SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Báo Mỹ nhận định công nghệ đang thay đổi nền kinh tế Việt Nam


Thứ Năm,  9/4/2020, 21:12 
(TBKTSG Online) - "Giống như phần còn lại của thế giới, không thể dự đoán được coronavirus sẽ tác động đến nền kinh tế của đất nước như thế nào, nhưng giờ đây Việt Nam đang đi theo một chuyển đổi mới dựa vào công nghệ. CNN đã nói chuyện với ba nhà lãnh đạo doanh nghiệp để thấy được nhịp đập của một quốc gia đang thay đổi.
Truyền hình CNN của Mỹ hôm 7-4  đã đưa bài nhận định tích cực về sự đóng góp lặng lẽ của các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam.
Doanh nhân sáng lập sàn thương mại điện tử
Năm 2010, Trần Ngọc Thái Sơn sáng lập nên Tiki ngay tại phòng ngủ trong căn nhà của bố mẹ ông tại TPHCM. Ban đầu, đây chỉ là một nền tảng bán sách ngoại văn online. Ông đã sử dụng nhà để xe của gia đình làm “nhà kho” của công ty. “Đó là một không gian nhỏ, nhưng giấc mơ của tôi thì thực sự to lớn”, ông Sơn chia sẻ.
10 năm sau, Tiki hiện là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Công ty đang là nhà cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm tiêu dùng, với hơn 17 triệu lượt khách hàng truy cập và 4,5 triệu sản phẩm được vận chuyển tới tay người mua mỗi tháng.
Sự phát triển lớn mạnh của Tiki phần nào phản ánh sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam, được ước tính có giá trị rơi vào khoảng 6,2 tỉ đô la trong năm ngoái.
Ông Trần Ngọc Thái Sơn. Ảnh: CNN
Sự bùng nổ này phần nào phản ánh được mức độ gia tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là bộ phận dân số trẻ, vốn đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu dân số của Việt Nam, ông Sơn cho biết. Người Việt Nam luôn đón chào những công nghệ mới và luôn tỏ ra lạc quan về tương lai. Đó chính là lý do “họ ngày một tin tưởng vào các dịch vụ thương mại điện tử”.
Hơn nữa, điện thoại thông minh và mạng internet giờ đây không còn là điều gì đó xa lạ đối với người dân. Chính sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tập đoàn nước ngoài và các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã “tạo động lực cho sự sáng tạo, qua đó gia tăng lợi ích của khách hàng”.
Những mặt hàng bán chạy nhất trên nền tảng thương mại điện tử của Tiki là các mặt hàng điện tử. Các mặt hàng phục vụ cuộc sống và thời trang cũng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, ông Sơn chia sẻ.
Công tác giao vận hiệu quả chính là chìa khóa thành công của công ty. Tiki hiện có đến 33 nhà kho tại 13 tỉnh thành khác khau. Công ty khá tự hào khi có thể cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, dù Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhưng vẫn có đến 2/3 dân số của quốc gia này đang sống tại các khu vực nông thôn. Việc vận chuyển hàng hóa đến những khu vực xa xôi thường đòi hỏi chi phí cao hơn, đi liền với thời gian giao hàng cũng bị kéo dài hơn.
Ông Sơn cho biết có đến hơn 50% các giao dịch thanh toán vẫn đang dừng lại hình thức thanh toán tiền mặt. Ông mong muốn các hình thức thanh toán điện tử sẽ trở nên ngày một phổ biến hơn tại Việt Nam. “Trong trường hợp đó, người bán hàng sẽ được thanh toán sớm hơn và nó giúp đẩy nhanh toàn bộ quá trình mua hàng”, ông Sơn cho biết. Với tốc độ tăng trưởng của các nền tảng ví điện tử tại Việt Nam lên đến 28%/năm, số lượng các giao dịch thanh toán điện tử chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Người tiên phong trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ
Là một trong những công ty khởi nghiệp hoạt động năng động nhất trên thị trường, Appota đã gặt hái được một số thành công nhất định khi nhìn thấy trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam.
Appota, được thành lập năm 2011, hiện có khoảng 40 triệu người dùng trên “hệ sinh thái số” của mình, theo bà Nguyễn Thùy Liên, Giám đốc đầu tư của Appota. Công ty đã cho phát hành những tựa game được cấp phép bởi các nhà phát triển Trung Quốc (nơi những tựa game võ thuật tương đối phổ biến) và tự phát triển một nền tảng ví điện tử phục vụ cho các hoạt động mua, bán trong các trò chơi. Những ứng dụng của công ty trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chia sẻ mật khẩu wifi, đọc sách, thông tin, phim truyện, truyện tranh và nhiều loại hình giải trí khác.
“Người dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều yêu thích chiếc điện thoại thông minh của họ”, bà Liên cho biết. “Tất cả những sản phẩm, dịch vụ mà Appota đang cung cấp đều thông qua điện thoại thông minh”.
Bà Nguyễn Thùy Liên. Ảnh: CNN
Một báo cáo thực hiện năm 2019 bởi Google và Hiệp hội Tiếp thị di động Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam là một thị trường “rất ưa chuộng điện thoại thông minh”, với hơn 51 triệu thiết bị, chiếm đến 80% tổng dân số có độ tuổi trên 15.
Độ phủ rộng khắp của mạng lưới viễn thông trên quy mô toàn quốc giúp cho “nhiều người có thể tiếp cận với các dịch vụ 3G, 4G cho dù họ đang sinh sống tại các vùng nông thôn, hay miền núi xa xôi”, bà Liên nói. Bà cũng bổ sung rằng mức thuế đánh vào các sản phẩm di động nhập khẩu cũng như giá thành để mua những sản phẩm đó ở Việt Nam là tương đối “dễ chịu”.
