TPHCM chi hơn 14 tỷ đồng kiện toàn các nhóm giữ trẻ cho con công nhân KCN-KCX
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, tổng kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn TPHCM hơn 14 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 9 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn lực khác 1,7 tỷ đồng và kinh phí công đoàn 3,2 tỷ đồng.
Sáng 12/11, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 404) giai đoạn 2015-2020. Hội nghị do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chủ trì.
Báo cáo tại hội nghị, bà Lý Thị Sương, Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hàng năm tại TPHCM, số trẻ mầm non tăng gần 10.000 trẻ. Để đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ ở các độ tuổi là áp lực rất lớn, do đó sĩ số trẻ/lớp còn cao so với quy định tại một số cơ sở giáo dục mầm non.
Từ thực tế đó, việc phát triển đa dạng các loại hình trường lớp mầm non, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm giảm gánh nặng cho các trường mầm non công lập là cần thiết.
Tính đến cuối năm học 2019-2020, số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của toàn TP là 1.739 nhóm, trong đó tập trung nhiều ở một số quận, huyện như quận 9, quận 12, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn…
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, tổng kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án 404 giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn TPHCM hơn 14 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 9 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn lực khác 1,7 tỷ đồng và kinh phí công đoàn 3,2 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo Đề án 404 TPHCM đã chỉ đạo 10 quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất tổ chức rà soát lại điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, khảo sát việc lắp đặt camera của các nhóm trẻ ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ 51 nhóm từ kinh phí đề án với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, 100 nhóm trẻ (tối đa 7 trẻ/nhóm) khác cũng được hỗ trợ từ các nguồn vận động khác, nâng tổng số nhóm trẻ được hỗ trợ lên 151 nhóm, vượt chỉ tiêu 111 nhóm so với chỉ tiêu trung ương giao.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Gái, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2019-2025, đề án tiếp tục đặt ra một số mục tiêu mới gồm: phấn đấu đến năm 2025 huy động được ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từ 60% trở lên.
Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đến năm 2025, có 99,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, Đề án 404 đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội, trong đó ngoài nguồn lực công còn vận động các nguồn lực tư nhân.
Nhiều năm trước đây, khối mầm non ngoài công lập từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị bạo hành, tuy nhiên, những năm gần đây đã giảm nhiều về số lượng.
Trước kết quả khả quan đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chỉ đạo các quận, huyện không nên chủ quan, lơ là mà trái lại phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng và nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn cho người chăm sóc trẻ. Đặc biệt, sự hỗ trợ cần thiết của các thiết bị công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường giám sát cũng như nâng cao năng lực người giữ trẻ, tạo sự an tâm cho người lao động.
Thay mặt Ban chỉ đạo Đề án TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức nhấn mạnh quyết tâm TP sẽ thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, đảm bảo cuối năm 2025 đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra. Đặc biệt, trong quá trình triển khai cần lưu ý những yếu tố bất ngờ (như dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020), có tính toán kế hoạch dự phòng, khả năng huy động nhiều nguồn lực khác nhau để củng cố điều kiện thực hiện đề án.
Nhân dịp này, TPHCM đã quyết định tặng bằng khen cho 23 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 404.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, tổng kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn TPHCM hơn 14 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 9 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn lực khác 1,7 tỷ đồng và kinh phí công đoàn 3,2 tỷ đồng.
Sáng 12/11, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 404) giai đoạn 2015-2020. Hội nghị do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chủ trì.
Báo cáo tại hội nghị, bà Lý Thị Sương, Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hàng năm tại TPHCM, số trẻ mầm non tăng gần 10.000 trẻ. Để đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ ở các độ tuổi là áp lực rất lớn, do đó sĩ số trẻ/lớp còn cao so với quy định tại một số cơ sở giáo dục mầm non.
Từ thực tế đó, việc phát triển đa dạng các loại hình trường lớp mầm non, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm giảm gánh nặng cho các trường mầm non công lập là cần thiết.
Tính đến cuối năm học 2019-2020, số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của toàn TP là 1.739 nhóm, trong đó tập trung nhiều ở một số quận, huyện như quận 9, quận 12, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn…
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, tổng kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án 404 giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn TPHCM hơn 14 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 9 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn lực khác 1,7 tỷ đồng và kinh phí công đoàn 3,2 tỷ đồng.
Ban Chỉ đạo Đề án 404 TPHCM đã chỉ đạo 10 quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất tổ chức rà soát lại điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, khảo sát việc lắp đặt camera của các nhóm trẻ ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ 51 nhóm từ kinh phí đề án với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, 100 nhóm trẻ (tối đa 7 trẻ/nhóm) khác cũng được hỗ trợ từ các nguồn vận động khác, nâng tổng số nhóm trẻ được hỗ trợ lên 151 nhóm, vượt chỉ tiêu 111 nhóm so với chỉ tiêu trung ương giao.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Gái, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2019-2025, đề án tiếp tục đặt ra một số mục tiêu mới gồm: phấn đấu đến năm 2025 huy động được ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường, nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từ 60% trở lên.
Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đến năm 2025, có 99,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, Đề án 404 đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội, trong đó ngoài nguồn lực công còn vận động các nguồn lực tư nhân.
Nhiều năm trước đây, khối mầm non ngoài công lập từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị bạo hành, tuy nhiên, những năm gần đây đã giảm nhiều về số lượng.
Trước kết quả khả quan đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chỉ đạo các quận, huyện không nên chủ quan, lơ là mà trái lại phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng và nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn cho người chăm sóc trẻ. Đặc biệt, sự hỗ trợ cần thiết của các thiết bị công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường giám sát cũng như nâng cao năng lực người giữ trẻ, tạo sự an tâm cho người lao động.
Thay mặt Ban chỉ đạo Đề án TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức nhấn mạnh quyết tâm TP sẽ thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, đảm bảo cuối năm 2025 đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra. Đặc biệt, trong quá trình triển khai cần lưu ý những yếu tố bất ngờ (như dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020), có tính toán kế hoạch dự phòng, khả năng huy động nhiều nguồn lực khác nhau để củng cố điều kiện thực hiện đề án.
Nhân dịp này, TPHCM đã quyết định tặng bằng khen cho 23 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 404.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét