SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Chương trình ETEP: Kết nối trường sư phạm với trường phổ thông

Ngày cập nhật : 23/04/2022


Kết nối trường sư phạm với trường phổ thông

“Chương trình ETEP đã tạo nên sự kết nối cần thiết, quan trọng giữa các trường sư phạm với các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông. Đó không phải là sự kết nối mang tính chất hành chính mà thông qua các hoạt động cụ thể, qua 9 môn đun bồi dưỡng giáo viên phổ thông;  Kết nối giữa chương trình đào tạo đại học và chương trình giáo dục phổ thông, tạo ra sự cộng hưởng trong quá trình làm việc” – đó là khẳng định của  GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại Hội nghị tổng kết Chương trình ETEP của nhà trường sáng 23/4/2022. 

 

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: "Sự vận hành của ETEP đã có những tác động quan trọng đến các trường sư phạm theo hướng tích cực, nhất là tư duy thực hiện có kế hoạch, hệ thống"

Trước đây, giảng viên của các trường sư phạm ít quan tâm đến giáo dục phổ thông, khi tham gia Chương trình ETEP, giảng viên của các trường sư phạm phải tìm hiểu chương trình phổ thông cũng như thực tế giáo dục phổ thông.Các chu kỳ đổi mới GD trước đây, hầu như nhiệm vụ của trường sư phạm không được rõ nét. Tham gia ETEP – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được giao nhiệm vụ phối hợp với 10 sở GDĐT trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Giảng viên có những hiểu biết về thực tiễn trường phổ thông, những mặt mạnh, hạn chế và những khó khăn, vướng mắc của cả giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh trong việc triển khai chương trình GDPT 2018. Từ đó, giảng viên sẽ kết nối chương trình đào tạo sinh viên sư phạm với những đổi mới của Chương trình GDPT 2018, thực tế của giáo viên và các các trường phổ thông hiện nay để đổi mới trong phát triển chương trình đào tạo và tổ chức quá trình đào tạo giáo viên tại trường sư phạm cũng như phát triển tài liệu bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng chất lượng.

Chương trình ETEP đã thúc đẩy mạng lưới hợp tác giữa các trường ĐHSP và học viện tham gia ETEP. Đội ngũ giảng viên các trường có cơ hội giao lưu, cả trong quá trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông và quá trình xây dựng tài liệu bồi dưỡng. 

Cái được nhất là tư duy thực hiện có tính kế hoạch, hệ thống

 GS.TS Nguyễn Văn Minh cho rằng, sự vận hành của ETEP đã có những tác động quan trọng đến các trường sư phạm theo hướng tích cực, nhất là tư duy thực hiện có kế hoạch, hệ thống. Tính kế hoạch,tính hệ thống, từ quản trị nhà trường, quy trình đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, hợp tác vùng, địa phương, chiến lược nguồn nhân lực cho đến đội ngũ giảng viên, người học và cựu người học. Trên cơ sở làm việc có kế hoạch, các trường đã tạo ra được cách thức quản trị hiệu qủa chứ không còn là quản lý thuần túy. 

Năng lực của giảng viên được nâng lên, nhờ đó mà các hoạt động hỗ trợ người học được tổ chức thường xuyên liên tục, linh hoạt. Điều này có tác động tích cực, lâu dài đối với tiến trình đào tạo GV của nhà trường cũng như công tác hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông. Không chỉ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học mà giảng viên bộ môn khoa học cơ bản đã hiểu sâu và rõ hơn về Chương trình GDPT 2018. Hàng trăm lượt giảng viên được tham gia các đợt bồi dưỡng về phát triển tài liệu, chuyển giao tài liệu – tác động rất rõ nét về nâng cao năng lực đội ngũ

Tham gia Chương trình ETEP, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được giao nhiệm vụ xây dựng và biên soạn tài liệu bồi dưỡng mô đun 1, 2, 3, 5. Điều này đã  góp phần nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên. Hoạt động bồi dưỡng GVPT cốt cán và đại trà, đội ngũ giảng viên lại tiếp tục được “cọ sát” trực tiếp với điều kiện thực tế của giáo dục phổ thông,  gắn kết giảng viên với giáo viên, đồng thời tác động tích cực đến nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong 4 năm qua, Trường đã xây dựng 12 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm thuộc nhiệm vụ của ETEP theo quy trình đảm bảo chất lượng.  Các chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng GV được phát triển một cách hệ thống và nhất quán theo chuẩn đầu ra, có tác động tích cực đến công tác đào tạo và bồi dưỡng GV của Nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế, đào tạo giáo viên đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.

Chương trình ETEP với “cú huých” rõ nét, một số phần về hạ tầng công nghệ thông tin đã được nâng cấp, tạo hiệu quả tức thì, thích ứng với chuyển đổi số và phát huy tối đa, đặc biệt trong thời kỹ dịch bệnh Covid-19.

Luôn thể hiện vai trò tiên phong 

Phát biểu tại Hội nghị, TS Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc BQL Chương trình ETEP đánh giá cao vai trò tiên phong của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong mọi hoạt động thuộc Chương trình ETEP; Đánh giá cao nỗ lực của Trường trong phát triển năng lực nhà trường ở các lĩnh vực quản trị nhà trường, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu đổi mới và phát triển nhà trườngo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong Thỏa thuận thực hiện Chương trình (PA).

Giám đốc BQL Chương trình ETEP Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá cao những kết quả của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong triển khai Chương trình ETEP.

Trường đã tăng điểm TEIDI (Bộ chỉ số phát triển năng lực trường sư phạm) từ 3,56 điểm năm 2017 lên 4,96 điểm năm 2021; hàng năm đều cao hơn so với Thỏa thuận thực hiện Chương trình (PA). Trong 4 năm qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xây dựng 12 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm thuộc nhiệm vụ của ETEP theo quy trình đảm bảo chất lượng của Chương trình. Nhà trường cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và thiết bị theo các hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản…

TS Nguyễn Ngọc Dũng cho biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức bồi dưỡng cho 4.270 GVPT cốt cán hoàn thành 6 mô đun và hỗ trợ giáo viên đại trà của 6 tỉnh bồi dưỡng 5 mô đun đảm bảo chất lượng, với tỷ lệ hài lòng của giáo viên trên 95%, có tác động tích cực đến quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của GVPT và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường cũng rất thành công trong việc hỗ trợ 10 sở giáo dục và đào tạo triển khai đánh giá theo chuẩn trên hệ thống TEMIS tuân thủ đúng quy trình đảm bảo chất lượng và hoàn thành đúng thời hạn, đạt cam kết 100% khối lượng công việc theo PA.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: "Cần duy trì kết quả của Chương trình ETEP như mô hình bồi dưỡng, hệ thống TEMIS, hệ thống dữ liệu, các tài liệu bồi dưỡng – những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao"

Báo cáo chi tiết tổng kết các hoạt động Chương trình ETEP của nhà trường tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, Bộ GD&ĐT cần ban hành các chính sách để tiếp tục gắn trách nhiệm của các trường đại học sư phạm với các sở GDĐT, nhằm tạo ra các thiết chế rõ ràng, tạo hành lang pháp lý cho sự phối hợp thuận lợi. Đồng thời đề xuất các chính sách duy trì kết qủa của Chương trình ETEP như mô hình bồi dưỡng, hệ thống TEMIS, hệ thống dữ liệu, các tài liệu bồi dưỡng – những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao nhằm bảo đảm tính bền vững và tiếp nối của Chương trình ETEP trong thời gian tới, đảm  bảo sự tác động tích cực, hiệu  quả  đến tiến  trình  đổi mới  giáo dục phổ thông;  Lãnh đạo các trường sư phạm cần duy trì được sự gắn kết tạo ra mạng lưới bền vững, để từ đó giảng viên, sinh viên sư phạm và giáo viên phổ thông đều được hưởng lợi.

ETEP

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates