sử dụng những phản hồi của khách hàng. Và để làm tăng trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần cụ thể hóa bằng những yếu tố sau:
- Tạo ra một quy trình chuẩn xác và rõ ràng để khách hàng có thể nắm bắt thông tin, giúp khách hàng hiểu rõ được họ đang làm việc với ai, sử dụng quy trình nào và làm thế nào để áp dụng quy trình đó.
- Tạo ra những công cụ như: kênh thông tin tư vấn đa dạng trên điện thoại hoặc cả internet, đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ.
- Sử dụng thông tin khách hàng một cách hiệu quả trong hai quá trình trên để giảm thời gian tiếp xúc và tăng sự thấu hiểu khách hàng ở nhiều điểm tiếp xúc.
Quy trình hoạt động[3][sửa | sửa mã nguồn]
Tuy sự hài lòng của khách hàng là một vấn đề quan trọng, nhưng nếu chỉ tập trung vào vấn đề này mà bỏ qua sự tập trung vào quy trình hoạt động của công ty sẽ dẫn đến thiếu hiệu quả trong việc quản lý, sự trùng lặp công việc giữa các phòng ban.
- Việc ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra những quy trình mới sẽ khiến nguồn dữ liệu là trọng tâm của doanh nghiệp, điều này giúp giảm bớt phần nào những rào cản giữa các phòng ban với nhau, vì vậy việc phân chia công việc rõ ràng là một yếu tố quan trọng, việc trùng lặp sẽ gây ra những trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
- Việc tự động hóa cũng sẽ hạn chế nhiều công việc trong quá khứ, do đó đội ngũ quản lý cần phải liên tục cập nhật những cách thức làm việc cũng như những tác vụ cụ thể mới cho từng phòng ban.
Mô hình kinh doanh[1][sửa | sửa mã nguồn]
Là một yếu tố gắn liền mật thiết với quy trình làm việc, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị thay đổi theo những thay đổi của quy trình làm việc. Những yếu tố dễ thay đổi nhất của doanh nghiệp là quy mô và cách thức tiếp cận khách hàng mới như là phân phối, thanh toán, truyền thông,...
Tuy nhiên, việc thay đổi không nên chênh lệch quá mức so với mục tiêu ban đầu về đường lối của doanh nghiệp cũng như khách hàng mục tiêu, đảm bảo mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhân viên và đối tác.
Chuyển đổi số tác động thế nào đến doanh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Chuyển đổi số hứa hẹn mang lại lợi ích so sanh đến các doanh nghiệp dám triển khai quy trình sản xuất hàng loạt khi bước vào kỷ nguyên số của thế kỷ 20 và những ảnh hưởng của nó đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp là tất yếu. Trong một nền kinh tế chia sẻ, những tiến bộ trong công nghệ số trao quyền như nhau cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Rào cản giữa vật lý và ‘ảo’ đang được làm mờ đi với tốc độ nhanh chóng để cả hai được đan xen vào nhau, cùng cung cấp trải nghiệm khách hàng. Đó là một kỷ nguyên mà các khoản thanh toán được thực hiện bằng một cú chạm trên chiếc smartphone, hàng hóa được đặt trên web và được giao phi biên giới, viễn cảnh con người sẽ sớm di chuyển bằng những chiếc xe tự lái được vận hành thông qua các máy chủ cách xa hàng ngàn dặm.
Ba đặc điểm của chuyển đổi số có tác động đến doanh nghiệp:[sửa | sửa mã nguồn]
Cung cấp quy mô[sửa | sửa mã nguồn]
Với những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số, mỗi doanh nghiệp có thể là một tổ chức toàn cầu. Các doanh nghiệp có thể phục vụ nhiều phân khúc vượt qua các ranh giới địa lý theo quy mô mà trước đây không thể tưởng tượng được. Ngày nay, các tổ chức có một khả năng phi thường để nắm bắt, lưu trữ, xử lý và hưởng lợi từ khối lượng dữ liệu khổng lồ. Ví dụ, hiện một phần ba doanh thu của Amazon đến từ “ Ngày Thứ Hai Điện Tử”(Cyber Monday), khoảng 3 tỷ đô la Mỹ.[5]
Tốc độ vô song[sửa | sửa mã nguồn]
Các tổ chức có thể nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường mới hơn mà không cần sửa đổi gì đối với platform kinh doanh kỹ thuật số của họ. Lấy Uber làm ví dụ, chỉ trong năm năm kể từ khi ra mắt, doanh nghiệp đã hoạt động ở 58 quốc gia và hơn 300 thành phố. Tức là, cứ sau sáu ngày thì doanh nghiệp lại mở rộng sang một thành phố mới.
Tính không đồng nhất[sửa | sửa mã nguồn]
Số hóa đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp đang ở ngã ba đường khám phá những cơ hội mới. Do đó, các tổ chức hiện có thể đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau - thường không được xem xét trong các ngành công nghiệp bản địa của họ. Ví dụ, Nike đang mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực quản lý sức khỏe trong khi một bưu chính và hậu cần tổ chức như UPS lại có bước đột phá khi đầu tư vào các giải pháp quản lý tài chính.[5]
Cơ hội[sửa | sửa mã nguồn]
Công nghệ số đang xâm nhập vào nơi làm việc với tốc độ theo cấp số nhân, doanh nghiệp ngày nay cần thích ứng không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển. Sau đây là 5 lý do chính:
Giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn[sửa | sửa mã nguồn]
Công nghệ kỹ thuật số ngày nay cho phép nhân viên truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi, chúng đóng vai trò then chốt trong việc giúp nhân viên đảm nhận vai trò của họ một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật số còn cung cấp một cơ hội quý giá cho các chức năng kinh doanh cốt lõi như tài chính và nhân sự, giúp hạn chế các quy trình thủ công và tự động hóa các lĩnh vực chính như bảng lương, cho phép các nhà lãnh đạo tập trung vào các cơ hội kinh doanh rộng lớn hơn[6].
Nâng cao chất lượng dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]
Khách hàng bên trong lẫn khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp, trong môi trường chuyên nghiệp có xu hướng đòi hỏi ngày một tăng đối với trải nghiệm khách hàng. Việc không có sự liên kết thông tin một cách liền mạch giữa các phòng ban khiến cho quá trình làm việc của cả tổ chức bị đứt quãng, tắc nghẽn, khiến khách hàng gặp khó khăn trong thao tác, dẫn đến sự không hài lòng và giảm doanh thu. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số để phục vụ nghiệp vụ chuyên môn của mình mà đồng thời vẫn có thể giao tiếp với bộ phận khác khiến thông tin được minh bạch và rõ ràng hơn.[6]
Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Việc ngồi chờ nhân viên gửi báo cáo qua email hoặc bản cứng thường khiến tiến quá trình làm việc của các CEO cũng như nhân viên bị đình trệ. Ngày nay, tổ chức hoàn toàn có thể chủ động truy cập các loại báo cáo mà mình muốn bất cứ lúc nào: nhân viên ghi nhận bán hàng, kế toán ghi nhận doanh số hay biến động nhân sự ở các bộ phận, CEO truy xuất báo cáo.[4]
Nâng cao khả năng cạnh tranh[6][sửa | sửa mã nguồn]
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp triển khai công việc của mình một cách hiệu quả, tăng từ 30-40% cho tới 100%, giúp việc tương tác, chăm sóc, cá nhân hóa, phục vụ khách hàng tốt hơn. Cuộc chiến giữa các tổ chức chuyển đổi số và truyền thống có thể được ví như cuộc chiến của kẻ khổng lồ đang ngày một phình to và kẻ tí hon yếu đuối đã phân rõ thắng bại. Nhưng một doanh nghiệp khi muốn gia nhập đội người khổng lồ, họ cần có đủ nguồn lực, lý trí để tiếp tế vì không phải kẻ nào cũng được chấp nhận lời kết bạn.
Thách thức[sửa | sửa mã nguồn]
Thách thức về việc làm[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2017, Microsoft tuyên công bố một nghiên cứu về chuyển đổi số rằng đến năm 2020 chuyển đổi số sẽ làm tăng năng suất lao động lên 21% và trong ba năm tới, 85% công việc trong khu vực sẽ có nhiều biến đổi.
Thay đổi tạo ra những thách thức khác nhau cho mỗi đối tượng tùy thuộc vào vai trò của họ trong công ty, trong khi một số nhân viên sẽ nhanh chóng nắm lấy nó, những người khác có thể hoài nghi hoặc thậm chí lo sợ cho tương lai của họ. Tự động hóa đang đe dọa mất việc lao động thủ công, đặc biệt là trong ngành dịch vụ. Ngân hàng trực tuyến và sự phát triển của máy rút tiền đã thay đổi bộ mặt của các giao dịch truyền thống hay tương tự trong bán lẻ, ngày càng có nhiều khách hàng chuyển sang mua sắm trực tuyến. Ngay cả khi họ đã đến trực tiếp cửa hàng, người tiêu dùng có nhiều khả năng lựa chọn thanh toán tự phục vụ.[7]
Truyền đạt[6][sửa | sửa mã nguồn]
Khi áp dụng chuyển đổi số các công ty cần phải giữ nhân viên tập trung hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời tạo ra một môi trường, nơi mà mọi người đều đi theo cùng một hướng. Việc giao tiếp và truyền đạt không hiệu quả sẽ khiến nhân viên cảm thấy không an toàn và mục tiêu này sẽ bị cản trở. Để tránh những thay đổi lớn gây lo ngại, mọi người cần được giải thích rõ ràng về việc thay đổi ảnh hưởng đến họ như thế nào. Điều này bao gồm việc trình bày rõ ràng việc phân bổ lại các nguồn lực của công ty.
Mặc dù thay đổi là không thể tránh khỏi và cần thiết để thành công, doanh nghiệp cần phải nhạy cảm với thực tế là các bộ phận khác nhau của tổ chức sẽ xem xét nó theo những hướng khác nhau. Quản lý cần một thông điệp liên kết để tạo ra sự phấn khích trong khi giảm bớt những lo ngại cho cả cá nhân và đội nhóm.
Doanh nghiệp cần làm gì?[sửa | sửa mã nguồn]
Bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chuyển đổi số là các Trưởng phòng CNTT[8], Bán hàng, Dịch vụ và Tiếp thị phải kết hợp chặt chẽ với Giám đốc điều hành nhằm tạo ra một chiến lược chuyển đổi số gắn với kế hoạch vững chắc về việc “đưa tất cả nhân viên lên tàu”. Tiếp theo đó, doanh nghiệp cần truyền đạt một cách hiệu quả đến khách hàng bên trong và bên ngoài về mục tiêu, chiến lược, sản phẩm và dịch vụ của mình. Cuối cùng doanh nghiệp cần kiên trì thực hiện kế hoạch. Trước sự chuyển đổi không ngừng của các ngành công nghiệp, sau đây là năm mảng chịu tác động chính của chuyển đổi số mà doanh nghiệp cần nắm rõ để có chiến lược thích nghi đúng đắn:
Về thiết bị ứng dụng người dùng.[5][9][sửa | sửa mã nguồn]
Theo Gartner, năm 2016, có 6,4 tỷ thiết bị được kết nối đang sử dụng - chủ yếu được sử dụng bởi người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến năm 2020, sẽ có hơn 20,8 tỷ thiết bị như đồng hồ thông minh, xe tự lái, tivi và thậm chí cả xe đẩy trẻ em được kết nối thông qua cảm biến và nhận dạng tần số radio. Nhiều thiết bị trong số này sẽ thuộc sở hữu của các cá nhân, những người luôn đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới và tiện lợi.
Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu kết nối, cảm giác cần thiết của việc thuộc về một cộng đồng (tiêu biểu là cộng đồng trực tuyến) khiến yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp hiện tại là đầu tư vào tạo social networking service(SNS) phù hợp trên các nền tảng thiết bị phù hợp.
Số lượng thiết bị người dùng khổng lồ sẽ làm gia tăng căng thẳng lên cơ sở hạ tầng CNTT của tổ chức. Do đó, điều cần thiết là phải có một khung CNTT mạnh mẽ để quản lý tất cả các thiết bị người dùng này một cách nhất quán, cho phép chúng đạt hiệu suất cao nhất.
Về số hóa lưu trữ doanh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Số hóa sẽ có tác động đặc biệt quan trọng đối với các yêu cầu lưu trữ của tổ chức. Ví dụ, một chiếc xe tự động sẽ sử dụng 4.000 GB dữ liệu cho mỗi tám giờ lái xe do yêu cầu của hàng trăm cảm biến trên xe. Nhiều ngành công nghiệp khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Do đó, tất cả các yêu cầu về thu thập dữ liệu, dung lượng lưu trữ và truy xuất sẽ cần tăng theo cấp số nhân.
Về điện toán doanh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Các ứng dụng di động được tích hợp công nghệ AI (IIOT) sẽ trở thành trung tâm. Điều này khiến điện toán doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của mô hình kinh doanh. Ví dụ, bằng cách sử dụng các hệ thống điều khiển kỹ thuật số và cảm biến, các công ty dầu mỏ đang hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Công nghệ này giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt, giám sát và thống kê dữ liệu một cách an toàn, cho phép các công ty tiết kiệm hàng triệu đô bằng cách giảm một nửa số lần mất điện không lường trước và tăng sản lượng lên tới 10%. Sẽ có một nhu cầu rất lớn về xử lý các quy trình phức tạp và theo thời gian thực giúp dễ dàng tính toán cho cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc.
Về kết nối mạng[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày nay, mọi hoạt động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đều cần được kết nối mạng. Sự cần thiết cho thành công của một doanh nghiệp kỹ thuật số là tăng khả năng kết nối mạng. Mức độ dịch vụ và trải nghiệm người dùng trở nên cần thiết cho các tổ chức tồn tại. Một sự gián đoạn của mạng kỹ thuật số trong vài giây có thể dẫn đến tổn thất lớn. Dịch vụ kinh doanh kỹ thuật số sẽ cần đầu tư vào một mạng lưới bảo mật mạnh mẽ, có khả năng truyền, nhận và xử lý số lượng lớn dữ liệu trong thời gian thực.
Về bảo mật[sửa | sửa mã nguồn]
Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong năm khu vực này, khi bị xâm phạm, nó có thể dẫn đến tổn thất lớn. Ví dụ, Verizon vào tháng 3 năm 2016 đã báo cáo rằng họ là nạn nhân của vi phạm dữ liệu, cho phép tin tặc thu thập thông tin về khoảng 1,5 triệu khách hàng doanh nghiệp. Năm 2006, Sikich cũng báo cáo sự gia tăng các cuộc tấn công vào quy trình sản xuất - với hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ là động lực chính. Số hóa cho phép tổ chức và các bên liên quan trực tiếp, bao gồm nhân viên và người tiêu dùng, truy cập trực tiếp vào nguồn dữ liệu. Những điều này khiến toàn bộ hệ sinh thái dễ bị tấn công mạng. Các tổ chức cần thiết kế một hệ thống bảo mật xác định, phân loại và loại bỏ các mối đe dọa một cách hiệu quả, cũng như duy trì tính toàn vẹn dữ liệu ở bất kỳ giai đoạn nào.[5]
Thực trạng các doanh nghiệp hiện tại áp dụng chuyển đổi số như thế nào?[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay, chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra trên toàn thế giới. Theo một khảo sát năm 2019 của International Data Group, gần 90% các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi với các bước khác nhau, đi từ bước nghiên cứu đến việc thực hiện. Và hơn 30% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp coi chuyển đổi kỹ thuật số là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khẳng định hiệu quả ngay lập tức do chuyển đổi kỹ thuật số mang lại ở nhiều khía cạnh: sự vượt trội trong hiểu biết của khách hàng, tăng năng suất làm việc, đảm bảo giá cả cạnh tranh và tăng tốc độ sáng tạo.[7] Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và châu Á.[4]
Trong bối cảnh trên, Chính phủ, doanh nghiệp cũng như các tổ chức tại Việt Nam đã tích cực đón nhận và tham gia các hoạt động để theo kịp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4.0). Chính thức thúc đẩy sự phát triển kinh tế số thông qua một loạt các cơ chế, chính sách và đặc biệt các chính sách này gần đây đã được củng cố bởi Chỉ thị số 16 / CT-TOT của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiếp cận mạnh mẽ với IR4.0.[7] Ngoài ra, chính phủ và chính quyền các cấp cũng đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới.[10]
Chuyển đổi kỹ thuật số xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, từ thương mại, tài chính - ngân hàng đến y tế, giáo dục, du lịch và giao thông vận tải.[7]
Quản lý khách sạn[sửa | sửa mã nguồn]
Các doanh nghiệp tập trung cao vào việc thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số, nhằm đưa khách hàng thành trung tâm của chiến lược và hoạt động. Họ cần đánh giá cấu trúc tổ chức để bắt kịp chuyển đổi kỹ thuật số, xác định các dữ liệu trực tuyến và xem xét vai trò của chúng trong việc tăng số lượng đặt phòng. Tiến bộ mới nhất về mặt này là sự xuất hiện của Cơ quan Du lịch Trực tuyến, dịch vụ như Expedia, Booking.com.[2]
Thương mại điện tử[sửa | sửa mã nguồn]
Trải nghiệm kỹ thuật số là yếu tố không thể thiếu cho các tương tác thương mại điện tử (e-commerce), nhờ vào đó, những người chơi lớn như Amazon.com, AliExpress đã thực sự có thể tác động đến hành trình mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp lại có nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn, đó là: tránh các vi phạm an ninh như đánh cắp số thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cũng như thông tin cá nhân của hàng triệu khách hàng. Các doanh nghiệp cần cải thiện cơ sở hạ tầng của mình từ các chi tiết nhỏ như hoạt động giao dịch an toàn, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng cùng với sự đảm bảo về bảo mật dữ liệu khách hàng.[2]
Ngân hàng[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếp theo đây, ta tập trung vào việc thực hiện chuyển đổi số của ngành ngân hàng trong việc tìm kiếm sự tăng trưởng giữa một kỷ nguyên số mới. Ngày nay, các khoản đầu tư của ngân hàng tập trung rất nhiều vào công nghệ và cơ sở hạ tầng: từ ngân hàng trực tuyến (online banking), đến ATM, đã làm phong phú thêm trải nghiệm người dùng. Các chiến lược chuyển đổi số bao gồm việc đại tu tổ chức và mở rộng các nền tảng số (digital platform).[2]
Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Với sự gia tăng của các công cụ học tập trực tuyến và cơ sở vật chất, các tổ chức và cá nhân đang tìm kiếm những cách linh hoạt hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của cá nhân. Các bài giảng video, các cộng đồng trực tuyến (online community) và hệ thống quản lý học tập được sử dụng rộng rãi, cho phép tạo ra các mô hình kinh doanh mới, làm phá vỡ các buổi đào tạo theo hướng truyền thống.[2]
Chăm sóc sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời đại kỹ thuật số liên quan đến việc dùng các ứng dụng CNTT để quản lý và truyền tải dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nó bao gồm việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu lâm sàng (hồ sơ y tế điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử), liên lạc giữa các chuyên gia (dùng các email bảo mật để nhắn tin trực tiếp đến chuyên gia), hỗ trợ trên nền tảng máy tính (hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng, đặt đơn thuốc của bác sĩ trên máy vi tính), tương tác giữa nơi có bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ (hệ thống giới thiệu và chuyển giao bệnh nhân) và giáo dục. Phần lớn các báo cáo ứng dụng chuyển đổi số là từ chăm sóc sơ cấp (bác sĩ gia đình, chuyên gia y tế gia đình), chăm sóc thứ cấp (bệnh viện, phòng khám) hoặc cơ sở nghiên cứu y tế. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe cũng diễn ra trong các lĩnh vực khác ngoài phòng khám và cơ sở nghiên cứu, ví dụ như dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chăm sóc bệnh nhân ngoại trú.[2]
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi kỹ thuật số đang tạo ra các dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra mâu thuẫn, mô hình chuyển đổi kỹ thuật số tạo ra những thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Nhờ có những công nghệ mới, các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, để tiếp tục tồn tại và phát triển đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ, nếu không sẽ bị đẩy lùi và bị thay thế.[4]
Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
Với sự biến đổi không ngừng của các đột phá công nghệ mới, các tổ chức và mọi cá nhân cần đón đầu các xu hướng chuyển đổi số mỗi năm để không bị thụt lùi mà còn nắm bắt cơ hội để vươn lên dẫn đầu trong năm 2020.
Dưới đây là các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2020
Công nghệ 5G[sửa | sửa mã nguồn]
2020 sẽ là năm của công nghệ 5G, với sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực viễn thông như Qualcomm, AT&T, Verizon, Nokia, Ericsson và Huawei… Không chỉ mang đến tốc độ băng thông rộng và nhanh hơn, mạng di động đáng tin cậy hơn, sự phát triển của 5G cũng sẽ thúc đẩy những tiến bộ trong thành phố thông minh, xe thông minh, sản xuất thông minh cũng như nhiều công nghệ IoT chuyên sâu. Với sự phát triển về khoa học và công nghệ như hiện nay, tốc độ xử lý của thiết bị không phải là vấn đề của các giải pháp công nghệ thông minh, mấu chốt là do tốc độ truyền tải dữ liệu hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tất cả sẽ được xác định trong năm 2020, khi đó giá trị thực sự của công nghệ 5G sẽ không chỉ giới hạn trong điện thoại thông minh, giúp cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ cuộc sống hiệu quả hơn.[11]
WiFi tốc độ cao giúp thế giới nhanh hơn[sửa | sửa mã nguồn]
Mặc dù WiFi 6 và 5G hoàn toàn khác nhau về mặt công nghệ, nhưng sự kết hợp của hai xu hướng này sẽ mang lại hạ tầng kết nối không dây nhanh hơn, tốc độ cao hơn trong năm 2020, tạo ra hệ thống siêu kết nối cho cả văn phòng, tòa nhà, thậm chí là thành phố thông minh. Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, số lượng thiết bị được kết nối WiFi dự kiến sẽ tăng từ 10-5- lần trong vài năm tới, đòi hỏi hệ thống hạ tầng mạng xử lý hiệu quả, thông minh hơn. Ngoài ra, chất lượng và khối lượng dữ liệu truyền tải qua mạng WiFi cũng tăng lên, đòi hỏi cần có một đường truyền mạnh, ổn định và không bị tắt nghẽn. Sự kết hợp giữa wifi 6 và 5G này sẽ giải quyết các yêu cầu trên, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dùng.[11]
Phân tích dữ liệu lớn (big data) tạo nên lợi thế cạnh tranh[sửa | sửa mã nguồn]
Các công ty chưa dành sự quan tâm đúng mức đến công nghệ phân tích dữ liệu vào năm 2020 sẽ không giành được chiến thắng vào năm 2021. Với xu thế chuyển đổi kỹ thuật số mạnh mẽ hiện nay, nếu không sử dụng đầy đủ các công cụ phân tích hiện đại, nhiều dữ liệu khách hàng quý giá sẽ không được thu thập, xử lý và biến thành tài sản có giá trị giúp các doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh. Bước đi với tầm nhìn ngắn hạn sẽ không còn là lựa chọn khả thi khi những doanh nghiệp đối thủ đang tận dụng các công cụ phân tích hiện đại để xác định vấn đề, cơ hội và giải pháp kinh doanh. Đó là lý do tại sao chúng ta đang thấy sự hợp nhất của các công ty công nghệ như Salesforce mua lại Công ty dữ liệu lớn Tableau với giá trị lên tới 15,3 tỷ USD, hay Microsoft tạo ra nền tảng Power Platform của riêng mình. Bởi các tập đoàn công nghệ đều nhận thấy chìa khóa thành công trong tương lai nằm ở dữ liệu, cụ thể là khả năng thu thập và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Có thể nói, phân tích dữ liệu lớn sẽ là một trong những tiêu điểm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2020, trong bất kỳ ngành, lĩnh vực nào.[11]
AI và Machine Learning (học máy) lên ngôi trong thời kỳ chuyển đổi số[sửa | sửa mã nguồn]
AI (Artificial Intelligence-trí tuệ nhân tạo) là một thuật ngữ không còn xa lạ với những ai theo dõi mỗi bước chuyển đổi công nghệ số. Tuy nhiên, AI chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Và năm 2020 được dự đoán sẽ là thời kỳ bùng nổ của công nghệ AI khi các hệ thống dữ liệu ngày càng lớn.[12] Giá trị của việc ứng dụng AI và machine learning (học máy) vào phân tích dữ liệu có thể được chắt lọc thành ba đề xuất riêng biệt: tốc độ, quy mô, sự thuận tiện. Tốc độ và quy mô nói lên lợi thế vượt trội của việc tự động hóa quá trình phân tích các tập dữ liệu khổng lồ so với khả năng của các chuyên gia hàng đầu về dữ liệu. Với AI và machine learning, các bộ dữ liệu phức tạp có thể được phân tích trong một thời gian rất ngắn.[11] AI được chứng minh là công cụ mạnh mẽ để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, tự động hóa các nhiệm vụ. Machine Learning, tự động hóa tác vụ cơ bản và chatbot là những trường hợp sử dụng phổ biến nhất của AI. Chatbots đang nổi lên như là tiêu chuẩn cho dịch vụ khách hàng.
Trong các dịch vụ tài chính, AI sử dụng các trường hợp để phát hiện gian lận, đầu tư dịch vụ và quy trình tự động phê duyệt khoản vay được xác định với các mô hình triển khai cụ thể của công ty. Trong bán lẻ, AI được sử dụng cho các ưu đãi và khuyến mãi được cá nhân hóa.
Để tối đa hóa giá trị của AI và machine learning, nghiên cứu cho thấy các công ty bắt đầu với quản trị dữ liệu với các câu hỏi sau:
1.Dữ liệu có giá trị nhất của bạn là gì?
2.Chất lượng dữ liệu của bạn như thế nào?
3.Ai có thể đóng góp dữ liệu và nó được theo dõi như thế nào?
Khi đó, AI sẽ được sử dụng cho việc phân tích các số liệu này một cách khoa học nhằm mang lại hiệu quả đáng tin cậy nhất. Kết hợp với machine learning sẽ giúp con người giảm được rất nhiều các quy trình thủ công vốn có trong việc phân tích dữ liệu. Và chắc chắn độ chính xác sẽ tốt hơn các phương pháp truyền thống.[12]
Sự bùng nổ vượt khỏi khuôn khổ của Blockchain[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, năm 2020 là bước khởi đầu mạnh mẽ cho sự trỗi dậy của nhiều ứng dụng tiềm năng khác trên nền tảng công nghệ blockchain.[11] Nếu như trước đây, blockchain chỉ được biết đến như là một hình thức tiền điện tử phổ biến thì trong năm 2020, blockchain còn được ứng dụng trong các lĩnh vực mới: thực phẩm, bất động sản, quản lý tài sản,...[12]
AI đàm thoại trở nên đáng tin cậy hơn[sửa | sửa mã nguồn]
Các trợ lý ảo Siri hay Google Assitance vẫn còn rất đơn giản, gần như không thể sử dụng giọng nói để nhắn tin hay tạo một cuộc trò chuyện một cách chuẩn xác. Tuy nhiên, ít nhất một số dạng AI đàm thoại (Conservational AI) sẽ trở nên hữu ích trong năm 2020. Về phần mềm, các dự án như Microsoft Conversality AI đang làm việc cực kỳ chăm chỉ, giúp tạo ra các nền tảng không chỉ có thể nghe chính xác mà còn theo dõi các cuộc hội thoại phức tạp và hiểu được các sắc thái cảm xúc. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể theo dõi và thấu hiểu được khách hàng của mình một cách tốt hơn.[11]
Chuyển đổi số với việc sử dụng bảo mật số[sửa | sửa mã nguồn]
Bảo vệ thông tin người dùng luôn là vấn đề quan trọng của mọi hệ thống cơ sở dữ liệu. Để thông tin người dùng được an toàn, các công ty công nghệ hiện nay đã dần chuyển sang những hình thức bảo mật tối cao hơn. Thông tin người dùng sẽ được đảm bảo cao nhất về độ an toàn bằng các công nghệ mới trong năm 2020. Việc bảo mật thông tin trong tương lai sẽ gắn liền với độ uy tín của chính doanh nghiệp.[12]
IoT là động lực của tăng trưởng công nghệ số[sửa | sửa mã nguồn]
Theo dự đoán, có gần 27 tỷ thiết bị IoT (Internet vạn vật) trên thế giới vào tháng 8/2019 và con số này ước tính tăng lên hơn 75 tỷ vào năm 2025.
Tầm quan trọng của IoT là giúp các công nghệ như phân tích nâng cao, mạng 5G, công nghệ cảm biến, điện toán biên… thực sự hiệu quả. Với dữ liệu ồ ạt đến từ thiết bị thông minh, các doanh nghiệp đang ráo riết làm việc trên các hệ thống phân tích - tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) để từ đó đưa ra các hành động phù hợp.[12]
Từ Itops đến NoOps - thực hiện quản lý dữ liệu thông minh[sửa | sửa mã nguồn]
Xu hướng lớn tiếp theo là tự động hóa Itops - bằng cách triển khai các hệ thống thông minh, dựa trên AI có thể giúp mọi thứ vận hành trơn tru hơn nhiều lần. Trong môi trường điện toán NoOps tự động, do AI điều khiển, những thứ như nâng cấp và thay đổi sẽ được hệ thống thông minh thực hiện một cách tự động, ngăn ngừa khả năng xảy ra các lỗi do con người. Và khi AI được đưa vào một tổ chức, nó có thể được sử dụng cho nhiều thứ khác. Dù vậy, để ứng dụng thành công AI trong bộ phận CNTT hoặc bất cứ nơi nào khác, các tổ chức phải sẵn sàng làm quen với các thủ tục và giao thức mới.[12]
Đón đầu các xu hướng chuyển đổi số là điều mà tất cả các doanh nghiệp cần phải thực hiện để bắt kịp các bước phát triển của thời đại. Chuyển đổi số sẽ mang lại vô vàn các lợi ích cho đời sống hằng ngày và cho công việc. Hãy cập nhật nhanh những thông tin và có những bước chuẩn bị cần thiết nhất để có những đột phá mới.[12]
0 nhận xét:
Đăng nhận xét