Công ty cũng đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp quảng cáo thị trường doanh nghiệp, và hướng tới việc mở rộng các nền tảng thanh toán trực tuyến.
Bà Liên hiện đang chịu trách nhiệm kêu gọi vốn đầu tư cho Appota. Công ty thu hút được khoảng 17 triệu đô la tiền đầu tư tính đến thời điểm hiện tại. Bà cho biết việc kêu gọi được các khoản đầu tư hấp dẫn hiện tại đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trong quá khứ, với sự tăng lên về số lượng của các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Việt Nam lại cảm thấy thiếu tự tin vào lĩnh vực công nghệ. “Họ tỏ ra khá bảo thủ và muốn đổ tiền vào bất động sản hơn”, bà Liên chia sẻ.
Sự đột phá tiếp theo của Appota sẽ nhắm vào các sản phẩm phụ trợ, được điều khiển thông qua điện thoại thông minh. Công ty gần đây đã cho ra mắt sản phẩm “khóa thông minh”, được tích hợp với một ứng dụng trên điện thoại di động, giúp bảo vệ tài sản của người dùng với đa dạng các chức năng từ khóa cửa cho đến khóa vali. Bà Liên cho biết mục tiêu của công ty là sẽ tích hợp được toàn bộ các thiết bị sử dụng trong một văn phòng làm việc hoặc nhà ở với điện thoại thông minh. “Đó chính là bước phát triển tiếp theo trong cuộc cách mạng công nghệ”.
Người tiên phong trong lĩnh vực phát triển bền vững
Nổi lên với tư cách là một “công xưởng mới” của thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về giá trị xuất khẩu các mặt hàng may mặc (chỉ đứng sau Trung Quốc và Bangladesh).
Nhưng đây lại là ngành công nghiệp gây ra nhiều tác động xấu đến với môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, ngành công nghiệp này phải sử dụng đến 90 tỉ m3 nước, và “đóng góp” đến 10% tổng lượng phát thải khí carbon trên toàn cầu.
Tập đoàn sản xuất hàng dệt may Hong Kong- Royal Spirit Group đã xây dựng nhà máy mang tên Deutsche BekleidungsWerke tại khu vực ngoại ô TPHCM trong năm 2016. “Chúng tôi quyết định sẽ trở thành người đi tiên phong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”, theo ông Hans Barkell-Schmitz, cha đẻ cũng như người chịu trách nhiệm chính trong dự án này.
Ông Hans Barkell-Schmitz. Ảnh: CNN
Nhà máy có giá trị xây dựng lên đến 20 triệu đô la, được thiết kế nhằm mục tiêu giảm thiếu tối đa những tác hại đối với môi trường, cũng như phục vụ tốt nhất khoảng 1.000 lao động đang làm việc tại đây. Các ghế ngồi sử dụng trong công ty được thiết kế và sản xuất ngay trong nước nhằm phù hợp nhất với thể trạng của người Việt Nam. Trong nhà máy, hệ thống đèn LED được điều chỉnh ở mức độ tối ưu nhất nhằm giảm thiểu sự nhức mỏi mắt cũng như hiện tượng chóng mặt, đau đầu của các nhân viên.
Hàng loạt các tính toán phức tạp được thực hiện nhằm làm sao để có thể thiết lập hệ thống ống thông gió và điều hòa nhiệt độ luôn hoạt động ở một nhiệt độ thích hợp nhất. “Điểm đặc biệt của chúng tôi nằm ở việc: nếu bạn có những người lao động luôn vui vẻ, năng suất làm việc chắc chắn sẽ được nâng cao. Đây là giải pháp hai bên cùng có lợi”, Barkell-Schmitz chia sẻ.
Việc cắt giảm sản lượng năng lượng tiêu thụ là yếu tố tối quan trọng. Nhà máy được vận hành dựa trên những nguồn năng lượng có thể tái tạo, trong đó bao gồm các dạng năng lượng sinh học và năng lượng mặt trời, theo Barkell Schmitz. Các cộng sự của ông luôn chọn lựa những thiết bị với “sự cẩn trọng tối đa”, so sánh mức độ tiêu thụ năng lượng của từng phương án, ông cho biết. Họ chọn sử dụng những chiếc máy khâu được nhập khẩu từ Đức, có chức năng tự động dừng hoạt động khi không được sử dụng và các máy khâu túi có mức độ tiêu thụ điện năng thấp và tạo ra ít nhất những phần vải thừa.
Công ty cũng đưa vào sử dụng hệ thống máy nhuộm kỹ thuật cao, sử dụng ít màu nhuộm và nước hơn, Barkell Schmitz chia sẻ. Nhà máy được ví như một cái phễu khổng lồ, nơi nước mưa được thu gom và tích trữ trong các thùng chứa, sau đó nước sẽ được lọc và quay trở lại phục vụ chính hoạt động tẩy rửa vải của nhà máy. Công ty cũng xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hiện đại, nơi nước thải ra từ các hoạt động tẩy rửa vải được lọc và tái sử dụng để cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho một vườn cây được trồng ngay trên mái của nhà máy, nơi cung cấp một nguồn trái cây và rau củ dồi dào cho bếp ăn của công ty.
Barkell Schimitz hy vọng rằng nhà máy của mình sẽ là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp sản xuất khác.
“Đó là có thể coi là một mô hình chiến thắng của hành tinh này, của những công ty đầu tư xây dựng những nhà máy như thế, và của cả người tiêu dùng nữa”.
CNN kết luận: "Điều rõ ràng là công nghệ đang định hình lại cách mà người Việt Nam kinh doanh, sản xuất hàng hóa, giải trí, mua sắm, tổ chức tài chính và giao tiếp".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates