SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Giáo dục âm nhạc đa văn hóa cho trẻ mầm non


A- A A+   

Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non, vận dụng tiếp cân đa văn hóa trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non tại trường mầm non Tam Hiệp

Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổi mầm non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ: đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, hòa nhập được với thế giới bên ngoài từ gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã hội. Chính những hiện tượng của cuộc sống, những truyền thống văn hóa được phản ánh trong các tác phẩm âm nhạc làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ. Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu những đường nét, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, lời ca giản dị dễ hiểu gần gũi với trẻ mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Theo giáo sư Michael Schulte – Markwort, người đúng đầu Viện Tâm lý trẻ em ở bệnh viện đại học Hamburg, Đức: “Âm nhạc giúp trung tâm xử lý ngôn ngữ của não phát triển tốt, khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất, phục vụ cho việc học và nói sớm hơn những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình không có cơ hội tiếp cận với âm nhạc”

Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển giáo dục thể chất cho trẻ. Khi trẻ hát và vận động theo nhạc gợi lên những thay đổi của nhịp tim, mạch, trao đổi máu, giãn nở hô hấp làm cơ thể mềm dẻo, khéo léo… Theo kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỹ, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí não có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt động trí não được nâng cao.

Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Âm nhạc được sử dụng như một công cụ tích cực để đưa vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc những giá trị, vẻ đẹp trong nhân cách con người. Quan hệ giữa âm nhạc và thẩm mỹ được dựa trên kinh nghiệm của riêng trẻ và xác định hoạt động cũng như cảm xúc gắn với âm nhạc ở trẻ. Nếu trẻ có được thái độ hứng thú, say mê với âm nhạc thì nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ về cơ bản đã được giải quyết, bên cạnh đó các kỹ năng nhạc đa dạng và phong phú cũng được hình thành.

Và điều quan trọng nữa, âm nhạc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc của mình và kích thích sự hiểu biết văn hóa của các vùng miền trên thế giới. Bởi chính ở đây, âm nhạc được coi như một phương tiện đưa thế giới tới tâm hồn trẻ, giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Âm nhạc là phương tiện góp phần hình thành cho trẻ phẩm chất đạo đức. Bởi khi tác động đến tình cảm của trẻ, âm nhạc đã truyền tải tới trẻ tình cảm đạo đức, nhiều khi tác động âm nhạc còn nhanh hơn cả những lời khuyên, hay sự ra lệnh của người lớn. Các tác phẩm ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người, những hình ảnh thân thuộc với trẻ như bà, mẹ, chú bộ đội, cô giáo, gợi cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu thủ đô, sự quan tâm yêu thương, gắn bó với người ruột thịt, lòng biết ơn với những người đã cống hiến cho đất nước vì nhân dân. Những điệu múa, trò chơi dân gian, các bài hát dân ca các vùng, các miền đều đem đến cho trẻ những cảm xúc trữ tình, niềm tự hào của dân tộc. Cho trẻ làm quen với những tiết tấu điển hình của các bài hát hay trích đoạn tác phẩm của nước ngoài không chỉ giúp trẻ mở mang hiểu biết về các dân tộc, các vùng miền khác nhau mà còn nhen nhóm trong lòng trẻ thơ tình hữu nghị quốc tế, cộng đồng.

Như vậy, âm nhạc là một phương tiện kỳ diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Qua giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng cố kiến thức trẻ trong học tập, vui chơi. Bởi vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non – đó không phải là đào tạo nhạc công mà chính là đào tạo con người. 

Âm nhạc Việt Nam thể hiện tính đa dạng: vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa mang tính đặc trưng của âm nhạc truyền thống, đồng thời thể hiện tính đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam trong sự hoà nhập với âm nhạc ở khu vực và thế giới. Đối với trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong môi trường khác biệt so với thế hệ cha ông. Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóa giáo dục. Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại mà không quên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khác nhau của dân tộc Việt Nam. Thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận với văn hóa truyền thống là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 

Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.

Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.

Việc lồng ghép tích hợp Đa văn hóa vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Âm nhạc chính là con đường giáo dục, tự giáo dục để tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa biến thành kinh nghiệm, vốn sống, tri thức. Mục tiêu của giáo dục chính là hình thành văn hóa cá nhân mang nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng, dân tộc, xã hội và thời đại. Có thể coi giáo dục đa văn hóa trong nhà trường chính là hệ thống các tác động có hướng đích của nhà giáo dục đến trẻ em và đến các yếu tố có liên quan qua các chiến lược và phương thức giảng dạy phù hợp nhằm trang bị hiểu biết về sự đa dạng văn hóa, về giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, hình thành thái độ thân thiện, bình đẳng, tôn trọng với người khác, dân tộc khác, phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác, chống phân biệt đối xử… cho trẻ em.

Nhận thấy được điều đó và sau khi được sở,phòng giáo dục đào tạo huyện Yên Thế, cụm trường trường mầm non Tam Hiệp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên đầu năm học 2023 - 2024 về chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non”được học tập dự giờ trực tiếp, giúp cho mỗi giáo viên ở các độ tuổi hiểu rõ tầm quan trọng trong việc dạy trẻ mầm non tiếp cận với đa văn hóa và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, hình thành kiến thức, hiểu biết và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của mỗi dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Mỗi một giáo viên giảng dạy tại Trường Mầm non Tam Hiệp đã kịp thời lồng ghép tổ chức thành công hoạt động giáo dục âm nhạc theo chuyên đề đã được bồi dưỡng chuyên môn năm học 2023 - 2024. Hoạt động được tổ chức với các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp đã trang bị cho trẻ hiểu biết về sự đa dạng văn hóa về âm nhạc của các dân tộc cùng sinh sống, cáclàn điệu dân ca, các điệu hò ví dặm của các miền khác nhau. Cụ thể như Dân tộc H’ Mông của vùngnúi Tây Bắc thông qua bài hát "Niềm vui của em", các bài nghe hát phong phú, đa dạng, các bài nhạc nước ngoài khi chơi trò chơi, các dụng cụ âm nhạc của các dân tộc. Hình thành thái độ tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa về âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận biết đặc trưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với trẻ, kỹ năng sử dụng các phương tiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc đã góp phần tạo nên thành công hơn của tiết học.

Thông qua hoạt động giúp trẻ có thêm hiểu biết và tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa của vùng miền, yêu thích bài hát, thích nghe hát, thích hát và thể hiện mô phỏng một số động tác phù hợp với giai điệu bài hát.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates