Bạn quyết định bán hàng online, có thể là trên website, facebook hay ở các diễn đàn – Chúc mừng bạn, đó là một quyết định đúng đắn! Việc bán hàng online là một xu thế tất yếu hiện nay. Tuy nhiên, để có một sự bắt đầu tốt, bạn phải có chiến lược rõ ràng để việc bán hàng được suôn sẻ và thuận lợi.
MAYBANHANG.NET xin được tư vấn cho bạn 25 cách chắc chắn để bán được hàng lần đầu tiên và sẽ có nhiều những lần tiếp theo!
1. Tặng hàng cho những người có uy tín trên mạng xã hội
Trên mạng đầy rẫy những người viết blog, nhà báo, doanh nhân hoặc chỉ là một người nổi tiếng có ảnh hưởng đến cộng đồng và đến từ rất nhiều ngành nghề khác nhau. Rất nhiều trong số họ có lượng người theo dõi đông đảo trên mạng xã hội và người đọc trung thành trên website.
Bạn gửi sản phẩm của mình cho những người có tầm ảnh hưởng lớn này (họ có thể cùng ngành với bạn hoặc chỉ có liên quan một chút) kèm tin nhắn rằng bạn rất hâm mộ tác phẩm của họ và gửi tặng họ một món quà. Và nhớ kèm theo hi vọng là họ sẽ nhắc đến bạn trên một trong những bài viết trên trang cá nhân hoặc diễn đàn của họ.
Việc này giúp cho bạn khẳng định được vị thế sản phẩm của mình, rằng chúng được người có uy tín sử dụng và chấp nhận về chất lượng.
2. Viết bài blog
Nếu bạn chưa viết blog gắn với sản phẩm hoặc cửa hàng của mình, bạn đang bị lỡ tiềm năng rất lớn của marketing nội dung.
Bằng cách sản xuất ra các nội dung miễn phí và có giá trị, bạn sẽ tạo ra niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của mình và giúp mọi người có thông tin. Viết blog cũng giúp bạn có nội dung để chia sẻ trên mạng xã hội và có thứ hạng cao khi khách hàng tìm kiếm.
Một cách đơn giản để bắt đầu cho việc tạo nội dung cho công việc bán hàng online của bạn là nghĩ đến việc người ta sẽ tìm kiếm gì liên quan đến sản phẩm của bạn hay ngành nghề đó. Bằng việc sử dụng blog, bạn có thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi của khách hàng dưới dạng các bài viết cá nhân.
Ví dụ: bạn bán quần áo nữ có thể viết 1 số bài blog như “10 cách phối đồ với chân váy đen” hay “Bí quyết mặc đẹp cho những cô nàng cò hương”….
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng blog để đưa ra những bí quyết, hướng dẫn, tài liệu liên quan đến sản phẩm của mình và phong cách sống quanh sản phẩm của mình.
Nếu bạn có thể tạo ra nội dung đều đặn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sức mạnh của marketing nội dung thông qua việc chia sẻ trên mạng xã hội, việc tìm kiếm trên mạng, vv…v
3. Gửi email
Bạn có thể tạo ra một danh sách email của khách hàng cũ, hiện tại và cả khách hàng tiềm năng để giới thiệu thông tin, sản phẩm, các đợt khuyến mại và cả những nội dung mà bạn đã post lên blog. Khách hàng có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc email nên nắm rõ nội dung hơn là lướt trên mạng xã hội.
Việc cập nhật thường xuyên Facebook hay Twitter cũng có tác dụng tuy nhiên nếu khách của bạn ở khác vùng hay khác múi giờ, tin của bạn sẽ bị trôi nhanh và khách hàng sẽ bỏ qua hoặc không đọc được.
4. Tài trợ một sự kiện
Việc tài trợ cho một sự kiện nào đó có thể có hiệu quả tuyệt vời hoặc sẽ tốn tiền và thời gian vô ích. Bạn phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi tham gia.
Trước hết bạn phải chắc chắn bạn chọn đúng sự kiện để tài trợ. Hãy tìm những sự kiện mà người tham gia có thể sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn và tìm ra có bao nhiêu khách hàng sẽ đến tham dự.
Khi bạn đã có cái nhìn chung về các loại sự kiện khác nhau và quy mô của chúng, bạn có thể phân loại chi phí tham gia những sự kiện này.
Hãy tránh gửi đến đó một số bạn làm marketing, dựng lên một cái bàn với ít tờ rơi. Nếu có khách hàng tiềm năng ở đó, bạn sẽ cần phải sáng tạo hơn để xây dựng được quan hệ với khách hàng. Hãy trình bày một số sản phẩm hấp dẫn nhất để kể về câu chuyện của bạn, hãy làm cho mọi người bàn tán về chúng và tặng những phần quà ngay tại chỗ như phiếu giảm giá hay các nhãn dán miễn phí để lấy được đăng kí email của họ và cả lượng theo dõi trên mạng xã hội.
Ví dụ: Lazada tài trợ cho Helping Hand Saigon tổ chức bữa trưa gây quỹ từ thiện để quyên góp cho trường chuyên biệt và nhà mở ở TPHCM. Tại đây họ đã tặng các voucher giảm giá để mua sắm hàng trên website lazada.vn của họ.
5. Phỏng vấn những chuyên gia trong ngành
Còn nhớ tầm quan trọng của marketing nội dung mà chúng ta đã nói trong phần 2 trước đó? Việc phỏng vấn một người có ảnh hưởng trong ngành là một ví dụ chuẩn của việc tạo ra các nội dung độc đáo.
Phỏng vấn có tác dụng bởi đó là một tình huống win-win (cả hai cùng thắng). Người được phỏng vấn càng cởi mở, trong khi người phỏng vấn đào sâu vào những chủ đề hấp dẫn cho bài viết của mình, mà trong trường hợp này là bài blog của bạn.
Phần lớn buổi phỏng vấn bạn nên đặt các câu hỏi phù hợp không chỉ liên quan đến cuộc sống và công việc của bạn mà còn về ngành nghề nói chung. Việc này sẽ đảm bảo là những người hâm mộ vừa thỏa mãn sự tò mò về cuộc sống riêng của người đó mà vẫn có được những lời khuyên chuyên ngành quý báu.
6. Tạo ra sự kiện PR gây sốc
Sự kiện kiểu này phải mang nhiều yếu tố bất thường, gây sốc, gây cười hoặc đặc sắc để thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông.
Nếu làm đúng thì cửa hàng của bạn sẽ nhận được vô khối sự chú ý của truyền thông chính thống và rất tốt cho lượng truy cập trong ngắn hạn cũng như việc tìm kiếm trên mạng về lâu dài sau này.
Không công ty nào tạo ra các sự kiện cộng đồng gây được nhiều sự chú ý như Virgin. Người sáng lập ra hãng, tỷ phú Richard Branson, đã hóa trang thành cô dâu mặc váy cưới, nhảy ra từ mái nhà của casino, lái xe tăng dọc đại lộ số 5 của New York…
7. Thử nghiệm trả tiền quảng cáo AdWords cho Google
Adwords là chương trình quảng cáo của Google mà bạn sẽ trả tiền cho mỗi cú click chuột vào nội dung của bạn hiển trị trên kết quả tìm kiếm. Thông thường những kết quả đầu tiên sẽ có tỷ lệ người xem cao nhất. Những kết quả có chữ “Ad” trong ô vuông là những kết quả được trả tiền.
Tác dụng của Adword nằm ở tốc độ và độ phủ sóng của nó. Chỉ trong một vài phút, bạn có thể tạo ra và khởi động một chiến dịch quảng cáo mà những dòng chữ, hình ảnh hoặc thậm chí video của mình xuất hiện khắp nơi trên mạng internet.
Sử dụng Adword, bạn có thể tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu của mình mà Google đã phân loại dựa trên việc tìm kiếm và có thể quảng cáo của bạn cũng hiện lên trên các website có từ khóa tương tự.
8. Liên kết quảng cáo trên các trang khác
Các liên kết quảng cáo là khi bạn cho phép người khác quảng cáo sản phẩm của bạn trên websie của họ và chỉ đường dẫn về chỗ của bạn. Bù lại, bạn trả cho họ số tiền tương ứng với những giao dịch bán hàng thành công. Bạn có thể theo dõi được những nỗ lực marketing của họ bằng các đường dẫn riêng kèm mã ID chỉ dành riêng cho họ.
Ví dụ như Website Con tự học là cộng đồng cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm đồng hành cùng con học từ mẫu giáo đến đại học. Monkey Junior là phần mềm dạy trẻ đọc sớm và Contuhoc đăng đường link để bố mẹ mua sản phẩm của Monkey Junior với lời hứa nếu kèm code CONTUHOC sẽ được giảm giá 40%.
9. Bán buôn cho các điểm bán lẻ khác
Bán buôn thì lợi nhuận sẽ thấp hơn nhưng bù lại bạn có dòng tiền tốt, có thể xoay chuyển sang các sản phẩm mới nhanh hơn. Ngoài ra bạn còn cắt giảm được chi phí như quảng cáo, thuê người bán, vận chuyển… Tuy nhiên bạn cũng phải thương lượng tốt với các chủ cửa hàng bán lẻ, tránh trường hợp bị ép giá, trì hoãn việc thanh toán…
10. Đăng một bài báo về sản phẩm của mình
Rất nhiều các cửa hàng online đăng báo nhằm thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông nhưng bị thất bại và tốn rất nhiều tiền.
Bí quyết của việc thu hút sự chú ý là đừng làm ầm ĩ quá! Phải đảm bảo bài báo đó có giá trị, tức là bài viết rất thú vị và nghiêm túc. Cách viết bài phải chuyên nghiệp, chính xác, không rườm rà và đặc biệt là không đơn điệu.
11. Để ý đến các chỉ số trên website của bạn
Thường xuyên theo dõi và có những phản hồi, hành động cần thiết khi có những kết quả phân tích website của bạn. Cách mà người xem website của bạn, từ lúc bắt đầu vào đến lúc tắt đi, sẽ giúp bạn hiểu vì sao người ta mua hàng và cả vì sao người ta không mua nữa.
Các chỉ số phân tích website sẽ cho bạn thấy khách hàng làm những gì, họ vào đâu, đọc cái gì, trong thời gian bao lâu, họ thoát khỏi website như thế nào. Một số công cụ còn giúp bạn thông số một khách hàng cụ thể đến thăm website của bạn bao nhiêu lần.
Bạn sẽ không tốn tiền cho việc này, Google Analytics là một công cụ miễn phí giúp bạn đo lường được lượng tương tác trên website của bạn theo nhiều chỉ số mà thậm chí bạn còn chẳng nghĩ tới.
12. Tổ chức lấy ý kiến khách hàng
Hiểu được các khó khăn cũng như mong muốn của khách hàng sẽ giúp bạn có bước đi đúng tiếp theo. Khảo sát khách hàng là một cách lí tưởng để có những phản hồi trung thực. Khách hàng không phải là người nhà hay bạn bè nên họ không ngần ngại trong việc nói thật những suy nghĩ, nêu ra những nhược điểm của sản phẩm của bạn.
13. Tạo mạng lưới trên các diễn đàn
Các diễn đàn thảo luận online là những nơi tuyệt vời để tìm kiếm các kinh nghiệm, bí quyết, lời khuyên, trả lời câu hỏi và có được một vài khách hàng mới. Các diễn đàn lớn ở Việt Nam hiện nay như: Tinh tế, Làm cha mẹ, Otofun, Vozforum… Hãy tận dụng những diễn đàn này để giúp công việc bán hàng online hiệu quả hơn.
Khi post bài, hãy đảm bảo rằng bạn không vi phạm nội quy của diễn đàn khi quảng cáo về sản phẩm hay thương hiệu của bạn. Bạn tìm hiểu nội quy, giới hạn của diễn đàn và hãy tuân thủ chúng. Hãy dùng ảnh biểu tượng, chữ kí và cả thông tin hồ sơ để quảng bá cho thương hiệu của mình trong phạm vi cho phép của quy định.
Không một diễn đàn nào cho phép bạn quảng cáo hay post bài mà chứa đầy đường link dẫn về website của bạn. Vì vậy hãy post bài đủ để mọi người chú ý đến hoạt động của bạn nhưng đừng quá để bị coi là spam. Bên cạnh đó, hãy chú ý trả lời comment của khách trước để lại trong bài của bạn, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những khách sau đấy.
14. Trao đổi hàng hóa
Trao đổi hàng là một mánh khóe khá hay. Hãy tìm một nhóm các nhà bán lẻ có sản phẩm có thể bổ sung cho hàng hóa của bạn (không phải là đối thủ của bạn nhé) để hai bên trao đổi và quảng cáo hộ nhau.
Ví dụ như bạn bán quần áo, những người bán đồ phụ kiện dây lưng, mũ, ví… có thể hỗ trợ bạn. Những cửa hàng mà bạn kết hợp phải có sự đồng nhất để bán hàng hỗ trợ nhau nhưng không được giống nhau quá để tạo ra những xung đột về lợi ích bán hàng.
15. Xây dựng các mối quan hệ
Bạn biết gì không quan trọng mà quan trọng là bạn biết ai. Xây dựng được các mối quan hệ tốt là online và offline là cánh cửa đến thành công của bạn. Không cần biết sản phẩm của bạn hay ngành nghề của bạn là gì, có những công ty có tư duy kinh doanh giống bạn bên ngoài kia và bạn nên kết bạn với họ.
Hãy xây dựng mối quan hệ với những người có liên quan gần gũi với công việc của bạn nhưng lại không phải là đối thủ trực tiếp. Ví dụ như nhà cung cấp, blog, website mà tập trung vào ngành nghề của bạn vì họ có thể giúp bạn bằng việc cung cấp những phản hồi của khách hàng, đưa ra các khuyến mại và không bị dẫm chân lên công việc của bạn.
16. Tổ chức một cuộc thi hay tặng miễn phí
Tất cả mọi người đều thích đồ miễn phí và nếu bạn muốn xây dựng niềm tin nơi khách hàng thì có thể tổ chức một cuộc thi nho nhỏ hay tặng quà miễn phí.
Ví dụ như Coca cola tổ chức cuộc thi trong 7 ngày, người tham gia phải tìm đường trong ma trận để đến với 2 món ăn ngon có cốc Coca bên cạnh; phần thưởng là cặp vé xem phim miễn phí. Hoạt động này tạo sự gắn kết và tương tác giữa khách hàng với sản phẩm và trên Facebook, độ lan tỏa của thương hiệu sẽ rất lớn.
17. Viết trên mạng Twitter
Điểm mạnh của mạng xã hội Twitter là sự ngắn gọn, đơn giản và kết nối cực kì hiệu quả với thị trường mục tiêu của bạn. Một cách tuyệt vời để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là tìm người đặt ra các câu hỏi liên quan đến ngành của bạn và tiếp xúc với họ bằng cách trả lời các câu hỏi của họ một cách có ích.
Bạn không nên nhắc đến sản phẩm của mình mà hãy tỏ ra có ích, giải đáp những thắc mắc của khách hàng một cách nhiệt tình nhất. Ví dụ như có khách hàng phàn nàn về cân nặng của mình, bạn có thể tư vấn về chế độ ăn kiêng, tập thể dục… Khi người ta bắt đầu quan tâm đến bạn là ai, bạn có thể giới thiệu về loại trà giảm béo mà mình đang bán…
18. Kết nối với LinkedIn
LinkedIn là mạng kết nối nghề nghiệp, bạn sẽ tìm thấy ở đấy những chuyên gia, người đứng đầu các ngành và nó giống như một sơ yếu lí lịch biết nói của bạn.
Bạn không thể bán hàng trên LinkedIn nhưng sau khi tạo hồ sơ kinh doanh và hồ sơ cá nhân (nếu bạn chưa có), bạn có thể có kết nối với những công ty khác, nhà cung cấp, các website có liên quan và nhiều thứ khác.
Có rất nhiều nhóm công khai và nhóm kín trên LinkedIn mà ở đó những người chủ doanh nghiệp kết nối với nhau, bạn có thể đặt câu hỏi cũng như tạo các mối quan hệ ở đó.
19. Có mặt trên Pinterest, Instagram và Vine
Nếu bạn cần thể hiện cá tính và sự sáng tạo trên mạng xã hội, hãy tìm đến 3 nền tảng được nhắc đến ở trên đây.
Pinterest, Instagram, và gần đây nhất là Vine đều cho phép bạn tiếp cận đến khách hàng theo một cách khác. Hãy chụp ảnh sản phẩm, quay video về quá trình làm ra, kể một câu chuyện bằng hình ảnh. Luôn hướng đến cái đẹp nếu có thể. Mọi người ai cũng yêu cái đẹp mà.
20. Facebook – mạng xã hội quyền lực nhất thế giới
Với gần 1,9 tỷ người dùng Facebook trên toàn thế giới và 40 triệu người từ Việt Nam, đây là mạng xã hội đông đảo nhất, là kênh thông tin quyền lực trong cộng đồng sử dụng internet hiện nay.
Hãy chăm sóc facebook cá nhân hay trang kinh doanh của bạn bằng cách kết nối với bạn bè, gia đình hay các mối quen biết và khiến cho mọi người bàn tán về sản phẩm của bạn. Hãy viết các status sáng tạo và tương tác nhiều trên các nhóm công khai hay các trang mở mà có liên quan đến ngành nghề của bạn.
Để bán hàng online hiệu quả, bạn có thể cân nhắc việc chạy quảng cáo trên facebook, bằng việc trả tiền cho các Adwords, bạn có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu để tạo Like, bán hàng hay quảng bá thương hiệu của mình.
21. Chiến thắng đối thủ trong các cỗ máy so sánh
Rất nhiều khách hàng, nếu không muốn nói là phần lớn, thích việc lượn lờ tham khảo giữa nhiều cửa hàng trước khi quyết định mua cái gì và họ có thể sử dụng những cỗ máy so sánh để cân nhắc.
Những cỗ máy so sánh này là những phần mềm hoặc website như Google Shopping, Nextag, Price Grabber… sẽ liệt kê hàng nghìn sản phẩm hay cửa hàng có nội dung tương tự nhau để so sánh. Ở Việt Nam có các website so sánh như sore.vn, sosanhgia.com, websosanh.vn…
Để được chú ý, bạn cần phải tuân theo luật chơi của mỗi cỗ máy so sánh, cạnh tranh bằng giá cả, và hãy chờ đợi trong khi bạn thử nghiệm cỗ máy nào là phù hợp nhất và mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất.
22. Xây dựng đồ họa Infographic
Một đồ họa Infographic sẽ chứa đựng một số thông tin, các hình ảnh minh họa cho số liệu thực tế và thống kê thường là dễ đọc và dễ hiểu.
Mặc dù các đồ họa này không dễ làm nhưng nó là vàng khi được chia sẻ trên mạng xã hội hay xuất hiện ở các kết quả tìm kiếm. Mà thường là người đọc thích nhìn hình ảnh hơn là đọc chữ nên đồ họa của bạn nếu trông hấp dẫn sẽ được nhiều người quan tâm hơn.
23. Thiết kế cửa hàng online hấp dẫn và có thể nhìn thấy được
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng và đặc biệt đối với bán hàng online, ấn tượng đầu tiên lại tập trung vào việc thiết kế website. Người đọc có thể nắm bắt được thương hiệu hay sản phẩm của bạn mà không cần phải di chuyển hay đọc quá nhiều. Việc xem catalog hàng của bạn phải dễ dàng và đem lại cảm giác thú vị.
Cửa hàng của bạn phải dễ xem trên phiên bản điện thoại vì người ta có xu hướng mua hàng khi lướt smartphone hơn là trên laptop hay desktop. Vì thế để bán hàng online hiệu quả, hãy chú tâm thiết kế website đẹp mắt nhé!
24. Mở một cửa hàng di động pop-up
Bán hàng online hiệu quả không có nghĩa là cửa hàng của bạn phải ở trên mạng suốt. Một cửa hàng pop-up mở ra là một minh chứng cho sự có mặt của bạn trên thị trường. Không giống các cửa hàng được xây dựng kiên cố, một cửa hàng pop-up chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, ở những địa điểm đặc biệt và bất ngờ.
Bạn có thể mở chúng ở hội chợ, triển lãm nghệ thuật, trung tâm thương mại hoặc bất kì nơi nào có người tập trung. Chỉ cần bạn mở ở nơi dễ nhìn và nơi có những khách hàng mục tiêu của bạn qua lại.
25. Bán hàng trên Zalo, Viber
Zalo là ứng dụng dành cho smartphone để nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí và có tính năng kết nối như mạng xã hội. Được cộng đồng người dùng internet trẻ tuổi khá ưa chuộng, Zalo ước tính có khoảng 70 triệu người dùng Zalo. Ngành nghề kinh doanh trên Zalo phù hợp nhất là bán hàng thời trang, mỹ phẩm, quần áo… Viber thì độ phủ quốc tế cao hơn, ở Việt Nam chỉ khoảng 4-5 triệu người dùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét