SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Vai trò của nhạc cụ kỹ thuật số trong dạy học âm nhạc trường phổ thông

Vai trò của các nhạc cụ kỹ thuật số trong dạy-học âm nhạc trường phổ thông Việt Nam
                                                                                           Dr NO

       Mọi phương tiện dạy học (PTDH) đều có nhiệm vụ là "làm cánh tay nối dài của giáo viên và học sinh", nghĩa là "mở rông khả năng của các giác quan" để giúp học sinh có thể nhanh hiểu (tư duy), lâu quên (ghi nhớ) và có thể nói lại, làm lại "giống y chang" những gì đã được nghe, được nhìn (hình thành năng lực) và ở mức độ cao hơn là nói hay hơn, làm tốt hơn (sáng tạo).
       Khoa học giáo dục đã xác định rất cụ thể, chi tiết vai trò của PTDH tác động đến khá năng nhận thức, ghi nhớ của học sinh bằng bảng thống kê với các chỉ số % khả năng hiểu và khả năng nhớ của học sinh trong một "quá trình học-hành" với khoãng thời gian cụ thể nhất định - bảng thống kê này chúng tôi sẽ giới thiệu qua video kèm theo bài viết này. Theo quan điểm công nghệ, dạy học là quá trình truyền thông hai chiều gồm thầy truyền thông tin và trò nhận thông tin. nếu như trước đây không có PTDH, học sinh sẽ học “ chay” và nhận thông tin chỉ qua NGHE. Ngày nay, các PTDH hỗ trợ để các em học sinh có thể nhận thông tin từ nhiều kênh NGHE, NHÌN, LÀM (thực hành, tái hiện) vì thế PTDH giữ vai trò nâng hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, PTDH hiện đại còn tạo điều kiện để thầy giáo theo dõi được quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh (kênh phản hồi từ học sinh) để thầy có thể điều chỉnh đúng/sai cho học sinh kịp thời và PTDH cũng giúp thầy giáo đưa ra được các đánh giá khách quan về kết quả học tập và hình thành kỹ năng của học sinh. Trong trường hợp đó, các PTDH vì thế được đánh giá là mang tính ưu việt trong nâng hiệu quả giáo dục.
      Mô hình quy trình dạy-học theo quan điểm truyền thông da kênh thể hiện như dưới đây.


      Trong thời đại công nghệ 4.0, việc vận dụng thành tựu công nghệ mới như tri tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VI), vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây (iCloud) vào các thiết bị kỹ thuật số trong đó có đàn organ điện tử và piano kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện cho các PTDH này có thể  thay thế giáo viên trong quy trình dạy học. Đàn kỹ thuật số có thể làm những việc giáo viên làm trong dạy âm nhạc. Ví dụ trong dạy học sinh thực hành đàn organ, piano như: Diễn tấu ca khúc (thị phạm sư phạm), kiểm tra đúng/sai khi học sinh thực hành kịp thời, thông báo những đoạn cần học lại, thực hành lại và chấm điểm kết quả ciệc học tập, hình thành kỹ năng. Tương tự, nếu sử dụng đàn organ phím sáng, giáo viên có thể diễn tấu bài nhạc cho học sinh nghe dù không biết đàn, đệm cho học sinh hát... (tất nhiên cách sử dụng những tính năng tự động của đàn điện tử như các giáo viên chúng ta đang sử dụng organ hiện nay là không mang tính sư phạm và cần thay đổi- chúng tôi sẽ phân tích trong bài viết khác).
     Mô hình sử dụng đàn organ điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 sẽ như dưới đây:


                                                                                                                Dr NO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates