SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong Giáo dục

Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong Giáo dục

Hiếu Nguyễn. Ảnh: Thế Đại - 25/06/2020, 11:52 GMT+7 | Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị.Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị.
Cùng dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang và đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc 2 Bộ.
Nhiều kết quả cụ thể từ công tác phối hợp
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong chương trình phối hợp công tác giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2017-2020, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ GD&ĐT) Tạ Ngọc Đôn cho biết: 
Ngày 1/8/2017, Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký kết chương trình phối hợp công tác số 496/CTrPH-BGDĐT-BKHCN về khoa học công nghệ (KHCN) giai đoạn 2017-2025. Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các nội dung thuộc chương trình công tác, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ giai đoạn 2017-2020.
Trong 3 năm qua, hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, đề xuất và xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ phát triển ngành GD&ĐT và KHCN. 
Tiêu biểu là việc xây dựng thành công Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH; Luật Giáo dục 2019; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. 
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang góp ý cho Bộ GD&ĐT trong xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH; chính sách đầu tư phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục ĐH; chính sách nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên trẻ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị.

Những nội dung phối hợp khác giữa 2 Bộ cũng đạt được nhiều kết quả. Như Chương trình Khoa học giáo dục cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng, ban hành chính sách đổi mới GD&ĐT và phát triển kinh tế - xã hội.
Việc triển khai Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" và Quyết định số1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trong các cơ sở giáo dục ĐH…
Chương trình trọng điểm quốc gia về Toán giai đoạn 2010-2020 đã góp phần nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế.
Chương trình phát triển Vật lý được triển khai góp phần nâng cao tỷ lệ giảng viên vật lý có trình độ tiến sĩ, góp phần nâng hạng vật lý Việt Nam trên trường quốc tế. Chương trình 562 được thực hiện đã góp phần thúc đẩy công bố quốc tế và đào tạo tiến sĩ
Số lượng công bố quốc tế chung của cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT tăng cao đã góp phần cải thiện mạnh mẽ thứ hạng đại học Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Phối hợp 2 Bộ sẽ đi vào chiều sâu, thường xuyên, liên tục hơn

Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ GD&ĐT.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: nghiên cứu khoa học và đào tạo là hai trụ cột của cơ sở giáo dục ĐH. 
Gần đây, các cơ sở giáo dục ĐH đã ý thức phân bổ thời gian và nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, với thuận lợi là sự thay đổi tích cực của môi trường chính sách về KHCN. Công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục ĐH có nhiều chuyển biến rõ nét. Tiêu biểu là sự xuất hiện ngày càng dày dặn hơn của các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam trong các bảng xếp hạng uy tín của khu vực và quốc tế.
Đánh giá sự phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ GD&ĐT trong thời gian qua là rất hiệu quả, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc đến 8 nhóm nhiệm vụ phối hợp giữa 2 Bộ, trong đó có nhiệm vụ về Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. 
Chương trình với 49 nhiệm vụ, trong đó có 34 nhiệm vụ tập trung vào giải quyết các vấn đề phục vụ công tác quản lý, xây dựng chính sách đổi mới GD&ĐT, trong đó điển hình có 2 nhiệm vụ đã nghiên cứu đề xuất xây dựng thành công 2 Luật và các nghị định hướng dẫn chi tiết;
3 nhiệm vụ đã tham gia trực tiếp trong việc xây dựng đề cương chi tiết và dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025, phục vụ việc xây dựng và trình dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
2 nhiệm vụ đã nghiên cứu đề xuất nội dung xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Báo cáo đánh giá chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT. Đồng thời, nhiều vấn đề phục vụ công tác quản lý của ngành cũng đang được triển khai nghiên cứu và bước đầu đã chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để nghiên cứu, sử dụng...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong muốn trong thời gian tới, công tác phối hợp giữa 2 Bộ đi vào chiều sâu, tập trung một số nội dung để tạo điểm nhấn; trong đó có việc áp dụng những giải pháp hữu ích của công nghệ, ứng dụng đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; hoàn thiện Nghị định về Nghị định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH; chú trọng việc ghi nhận, tôn vinh những nhà khoa học có nhiều đóng góp, cống hiến...
Chia vui với kết quả đạt được của ngành Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, thời gian vừa qua, đặc biệt gần đây, ngành Giáo dục đã có những chuyển động tích cực, từ chính sách đến các công việc cụ thể; đồng thời đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời gian qua và cho rằng hoạt động này cần đi vào chiều sâu, thường xuyên và liên tục hơn nữa; đặc biệt tiếp tục tăng cường vai trò của đơn vị đầu mối trong công tác phối hợp.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang quản lý trực tiếp hoạt động KHCN của 43 ĐH, trường ĐH, học viện và trường CĐ sư phạm, viện nghiên cứu. Số lượng tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT hiện chiếm 38% tổng số tiến sĩ trong 235 cơ sở giáo dục ĐH cả nước hiện nay. Tuy số lượng cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT chỉ chiếm 18,2% số lượng cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước, nhưng lực lượng cán bộ KHCN lại chiếm đến 33% và có chất lượng tốt, đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động KHCN chung của cả nước. 
7 năm giải thưởng Tạ Quang Bửu (2014-2020) đã trao 20 giải: có 12/20 giải thuộc cơ sở giáo dục ĐH, trong đó cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT có 4/12 giải. 
Công bố ISI năm 2019: Cả nước có 7.705 bài, trong đó toàn hệ thống giáo dục ĐH có 6.549 bài (85%), các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT có 2.412 bài (36,8%). 
Công bố Scopus tính đến 1/2/2020: Top 49 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam năng suất cao nhất (trích dẫn nhiều nhất), có 25 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ; tốp 10 cơ sở giáo dục ĐH, có 5 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates