SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Loại hình tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông

 

Ngày hỏi: 01/09/2022

Loại hình tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông như thế nào? Biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được quy định như thế nào?

Liên quan đến hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. Ban biên tập cho tôi hỏi: Hình thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? 

    • Loại hình tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông
      (ảnh minh họa)
    • 1. Loại hình tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông như thế nào?

      Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, có quy định:

      a) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.

      Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này.

      b) Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này;

      c) Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này đảm bảo hiệu quả và yêu cầu BDTX giáo viên, cán bộ quản lý.

      2. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được quy định như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định về biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên như sau:

      a) Tài liệu BDTX được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành;

      b) Tài liệu được biên soạn phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm với kỹ năng thực hành;

      c) Tài liệu biên soạn phải phù hợp với Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này;

      d) Tài liệu BDTX được tổ chức biên soạn phù hợp với loại hình tổ chức BDTX:

      - Tài liệu BDTX tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.

      - Tài liệu BDTX từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu (băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp) bảo đảm cung cấp và chuyển tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình BDTX để người học có thể tự học, tự bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này.

      - Tài liệu BDTX bán tập trung: Kết hợp tài liệu BDTX tập trung và tài liệu BDTX từ xa.


    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates