SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

Thánh đường Crystal Cathedral, California, Mỹ- KTS. Philip Johnson

 



Thông tin chung:
Dự án: Thánh đường Crystal Cathedral
Địa điểm: Orange County, California, Mỹ
Tư vấn thiết kế: KTS. Philip Cortelyou Johnson
Quy mô: Sức chứa: 2.900 tín đồ
Năm hoàn thành: 1980



Philip Cortelyou Johnson (8/7/1906 - 25/1/2005) là kiến trúc sư người Mỹ, giám đốc đầu tiên của bộ phận kiến trúc thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York năm 1946. Ông được tặng Huy chương Vàng của Học viện kiến trúc sư Mỹ năm 1978, đoạt giải thưởng Pritzker năm 1979. 
Với tư cách là cố vấn của nhóm New York Five, một nhà môi giới quyền lực, một nhân vật nổi danh và một ủy viên quản trị của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện Đại, Johnson đã có một ví trí lí tưởng để quảng bá quan điểm của mình về kiến trúc như một ngành nghệ thuật cân bằng với các loại nghệ thuật khác. Ông có một giác quan về đồ họa và thiết kế hoàn hảo. Như một nhân vật nổi danh của kiến trúc Mỹ trong nhiều thập kỷ, Johnson vừa là một biểu tượng lớn, nhà tiên tri, một nhà châm biếm, ông thực sự là một nguồn dữ liệu tin tưởng của trí tuệ và các nhận xét phê bình.

Công trình nổi tiếng nhất của Johnson là nhà kính Thánh đường tin lành Crystal Cathedral tọa lạc trong thành phố Garden Grove, ở Orange County, California, Mỹ. Một công trình có không gian mở và trong suốt, được làm từ 10.000 ô kính. Đây là công trình xây dựng bằng kính lớn nhất thế giới, là nơi  cử hành những thánh lễ với sức chứa khoảng 3000 tín đồ. Công trình được xem như là nhà thờ đầu tiên trên thế giới theo phong trào “Seeker sensitive”.




Vị trí xây dựng công trình


Mô hình tổng thể công trình




Phối cảnh công trình


Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1977 và kết thúc vào năm 1980. Lúc đầu, người ta ước tính chi phí xây dựng nhà thờ là 7 triệu USD, nhưng cuối cùng chi phí lên tới 17 triệu USD (tính theo tỷ giá USD năm 2007 là khoảng 55 triệu USD). Khi xây dựng nó, người ta đã sử dụng hơn 10.000 khung kính cửa sổ hình chữ nhật và nơi đây có thể chứa hơn 3.000 tín đồ. Nhà thờ này cũng nổi tiếng vì có tới 280 dãy ghế, 5 cây đàn ống điều chỉnh bằng tay do nghệ nhân Fratelli Rufatti làm nên. Nhạc cụ này tích hợp đặc điểm của cây đàn ống Aeolian-Skinner làm vào năm 1962 cho sảnh đường York's Avery Fisher Hall ở New York.


Nét đặc biệt trong liên kết các cấu kiện tấm kính lớn hình chữ nhật là chúng không hề được chốt vào hệ thống giằng thép mà người ta dùng một loại silicon để dán chúng vào. Cùng với các biện pháp khác, phương thức này cho phép tòa nhà có thể chịu được một trận động đất mạnh đến 8.0 độ richter. Toàn bộ kết cấu bao che của tòa nhà được thực hiện gần như hoàn toàn bằng kính và một hệ thống kết cấu như mạng nhện bằng thép trắng liên kết chặt chẽ từng lớp. Toàn bộ các góc gương kính như ngoại thất, nội thất đều có khả năng tiếp thu các luồng ánh sáng mặt trời như một màn hình khổng lồ, đặc tả 12 câu chuyện trên mặt đất và 7 bí tích trong kinh thánh. Cùng với một bàn thờ lớn bằng đá cẩm thạch có đường nét kiến trúc phong phú và độc đáo (mang hình ảnh tự nhiên khiến người quan sát nghĩ rằng Chúa Kitô đang ngự trên thập giá).




Nội thất công trình


Có thể nói, kiểu kiến trúc bằng kính và kết cấu dàn không gian của công trình này này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt qua tác động hai chiều của chúng, khi nhìn từ bên ngoài vào và từ bên trong ra. Ơ đây những mối tương quan giữa ánh sáng tự nhiên ban ngày và ánh sáng nhân tạo vào ban đêm luôn thay đổi, biến hoá, gây nên những cảm giác vô cùng sinh động và hấp dẫn.

Công trình thánh đường Crystal Cathedral đã trở thành một trong công trình kiến trúc nổi tiếng của miền Nam bang California

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates