SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Đâu là vị trí của giáo dục phi lợi nhuận tại Việt Nam

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng những mô hình trường học phi lợi nhuận tại Việt Nam đang dần chiếm được niềm tin từ các bậc phụ huynh và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục với số lượng học viên ngày càng tăng.

Bài học từ Harvard, Yale, Stanford...

Hai mươi năm trước, nhắc đến mô hình giáo dục phi lợi nhuận là nhắc đến một mô hình không tưởng ở Việt Nam, bởi không chỉ người dân, mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp cũng tự đặt câu hỏi về chất lượng và tính hiệu quả của nó.


Học sinh Vinschool hài hòa giữa học văn hóa và các hoạt động ngoại khóa.

Học sinh Vinschool hài hòa giữa học văn hóa và các hoạt động ngoại khóa.

Nhưnkhông cần tới 20 năm để chứng minh sự xuất hiện của một mô hình nhân văn phù hợp với xu thế, vì nhìn ra xa, nếu mô hình này mới chỉ manh nha tại Việt Nam, thì ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Hàn Quốc…, kinh doanh phi lợi nhuận, cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, dần trở thành cách thức kinh doanh phổ biến.

Trên thực tế, nhiều người thường lầm tưởng mô kinh doanh phi lợi nhuận (non-profit – NPO) là mô hình kinh doanh không lợi nhuận hoặc hoạt động dưới hình thức làm từ thiện đơn thuần. Điều này đồng nghĩa với việc các trường học phi lợi nhuận sẽ cắt giảm học phí, hoặc chỉ thu học phí với giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp những dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, đây là cách hiểu không đúng và hoàn toàn sai về mặt ý nghĩa.

Khác với các trường lợi nhuận thường ưu tiên về hiệu quả kinh doanh, mô hình trường học phi lợi nhuận hướng tới mục tiêu đem đến một môi trường học tập chất lượng cao cho học viên với giáo viên và cơ sở vật chất tốt nhất. Tất cả lợi nhuận thu được sẽ được tái sử dụng để phát triển trường học, nâng cao chất lượng giáo dục thay vì phân chia lợi nhuận cho các cổ đông. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục tại các ngôi trường này ngày càng được nâng cao, đó cũng trở thành lợi thế để trường thu hút nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, cũng như các quỹ giáo dục và cả nguồn tài trợ từ phía chính phủ.

Những cái tên nổi tiếng đang hoạt động dưới hình thức này phải kể đến là mô hình giáo dục - y tế Mayo Clinic, Cleveland Clinic, John Hopkins Medicine, Harvard, Yale, Stanford ở Mỹ, Samsung, Yonsei của Hàn Quốc, Keio ở Nhật...

Là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới, dù hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, nhưng Đại học Harvard cũng nổi danh là ngôi trường có tổng mức doanh thu đạt 998 triệu USD trong năm tài chính 2016. Ngoài khoản thu từ học phí, Harvard có những khoản thu bên ngoài thông qua Công ty Harvard Management Company, hay Trường kinh doanh Harvard (HBP) chuyên bán case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác. Điều này đã mang đến cho Harvard giá trị tài sản ròng lên tới 44,6 tỷ USD.

Tương tự Havard, một số trường phi lợi nhuận như Yale hoặc Stanford cũng nhận được những khoản thu khổng lồ từ các tổ chức hay cá nhân quan tâm đến lĩnh vực giáo dục. Họ đã sử dụng những khoản này để giảm gánh nặng cho sinh viên hay tăng số lượng học bổng. Bên cạnh đó, họ cũng có những chiến lược kinh doanh bảo đảm ổn định nguồn thu để nếu doanh thu sụt giảm thì sinh viên, giáo viên, cũng như chất lượng giáo dục và nghiên cứu của trường không bị ảnh hưởng.

Khi giấc mơ thành hiện thực 

Cùng với xu thế phát triển chung tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, giáo dục đã trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao.

Theo thống kê giai đoạn năm 2000 - 2013, số trường đại học, cao đẳng (công lập hoặc ngoài công lập) ở Việt Nam tăng trưởng bình quân lên tới 6,5%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng sinh viên trong giai đoạn 2000 - 2013 với tốc độ bình quân 6,1%/năm.

Dù ít đơn vị công bố con số thật về doanh thu và lợi nhuận, nhưng tính tiềm năng của nó đã kéo theo sự quan tâm của nhiều “ông lớn” vào lĩnh vực trồng người như FPT, Vingroup… Những tập đoàn này lần lượt cho ra đời các trường học mang thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, mô hình trường học phi lợi nhuận của họ chỉ mới xuất hiện gần đây nhờ sự thay đổi về nhận thức và khát vọng mang đến cho xã hội những giá trị tốt đẹp từ doanh nghiệp. Ngành giáo dục Việt Nam bắt đầu ghi nhận những mô hình trường học phi lợi nhuận tiêu biểu như Vinschool, RMIT, Fullbright, Unis Hà Nội…

Với mức học phí hơn 22.000 USD/năm cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 và 27.000 USD/năm cho học sinh lớp 11-12, Unis Hà Nội được đánh giá là trường học phi lợi nhuận dành cho giới nhà giàu và những gia đình nước ngoài hiện đang sinh sống ở Hà Nội.

RMIT được biết đến là mô hình trường đại học phi lợi nhuận có doanh thu tốt. Học phí cho chương trình đại học tại RMIT dao động từ 500 - 800 triệu đồng cho toàn bộ khóa học, nhưng biên độ lợi nhuận chỉ ở mức 5,5% (năm 2014).

Tự nhận là người đến sau trong lĩnh vực này, nhưng trước khi chuyển đổi sang mô hình trên, Vinschool đã ghi nhận những kết quả đáng ngưỡng mộ với doanh thu từ mảng giáo dục năm 2015 là 514 tỷ đồng - chiếm 1,5% doanh thu thuần của cả Tập đoàn. Dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, nhưng sự thành công ban đầu chính là động lực mạnh mẽ để Vingroup quyết định chuyển đổi hệ thống giáo dục của mình sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.

Vingroup đã cam kết dành 100% lợi nhuận thu được của Vinschool cho các hoạt động tái đầu tư để phát triển.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức hoặc doanh nghiệp phi lợi nhuận chỉ cần sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội, thì Vingroup đã thẳng thắn cam kết dành 100% lợi nhuận thu được của Vinschool cho các hoạt động tái đầu tư để phát triển. Từ tháng 9/2016, hệ thống giáo dục Vinschool gồm 10 cơ sở và 13.000 học sinh đã đồng loạt chuyển đổi theo mô hình trên.

Chia sẻ về lý do tại sao đang kinh doanh hiệu quả lại chuyển đổi sang mô hình khác, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã thẳng thắn bày tỏ, ngay từ đầu, Vinshool được thành lập hướng tới mục tiêu xã hội và góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà.

“Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc phải có những doanh nghiệp phi lợi nhuận có đẳng cấp, đó cũng là một cách để khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Sự lớn mạnh không ngừng của Vinschool đã khẳng định những bước đi đúng đắn của Vingroup trong lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào khi có thêm Đại học Quốc tế VinUni (dự kiến tuyển sinh năm 2020) cũng hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, nhưng hướng tới chất lượng đẳng cấp quốc tế.

Con đường này tuy không còn đơn độc, nhưng vẫn đầy rẫy những khó khăn ở phía trước. Nó không chỉ thể hiện khát vọng “ngẩng cao đầu với thế giới” của vị chủ doanh nghiệp có tâm và có tầm, mà còn biến giấc mơ được hưởng nền giáo dục chất lượng cao theo chuẩn quốc tế của người Việt thành hiện thực, như lời bộc bạch của đại diện Vingroup: “Chúng tôi làm tất cả để học sinh, sinh viên của hệ thống giáo dục Vinschool và VinUni được tiếp cận với các chương trình giáo dục tiên tiến, hữu ích và được giảng dạy bởi các chuyên gia giỏi, để các em khi ra trường có kỹ năng sống tốt, năng lực làm việc đạt yêu cầu cao”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates