SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Business of different salary offer for employees. business manager with differing salaries offers. Premium Vector
Khác biệt hóa chính là yếu tố đầu tiên quyết định doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường hay không. Khác biệt hóa giúp cho hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. 
Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm và dịch vụ cung cấp, được thị trường chấp nhận và đánh giá cao. Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ.
Thuật ngữ khác biệt hóa thường chỉ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Khi một doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, họ có thể đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành.

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa

Trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tết thị trường nếu bạn không khác biệt nghĩa là bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Nhờ việc thực thi các chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh vào sư khác biệt so với đối thủ, từ đó doanh nghiệp có thể thu được nhiều nguồn lợi hơn. Khác biệt, giúp cho nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn khan hiếm hơn. Thêm vào đó, mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi đáng kể, nghĩa là, thông qua chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh và có thể có nguồn thu lớn hơn.

Tạo ra lượng khách hàng trung thành

Khách hàng thường thích sở hữu một sản phẩm, dịch vụ mang tính đọc quyền. Khi sản phẩm của bạn khác biệt, sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể do chiến lược khác biệt hóa; do đó, họ sẽ không chấp nhận bất kì một nhãn hàng nào khác nếu không bị thuyết phục. Do đó, các công ty cần tận dụng lợi thế từ sự trung thành với thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Abstract of face emotion happiness and sadness, unique, think different, individual and standing out from the crowd . wooden hexagon with icon on blue background. Premium Photo

Điều kiện thực thi chiến lược khác biệt hóa

  • Quan trọng : điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số đông người mua.
  • Đặc biệt: điểm khác biệt đó chưa có ai tạo ra hay chưa được công ty tạo ra một cách đặc biệt.
  • Dễ truyền đạt: điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập vào mắt người mua.
  • Đi trước: điểm khác biệt đó không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép.
  • Vừa túi tiền: người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
  • Có lời: Công ty thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời.

Phân loại chiến lược tạo khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Để tạo khác biệt cho sản phẩm thì công ty có thể tập trung vào các đặc điểm như tính chất là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm, chất lượng, công dụng, độ bền hay tuổi thọ dự kiến, độ tin cậy hay nói cách khác là xác suất bị trục trặc, khả năng sửa chữa thay thế.
Khác biệt hóa dịch vụ
Ngoài việc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất làm ra, công ty cũng có thể tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ kèm theo. Trong trường hợp khó tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất thì chìa khoá để cạnh tranh thắng lợi là tăng thêm dịch vụ và chất lượng. Những yếu tố tạo đặc điểm khác biệt chính cho dịch vụ là giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện khách hàng sử dụng, dịch vụ tư vấn sửa chữa và một số công việc khác.
Chiến lược khác biệt hóa nhân sự
Các công ty có thể giành được lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê và huấn luyện con người tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Nhân sự được huấn luyện tốt hơn phải có đặc điểm , kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhã nhặn, tin cậy, có tín nhiệm, nhiệt tình và biết giao tiếp.
Chiến lược khác biệt hóa hình ảnh
Ngay cả khi hàng hoá cạnh tranh không hoàn toàn giống nhau, người mua vẫn có thể phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của công ty hay nhãn hiệu. Để xây dựng hình ảnh của công ty hay cần có các đặc điểm nhận dạng như tên, logo, nhãn mác, bầu không khí, các sự kiện.
có các đặc điểm nhận dạng như tên, logo, nhãn mác, bầu không khí, các sự kiện.
One businessman pushes the round stone boulder while the other one pushing the giant boulder. differentiation between work hard and work smart Premium Vector

Nguyên tắc khi thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Mỗi chiến lược khi thực thi đòi hỏi phải có những nguyên tắc vận hành khác nhau. Vậy nguyên tắc khi thực hiện khác biệt hóa là gì?

Cần khếch trương bao nhiêu điểm khác nhau

Để biết doanh nghiệp nên khếch trương bao nhiêu điểm cần tránh mắc những sai lầm sau:
  • Định vị quá thấp: Một số công ty thấy rằng một số người mua nhận thức mơ hồ về nhãn hiệu đó. Người mua thực sự không nghĩ đến là có một tính chất đặc biệt nào đó.
  • Định vị quá cao: Người mua có thể có một hình ảnh quá hẹp về nhãn hiệu đó. Ví dụ như mọi người nghĩ rằng vào các siêu thị toàn các hàng hoá đắt tiền nhưng thực ra có cả các loại hàng hoá thông thường.
  • Định vị không rõ ràng: Người mua có thể có một hình ảnh không rõ ràng về nhãn hiệu do đưa quá nhiều quảng cáo hay thay đổi vị trí của nhãn hiệu quá nhiều lần.
  • Định vị đáng ngờ: Người mua có thể cảm thấy khó tin vào những điều quảng cáo về nhãn hiệu theo góc độ tính năng, giá cả hay nhà sản xuất của sản phẩm.

Cần khuếch trương những điểm khác biệt nào

Cần sử dụng Ma trận SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đố thủ cạnh tranh. Từ đó, nắm bắt được điểm yếu của đối thủ, nhấn mạnh sự khác biệt hóa vò những đặc tính sản phẩm mà đối thủ còn yếu kém.
Doanh nghiệp càn xác định công ty có năng lực và điểm mạnh trong việc khẳng định đặc điểm nào, vị thế của đối thủ cạnh tranh, những đặc điểm đó của công ty hiện đang đứng ở đâu và các đối thủ cạnh tranh đang đứng ở đâu, tầm quan trọng của việc thay đổi vị thế của từng đặc điểm nghĩa là khách hàng có đánh giá cao việc thay đổi vị thế.

Chiến lược khác biệt hóa đáng học hỏi của Apple

Kết quả hình ảnh cho chiến lược khác biệt hóa san pham là gì

1. Thiết kế sản phẩm

Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod, iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.
“Đó không có nghĩa là chúng tôi không lắng nghe khách hàng, nhưng thật khó để họ có thể kể cho bạn những gì họ cần khi họ chưa từng thấy bất kì cái gì giống như thế”

2. Sử dụng hệ điều hành khác biệt

Apple đã nghiên cứu và cho ra đời hệ điều hành IOS chỉ dành riêng cho các sản phẩm của Apple sản xuất. Điều này chính là điểm khác biệt lớn nhất mà từ trước đến giờ Apple đã tạo ra. Họ không phụ thuộc vào Window trước đó, khiến cho  sản phẩm của Apple thêm phần đắt giá.

3. Chiến lược giá

Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận cao. Người dùng sẵn sàng chi tiền với mức cao hơn để sở hữu một sản phẩm thật sự chất lượng.

4. Công cụ truyền thông

Thay vì quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, Apple lựa chọn một ngách riêng cho mình. Họ sử dụng chiến lược Marketing truyền miệng hoặc dùng hình thức PR để báo chí nói về mình. Trước khi tung ra các sản phẩm mới Apple thường tổ chức các sự kiện ra mắt hoành tráng, giới truyền thông và các khách hàng luôn mong đợi sự kiện đó. Chính vì thế, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho ra mắt sản phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà hãng không hè phải tốn kém chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thử cạnh tranh.
KẾT LUẬN: Chiến lược khác biệt hóa chính sẽ quyết định sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp định vị như thế nào trong tâm trí khách hàng. Hi vọng những kiến thức về chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn cho sản phẩm của mình. Chúc các bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates