SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Nhạc cụ cho giáo viên dạy âm nhạc trường phổ thông Việt Nam

Nhạc cụ cho giáo viên âm nhạc trường phổ thông Việt Nam

                                                                                      Dr. NO (Chuyên gia TBGD)

      Nhạc cụ cho giáo viên dạy âm nhạc trong các trường phổ thông (mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học) tại Việt Nam được xác định căn cứ theo danh mục thiết bị tối thiểu của ngành giáo dục đã cấp cho các giáo viên để làm phương tiện dạy học. Theo tiểu chí này, nhạc cụ đã cấp cho giáo viên gồm các loại sau đây: Đàn organ điện tử, đàn guitar, kèn melodion và mới bổ xung là đàn piano kỹ thuật số - không bắt buộc nhưng khuyến khích sử dụng trong chương trình GD mới môn âm nhạc áp dụng từ 2019. Trong danh mục tối thiểu kèm theo chương trình đổi mới lớp 1 năm 2019 nhạc cụ cho giáo viên chỉ có đàn Keyboard ( đàn organ điện tử) - Tuy nhiên, trước đó Cục CSVC và TBDH (Bộ GDĐT) đã đề nghị các cơ sở giáo dục tận dụng các loại nhạc cụ đã được ngành giáo dục cung cấp trước đây để tiếp tục sử dụng trong chương trình giáo dục mới.
     Về tiêu chí chọn nhạc cụ đàn organ cho giáo viên tiểu học theo thông tư 05/2019/TT-BGDĐT ngày 21/5/2019 có ghi" Đàn keyboard (đàn phím điện tử) để giáo viên thực hành làm mẫu, giảng dạy là loại đàn có tối thiểu 61 phím cỡ chuẩn; có tối thiểu 100 âm sắc và tối thiểu 100 tiết điệu. Dùng điện hoặc pin; có bộ nhớ để thu, ghi; có lổ cắm tai nghe và đường ra để kết nối với bộ tăng âm; có đường kết nối với máy tính hoặc thiết bị khác". 

       So với tiêu chí chọn đàn organ trong các danh mục thiết bị tối thiểu trước đó của các cấp tiểu học, phổ thông cơ sở và mầm non thì tiêu chí chọn nhạc cụ lần này đơn giản hơn nhưng khá đầy đủ. Ngành giáo dục không chủ trường “áp đặt” tiêu chí như các danh mục trước đây - đã cụ thể hóa số lượng tiếng (tone), số lượng điệu (rhythm) ... để các cơ sở giáo dục nếu nếu mua đàn chỉ chọn đúng mẫu mã đàn của nhà sản xuất Casio (tiểu học) hay Yamaha (PTTH) mới đúng quy định của danh mục. Lần này ngành giáo dục cũng không duyệt giá sản phẩm mà dành quyền cho các cơ sở giáo dục các địa phương tự quyết định đầu tư kinh phí cho CSVC & TBDH, nếu có có tiền nhiều thì chọn đàn organ loại giá cao và nếu không có kinh phí thì có thể mua đàn organ giá rẻ nhưng đã mua đàn organ phải chọn loại đáp ứng đủ ba tiêu chí tối thiểu mà ngành giáo dục đã quy định : 1/Tối thiểu 100 âm sắc (tone) trở lên và tối thiểu 100 tiết điệu (Rhythm) trở lên 2/ Tối thiểu phải có thể kết nối headphone và amply tăng âm và 3/Tối thiểu phải có đường kết nối với máy tính và thiết bị khác. 

     Chúng tôi sẽ phân tích các tiêu chí chọn đàn organ điện tử của danh mục TBDH tối thiểu ban hành theo chương trình lớp 1 mới năm 2019 để lưu ý các cơ sở giáo dục trong khi mua sắm như sau:
    1- Tiêu chí số lượng âm sắc (tone) hay tiết điệu (rhythm) trên 100 là tiêu chí không quan trọng vì hiện nay đa số loại đàn organ của các nhà sản xuất đều có số lượng âm sắc và tiết điệu nhiều hơn.
    2- Tiêu chí đàn organ phải có lổ cắm headphone và lổ cắm dây nối với amply tăng âm là cần thiết nhưng cũng không quan trọng vì đa số các loại đàn organ đều đã đáp ứng yêu cầu này.
     3- Về tiêu chí "tối thiểu phải có đường kết nối với máy vi tính và các thiết bị khác", chúng tôi cho rằng tiêu chí này là quan trọng nhất và sẽ là tiểu chí quyết định chất lượng và giá cả của cây đàn organ vì những lý do sau đây:
            3.1- Tiêu chí đàn organ "phải có đường kết nối với máy vi tính"  là tiêu chí mang tính bắt buộc trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. 
           3.2- Tiêu chí "có đường kết nối với các thiết bị khác", đây là tiêu chí yêu cầu đàn organ phải có thể kết nối với các thiết bị di động  như máy tính bảng, điện thoại (tablet, smart phone..). Tiêu chí này giữ vai trò quan trọng vì chỉ có cách kết nối này sẽ giúp đàn organ điện tử nhận được các tập tin MIDI lưu trữ trong các phần mềm ứng dụng (solfware hoặc App) - nếu có các MIDI file chứa các bài nhạc giáo dục Việt Nam lưu trữ trong các phần mềm, ứng dụng này thì sẽ là thuận lợi lớn cho các giáo viên. Tiêu chí này là tiện ích "sống còn" đối với giáo viên vì trước đây có tiêu chí "đàn lưu trữ nhạc giáo dục VN" nên ngành giáo dục chọn các loại đàn Casio LK-55vn và Yamaha  PSR VN300 vì các đàn này có lưu trữ nhạc giáo dục VN nhưng hiện nay khi đàn organ không có lưu trữ thì đàn phải có đường kết nối với máy tính, thiết bị di động để giáo viên lấy bài MIDI về đàn organ của mình được. 
        
     Những cây đàn lưu trữ nhạc giáo dục VN vào Chip của đàn.
                                                             


Yamaha PSR-VN300


Casio LK-55vn

                                                                    Bee KL-92VN


             Chúng tôi lưu ý các cơ sở giáo dục phải suy tính bài toán chọn đàn vì nhũng trở ngại sau:
               - Hiện nay các hãng đàn đều nhắm đến thương mại hóa trong cung cấp các tập tin MIDI (giá bán 3-10 USD/1 bài nhạc). Các app (solfware &App) có chứa thư viện nhạc MIDI đã mã hóa nên người sử dụng không downnload miễn phí mà phải mua về upload vào đàn mình nhưng chỉ loại đàn nào họ chỉ định mới chơi được tập tin đã mã hóa đó. Ví dụ: Tập tin của App Casio Chordana đọc được trên LK-265/266, LK 280 nhưng không đọc được trên các đàn Casio trước đây và ngay hiện nay Chordana Play app chỉ kết nối được với vài model đàn Casio thôi, tương tự Yamaha cũng mã hóa tập tin của mình và các hãng đàn khác cũng làm vậy. Ví dụ: Đàn Casio LK-265/266 kết nối với app Chordana và đàn Yamaha EZ-220 chỉ kết nối Yamaha App; đàn The ONE kết nối The ONE app... Nếu chúng ta mua đàn organ mà cây đàn này chỉ lưu trữ nhạc quốc tế và không có nhạc giáo dục VN cũng như không thề kết nối với App để lấy MIDI file nhạc VN về lưu trữ thì cây đàn organ như vậy chắc chắn không thể là phương tiên dạy học hiệu quả cho các giáo viên chúng ta được.
               - Giải pháp cho bài toán chọn đàn này không phải là không có và thực ra cũng không khó giải quyết nhưng vấn đề ở đây là chúng ta phải nắm vững những tiêu chí của danh mục tối thiểu và có kiến thức về TBDH để khi mua sắm phải để ra tiêu chí đòi hỏi về sản phẩm, về chế độ hậu mãi,chăm sóc khách hàng đối với các hãng sản xuất nhạc cụ, các công ty cung cấp TBDH .... Nếu các giáo viên dạy âm nhạc có được nhạc cụ phù hợp thì họ mới có thể yên tâm để cống hiến trí tuệ, công sức cho đổi mới giáo dục được.

Chúng tôi sẽ trở lại đề tài nhạc cụ cho giáo viên để có thêm những ý kiến tư vấn bổ ích hơn.

Dr.NO (TBGD)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates