Trong tiến trình đổi mới giáo dục Âm nhạc, công ty Yamaha Music Vietnam (thuộc tập đoàn Yamaha Nhật Bản), đã hợp tác và mời chuyên gia giáo dục Âm nhạc Nhật Bản sang Việt Nam, để dự buổi tọa đàm đổi mới giáo dục Âm nhạc. Buổi tọa đàm diễn ra trong ngày 6/7/2016, tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, giữa một số chuyên gia Việt Nam và giáo sư Masafumi Ogawa, đến từ đại học Yokohama, chuyên gia giáo dục Âm nhạc Nhật Bản.
Dưới đây là một số nội dung được giới thiệu và trao đổi trong buổi tọa đàm.
1. Lịch sử giáo dục Âm nhạc, những đặc trưng về giáo dục Âm nhạc ở Nhật Bản (tóm lược một số thông tin do giáo sư Masafumi Ogawa trình bày)
-Giáo dục Âm nhạc ở Nhật Bản được tính từ năm 1880, trong quá trình phát triển đã nhận được sự giúp đỡ của nhà truyền giáo người Mỹ là Luther Whiting Mason. Tới năm 1960, trường học ở Nhật Bản đã sử dụng nhạc cụ trong dạy học Âm nhạc, nội dung ban nhạc hành tiến được phát triển từ giai đoạn 1960-1970, hợp xướng từ 1970, học về bài hát nước ngoài và sáng tạo âm nhạc từ 1980, ...
-Trong quá trình phát triển và đổi mới giáo dục Âm nhạc ở Nhật Bản, đã có những tranh luận về:
+Ưu tiên dạy Âm nhạc Phương Tây hay nhạc truyền thống Nhật Bản (những năm 1960)?
+Dạy Âm nhạc chú trọng đến kiến thức hay giáo dục con người (những năm 1970)?
+Có nên thực hiện phương pháp đọc nhạc nốt Đô di động (những năm 1980)?
+Giáo dục Âm nhạc tập trung vào giáo viên hay học sinh (những năm 1990)?
-Hiện nay ở Nhật Bản, Âm nhạc là nội dung tự chọn ở trường mầm non, là môn học bắt buộc ở tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) và trung học cơ sở (lớp 7 đến lớp 9), là môn học tự chọn ở trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12). Giáo dục Âm nhạc ở ớp 1, 2, 3 chú trọng phát triển về nhịp điệu, lớp 4, 5, 6 phát triển giai điệu, lớp 7, 8, 9 phát triển về hòa âm.
Ngoài ra là những thông tin về nội dung dạy học và chuẩn giáo dục Âm nhạc, sách giáo khoa và tài liệu dạy học, yêu cầu chuyên môn với giáo viên, kế hoạch và phương pháp dạy học, phòng học và phương tiện, đánh giá kết quả học tập của học sinh Nhật Bản.
2. Định hướng đổi mới giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam
TT | Định hướng | Bên đề xuất |
1 | Bộ GD&ĐT ban hành, quản lí một Chương trình giáo dục Âm nhạc thống nhất toàn quốc; Các nhà xuất bản sẽ biên soạn nhiều cuốn sách giáo khoa để nhà trường và giáo viên lựa chọn. | Bộ GD&ĐT |
2 | Xây dựng Chương trình giáo dục Âm nhạc và SGK theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. | |
3 | Triển khai giáo dục Âm nhạc cho học sinh Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12) thông qua các chuyên đề tự chọn. | |
4 | Thực hiện dạy nhạc cụ trong môn Âm nhạc. | -Các chuyên gia GD âm nhạc VN. -Bộ GD&ĐT. |
5 | Tăng cường giáo dục Âm nhạc mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. | |
6 | Tăng cường sử dụng di sản trong giáo dục Âm nhạc. |
3. Chương trình giáo dục Âm nhạc mới của Việt Nam (trong khuôn khổ bài viết này, chỉ giới thiệu về mục tiêu và nội dung giáo dục Âm nhạc)
Mục tiêu
Giáo dục Âm nhạc giúp học sinh được:
- TRẢI NGHIỆM trong môi trường âm nhạc, thông qua các hoạt động: ca hát, nghe nhạc, vận động, nhảy múa, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, trình diễn, sáng tạo âm nhạc.
- KHÁM PHÁ sự đa dạng của thế giới âm nhạc, nhận thức về mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hóa, lịch sử và các loại nghệ thuật, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.
- THỂ HIỆN bản thân bằng âm nhạc, phát triển những năng lực về thực hành, cảm thụ, sáng tạo, góp phần phát triển năng khiếu âm nhạc. Thể hiện sự quan tâm và yêu thích âm nhạc.
- ỨNG DỤNG những kiến thức và kĩ năng âm nhạc vào đời sống hàng ngày. Tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc.
Khung nội dung tổng thể môn Âm nhạc
TT | Mạch nội dung | Dạng bài | Lớp | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |||
1 | Học hát | Bài hát thiếu nhi | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ |
2 | Dân ca Việt Nam | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
3 | Bài hát nước ngoài | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
4 | Thường thức âm nhạc | Kể chuyện âm nhạc | √ | √ | √ | √ | √ |
|
|
|
|
5 | Giới thiệu nhạc cụ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
6 | Nghe nhạc | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
7 | Đời sống âm nhạc | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
8 | Hình thức và thể loại | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
9 | Danh nhân âm nhạc |
|
|
| √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
10 | Lí thuyết âm nhạc | Kí hiệu âm nhạc |
|
|
| √ | √ | √ | √ |
|
|
11 | Các loại nhịp thông dụng |
|
|
| √ | √ | √ | √ |
|
| |
12 | Lí thuyết âm nhạc cơ bản |
|
|
| √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
13 | Tập đọc nhạc | Giọng Đô trưởng |
|
|
| √ | √ | √ | √ | √ | √ |
14 | Giọng La thứ |
|
|
|
|
|
| √ | √ | √ | |
15 | Tập đọc nhạc dịch giọng |
|
|
|
|
|
|
| √ | √ | |
16 | Nhạc cụ | Nhịp điệu | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ | √ |
17 | Giai điệu |
|
|
| √ | √ | √ | √ | √ | √ | |
18 | Hòa âm |
|
|
|
|
|
| √ | √ | √ |
4. Chuyên đề Âm nhạc tự chọn cho học sinh Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12)
TT | Chuyên đề Âm nhạc tự chọn (15 tiết) | Cách tổ chức, thực hiện |
1 | Bài hát tuổi thanh niên | -HS lớp 10, 11, 12 có thể cùng học một chuyên đề, hoặc cùng tham gia câu lạc bộ âm nhạc. -Mỗi chuyên đề sẽ qui định về số lượng HS tham gia. -Giáo viên chủ yếu là thỉnh giảng, GV đăng kí với nhà trường để dạy mỗi chuyên đề trong thời gian cụ thể. -Mỗi GV chỉ nên dạy 2-3 chuyên đề phù hợp với năng lực sở trường. -Nếu GV muốn dạy tăng cường về 01 chuyên đề thì sẽ tự biên soạn thêm nội dung dạy học. Ví dụ soạn thêm nội dung để dạy hợp xướng trong 45 hoặc 60 tiết. |
2 | Dân ca Việt Nam | |
3 | Bài hát nước ngoài | |
4 | Hợp xướng | |
5 | Hòa tấu nhạc cụ | |
6 | Sử dụng phần mềm âm nhạc | |
7 | Sáng tạo âm nhạc | |
8 | Kĩ năng biểu diễn âm nhạc | |
9 | Âm nhạc và khiêu vũ | |
10 | Nghề nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc |
Một số hình ảnh về buổi tọa đàm:
Từ trái qua: ông Jun Matsuura, Tổng Giám đốc Yamaha Music Vietnam; ông Đỗ Kiên, Trưởng phòng Kinh doanh khu vực Miền Bắc; ông Yuji Otake, Đại diện Yamaha Nhật Bản; cô Chisato Yoshida, nghiên cứu sinh về giáo dục Việt Nam; ông Masafumi Ogawa- Giáo sư trường Đại học Yokohama
0 nhận xét:
Đăng nhận xét