Nhạc ngũ cung được sử dụng rộng rãi trong nhạc Rock, Blues, Metal, Jazz, Fusion, Country và nhiều thể loại khác. Âm giai Pentatonic chỉ bao gồm có 5 nốt, bắt đầu với nốt gốc và kết thúc là 1 quãng 8 của nốt gốc đó.
Vì nhạc ngũ cung chỉ có 5 nốt nên không thể dùng toàn bộ các hợp âm của nhạc phương Tây (nhạc thất cung) để đặt hợp âm theo hợp âm phương nhạc phương tây được. Do đó, khi đệm thì bạn sẽ áp dụng cách rải các nốt hơn là đi hợp âm.
Nhạc ngũ cung cũng được chia ra điệu thức trưởng và điệu thức thứ. Nguyên tắc chính của nhạc ngũ cung đó là hai nốt mà liên kề nhau thì sẽ không được cách nhau ½ cung. Như vậy, bằng cách loại bỏ âm bậc 4 và âm bậc 7 của âm giai trưởng tự nhiên 7 nốt của nhạc thất cung thì sẽ ra được công thức của trưởng ngũ cung. Công thức của trưởng ngũ cung là: 1, 1, 1, 1 ½ 1. Ví dụ: C, D, E, G A C. Đối với điệu thức thứ ngũ cung thì bằng cách loại bỏ âm bậc 2 và âm bậc 6 của âm thứ trưởng tự nhiên của thứ thất cung thì sẽ ra công thức của thứ ngũ cung. Công thức thứ ngũ cung là: 1 1/2, 1, 1, 1 1/2, 1. Ví dụ: C Eb F G Bb C.
Riêng đối với các bài hát có hơi hướng dân ca Nam bộ thì bạn nên dùng thang âm Nam bộ (ví dụ như các bài chiếc áo bà ba, mưa rừng…). Theo đó, âm bậc 6 sẽ tăng lên ½ cung so với âm giai ngũ cung thứ (nếu hát thì rung nốt thứ 3). Ví dụ như âm giai Am là La-Đô-Rê-Mi-F#-Lá. Có một số bài hát bolero thì cần sự kết hợp giữa âm giai thứ ngũ cung hoặc trưởng ngũ cung với thang âm Nam bộ.
Đối với các bài hát mang âm hưởng núi rừng tây nguyên thì bạn lại tận dụng các cặp ½ cung Mi-Fa và Si-Đô theo hai cặp chơi riêng là: Đô-Rê-Mi và Sol-Si-Đô.
Đối với các bài hát ở vùng Thanh Nghệ Tỉnh theo lối hát ru thì thang âm gồm 3 nốt theo 2 quảng 4 đúng. Ví dụ như: C F Bb.
Đối với các bài hát về Huế thì cũng dùng dạng trưởng ngũ cung và thứ ngũ cung như đã nói ở trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét