SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới: Không được phép sai lầm ​

 

SGGPO 

Chiều 17-10, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non”.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Christophe Lemiere đồng chủ trì hội thảo.

 Đây là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non (GDMN) mới.

Tại hội thảo, đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Vụ GDMN (Bộ GD-ĐT) đã báo cáo đánh giá kết hơn 10 năm phát triển GDMN, 10 năm thực hiện chương trình GDMN Việt Nam, định hướng xây dựng chương trình GDMN mới. Theo đó, sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, đến nay chương trình GDMN đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở (đạt 100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế…

Hội thảo đã ghi nhận ý kiến trao đổi, báo cáo về kinh nghiệm xây dựng chương trình GDMN của một số quốc gia trên thế giới. 

Theo Tiến sĩ Aija Rinkinen, Chuyên gia cao cấp về giáo dục tại Ngân hàng Thế giới, xây dựng chương trình GDMN không chỉ đơn thuần là nơi chăm sóc trẻ để cha mẹ đi làm mà thay vào đó là xây dựng triết lý giáo dục. Tại đó, trẻ em là trung tâm, chăm sóc và phát triển trẻ là phương pháp. Giáo viên được liên tục bồi dưỡng để cập nhật, đổi mới; trẻ em được xác định và hỗ trợ các nhu cầu cần thiết. Nhà trường phối hợp với phụ huynh, gia đình cùng với các tổ chức xã hội, y tế… 

Chuyên gia giáo dục đến từ Trường Đại học Giáo dục Hồng Kông cũng cho rằng, khác với cách học truyền thống chú trọng truyền tải về kiến thức, hiện nay, các chuyên gia GDMN tập trung xây dựng chương trình mới hướng đến những phương pháp giáo dục cung cấp cho trẻ các kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, bối cảnh, qua đó phát triển năng lực, cảm xúc, trẻ em học được cách chia sẻ, chăm sóc, trải nghiệm, hỗ trợ những người xung quanh.

Xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới: không được phép sai lầm  ​ ảnh 1Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội thảo

Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Christophe Lemiere cho rằng, việc đầu tư cho GDMN sẽ giúp tăng cường số lượng học sinh tốt nghiệp THPT ở Việt Nam. 

“Theo nghiên cứu của chúng tôi, những quốc gia có sự đầu tư vào GDMN, khi trưởng thành người dân có thu nhập cao hơn 30% so với thông thường. Đầu tư mầm non cũng giúp các bà mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc, từ đó tăng nguồn thu nhập cho gia đình”, ông Christophe Lemiere nói. 

Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đánh giá cao những giải pháp của Việt Nam dành cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi. Đồng thời, khẳng định cam kết của Ngân hành thế giới tiếp tục hỗ trợ các hoạt động phát triển con người, trong đó có GDMN tại Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates