Đây có lẽ là một trong các vấn đề được quan tâm nhất của các phụ huynh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các dịp đầu năm học. Theo nguyên tắc, các trường học thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn.
Quy định về các khoản thu trong trường học
- 1. Các khoản thu đầu năm học
- 2. Các khoản thu của nhà trường theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh
- 3. Các khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh
- 4. Thủ tục xin miễn giảm học phí
- 5. Một số câu hỏi liên quan đến chi phí trong trường học
- 5.1 Quy định các khoản thu trường mầm non
- 5.2 Hướng dẫn thu, chi học phí trong trường học
1. Các khoản thu đầu năm học
STT | Nội dung thu | Cơ sở pháp lý |
1 | Học phí | Theo khoản 2 điều 3 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định "Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này." |
2 | Phí tuyển sinh đầu cấp | Được hướng dẫn bởi phòng Giáo dục và Đào tạo từng địa phương. |
3 | Bảo hiểm y tế học sinh | • Điểm đ Khoản 1 Điều 7 mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở. (4,5% x 1.490.000 đồng); • Điểm c khoản 1 Điều 8, học sinh được nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. |
4 | Dạy thêm, học thêm trong nhà trường | Theo Điều 2khoản thu này được dựa vào quy định của từng địa phương. |
5 | Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu | Theo Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường. Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. |
6 | Trông giữ phương tiện giao thông; các hoạt động an ninh, bảo vệ. | Theo quyết định của UBND ở từng địa phương. |
7 | Học phẩm cho giáo dục mầm non | Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non |
2. Các khoản thu của nhà trường theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh
STT | Nội dung thu | Cơ sở pháp lý | |
1 | Phục vụ bán trú | a) Tiền ăn (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) | Thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường. |
b) Chăm sóc bán trú (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) | |||
c) Trang thiết bị phục vụ bán trú | |||
2 | Nước uống | Dựa trên mức thỏa thuận của phụ huynh và nhà trường. | |
3 | Học 2 buổi/ngày | Khoản 4 Mục II Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010: “Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng”. | |
4 | Viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng | Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc. |
3. Các khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh
STT | Các khoản nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu của học sinh |
1 | Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện |
2 | Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường |
3 | Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh |
4 | Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường |
5 | Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường |
6 | Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường |
7 | Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục |
8 | Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường |
5. Một số câu hỏi liên quan đến chi phí trong trường học
5.1 Quy định các khoản thu trường mầm non
Như những phân tích ở trên thì với các con khi học trường mầm non sẽ phải đóng những chi phí sau:
- Học phí
- Bảo hiểm y tế học sinh
- Dạy thêm, học thêm trong nhà trường (thường áp dụng khi học sinh muốn học hè)
- Học phẩm giáo dục mầm non
Ngoài ra còn có những khoản thu trong trường mầm non tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa phụ huynh và nhà trường:
- Tiền ăn, Chăm sóc bán chú, Trang thiết bị phục vụ bán chú, Nước uống: Những chi phí này tuy là do hai bên thoả thuận nhưng các phụ huynh nên đóng góp để con, em có thể sinh hoạt tại trường thoải mái mà không cần phải đưa đón về nhà vào giờ nghỉ trưa.
- Viện trợ, tài trợ, quà biếu: Chi phí này thường là những chi phí khi học sinh, phụ huynh hay giáo viên gặp khó khăn hoặc một sự kiện cần tài trợ, giúp đỡ thì sẽ được trích ra để viện trợ, tài trợ, biếu tặng.
Các chi phí trên sẽ căn cứ vào các điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm để điều chỉnh sao cho phù hợp.
5.2 Hướng dẫn thu, chi học phí trong trường học
Hướng dẫn thu học phí: Học phí được thu định kỳ hàng tháng, nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
- Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm.
- Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
- Nếu trong thời gian dạy học mà xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự kiên bất khả kháng thì học phí thu theo thời gian thực học bao gồm cả thời gian dạy học online và học bù tại trường.
Hướng dẫn chi học phí:
- Cơ sở giáo dục công lập được sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ theo cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và phải tổng hợp báo cáo tài chính hằng năm.
- Cơ sở giáo dục dân lập thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính trong hoạt động của mình. Nhưng cần tổ chức công tác kế toán, kiểm toán, nộp thuế theo quy định của pháp luật
Vậy nên các cơ sở giáo dục công lập hay dân lập đều phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về các chi phí trong học tập của học sinh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét