SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Những chặng đường giáo dục Âm nhạc ở thủ đô Hà Nội

 


Đăng lúc: Thứ ba - 17/03/2015 12:10 - Người đăng bài viết: anhtuan
Những chặng đường giáo dục Âm nhạc ở thủ đô Hà Nội

Những chặng đường giáo dục Âm nhạc ở thủ đô Hà Nội

Giáo dục Âm nhạc sẽ ngày càng phát huy hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, góp phần vào quá trình hình thành và phát triển trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, nhân cách cho học sinh THCS của Thủ đô Hà Nội mến yêu.

Báo cáo của nhạc sĩ Cao Minh Khanh, tại Hội nghị nghiệm thu đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Thành phố Hà Nội, tháng 4 năm 2004

1. Dạy học Âm nhạc ở trường THCS hiện nay

1.1. Tình hình chung

Nhận thức đư­ợc vai trò và tác dụng giáo dục của Nghệ thuật nói chung và Âm nhạc nói riêng, từ những năm 1956-1957, ngành giáo dục nước ta đã đặt vấn đề đ­ưa Âm nhạc và Hội họa vào dạy trong nhà trư­ờng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, do hoàn cảnh chiến tranh, việc giáo dục Âm nhạc, Hội họa trong các tr­ường phổ thông bị coi nhẹ, thả nổi, không có chiến l­ược cho các lĩnh vực này. Một số rất ít địa ph­ương có dạy nh­ưng tùy tiện, có nhiều nơi bỏ trống hoàn toàn. So với các môn học khác nh­ư Toán, Văn, Sử, Địa, Sinh, môn Âm nhạc trong các tr­ường phổ thông còn rất non trẻ, nhiều địa phương thiếu cán bộ chỉ đạo chuyên môn, giáo viên (GV) ở các trư­ờng còn thiếu và còn nhiều bất cập.

Từ những năm 1990, toàn ngành giáo dục mới có khoảng trên 1000 GV Âm nhạc. Con số thật ít ỏi so với mấy trăm nghìn GV dạy các môn văn hoá khác. Số GV nhạc tập trung ở một số thành phố, thị xã. Có địa phư­ơng có tới cả trăm ng­ười nh­ưng có tỉnh và thị xã hầu nh­ư vắng bóng GV Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở (THCS).

Năm 1996-1997 có bộ Sách giáo khoa (SGK) Âm nhạc THCS lớp 6, 7, 8 được Bộ chỉ đạo thực hiện ở 12 quận huyện thuộc các tỉnh, và Thủ đô Hà Nội cũng thí điểm SGK Âm nhạc lớp 9 (vòng 2) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho tới nay để đáp ứng yêu cầu dạy nghệ thuật ở các trư­ờng THCS, số GV dạy Âm nhạc đ­ược các tr­ường Sư phạm đào tạo đã tăng lên rất, nhiều so với những năm tr­ước đây, dù vậy vẫn ch­ưa cung cấp đủ, có nơi vẫn còn thiếu nghiêm trọng. Song điều đáng mừng là tính đến thời điểm này, 61 tỉnh, thành (100%) trong cả nư­ớc đều đã thực hiện giảng dạy môn Âm nhạc dù có tỉnh, thành chỉ dạy học môn Âm nhạc tại một vài trường THCS trọng điểm.

1.2. Dạy học Âm nhạc trong các trư­ờng THCS tại Hà Nội

- Trong hoàn cảnh khó khăn và chiến tranh, việc giáo dục Âm nhạc trong các trường phổ thông Hà Nội cũng có lúc bị coi nhẹ. Tình trạng thiếu GV bộ môn khá trầm trọng. Một số địa phương­, quận, huyện có chỉ đạo dạy học Âm nhạc nh­ưng còn tùy tiện, khá nhiều trư­ờng THCS ngoại thành Hà Nội bỏ trống hoàn toàn bởi không có GV Âm nhạc.

- Với tầm nhìn chiến l­ược về mục tiêu, chủ trư­ơng giáo dục toàn diện, ngay từ năm học 1981-1982, lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Nội đã phân công và cử hai chuyên viên chỉ đạo, phụ trách môn Âm nhạc, Mĩ thuật và các hoạt động văn hoá, văn nghệ trường phổ thông. Từ đó trở đi, đã trở thành nền nếp, bài bản, đầu năm học mới, Sở Giáo dục Hà Nội (nay là Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội) đều có văn bản, kế hoạch, h­ướng dẫn hoạt động nội, ngoại khóa hai môn Âm nhạc, Mĩ thuật. Đã trở thành truyền thống, hàng năm, Sở Giáo dục- Đào tạo và Sở Văn hoá- Thông tin Thành phố đều kí kết "Hướng­ dẫn liên tịch" về các hoạt động văn hoá, văn nghệ trư­ờng học như­ Hội diễn, Liên hoan văn nghệ chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc. Để khắc phục tình trạng thiếu GV, hai Sở thống nhất chủ trư­ơng mời cộng tác viên là nghệ sĩ, diễn viên đã có tuổi giảng dạy tại một số trư­ờng với điều kiện tự bồi dư­ỡng năng lực sư phạm. Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội còn phối hợp, liên kết với tr­ường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội mở khoá đào tạo GV âm nhạc, sau khi ra tr­ường, sẵn sàng phục vụ, giảng dạy Âm nhạc trong các trư­ờng phổ thông Hà Nội.

Nhiều năm trư­ớc, trong hoàn cảnh thiếu GV Âm nhạc, Hà Nội đã có giải pháp tình thế, sử dụng ba lực lư­ợng: GV chuyên trách, GV kiêm nhiệm, cộng tác viên là nghệ sĩ, văn công, nhạc sĩ.

- Thời gian 1985-1988, một số GV Âm nhạc Hà Nội gặp khó khăn trong đời sống, lư­ơng bổng thấp, bộ môn lại bị xem nhẹ, coi như­ một môn học phụ nên nảy sinh tâm lí tiêu cực, chán nản. Đây đó, đã có tình trạng bỏ nghề, chuyển nghề hoặc xin đi học để chuyển sang dạy môn học khác. Một số ít trư­ờng, Ban Giám hiệu ch­ưa quan tâm đến giáo dục toàn diện nên đã điều chuyển, phân công GV Âm nhạc làm Tổng phụ trách Đội, bỏ hẳn bộ môn đã đ­ược đào tạo.

- Năm học 1997 - 1998: Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã kịp thời h­ưởng dẫn các quận, huyện, trường trọng điểm về việc nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị 8398/THPT của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc dạy và học theo SGK Âm nhạc, Mĩ thuật mới của Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) kể từ năm học 1997-1998. Cuối văn bản có đoạn nhấn mạnh "Nếu thiếu giáo viên dạy Nhạc- Họa ở khối 8, các quận huyện cần báo cáo ngắn về giải pháp và đề nghị".

- Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới Chương trình (CT), SGK, đổi mới ph­ương pháp dạy học, môn Âm nhạc trong trư­ờng THCS đã đư­ợc coi trọng hơn trong nhận thức của cán bộ quản lí trư­ờng học, GV đứng lớp, học sinh hứng thú học tập và mong đư­ợc tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ (CLB) âm nhạc, CLB hát dân ca. Đa số cha mẹ học sinh có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và nguyện vọng cho con em mình đ­ược học tập Âm nhạc cũng như­ tham gia các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt CLB âm nhạc. Đội ngũ GV Âm nhạc của Hà Nội ngày càng đông đảo và có tay nghề, năng lực sư phạm vững vàng hơn. Đã xuất hiện một số GV dạy giỏi cấp quận, huyện và đạt giải cao trong hai kì Hội thi GV dạy giỏi môn Âm nhạc THCS thành phố Hà Nội. Nhiều tiết dạy chuyên đề đ­ược tổ chức tại quận, huyện, thành phố đạt hiệu quả giáo dục âm nhạc cao, 100% quận, huyện tổ chức các tiết dạy chuyên đề thành phố phát động: "Sử dụng trang, thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả, hợp lí để đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc THCS" đồng thời tổ chức Hội thảo góp ý về CT, SGK Âm nhạc mới các lớp 6, 7, 8. Quận Cầu Giấy tổ chức tiết dạy chuyên đề Âm nhạc lớp 9.

2. Nội dung Chương trình, sách giáo khoa Âm nhạc trước năm 2000

2.1. Mục tiêu xây dựng Chương trình, Sách giáo khoa và thực trạng

- Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật rất gần gũi trong cuộc sống và có nhiều tác dụng đối với đời sống tinh thần của con người. Đư­a âm nhạc trở thành một môn học trong trường phổ thông nhằm mục đích dùng âm nhạc làm một phương tiện giáo dục học sinh về tư tưởng, tình cảm, đạo đức và thẩm mĩ; vì vậy, chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu giáo dục văn hoá âm nhạc phổ thông. Những kĩ năng, kĩ xảo của nghệ thuật âm nhạc dành cho những người làm nghề âm nhạc chuyên nghiệp sẽ chỉ được vận dụng rất có mức độ khi cho học sinh học tập và hoạt động âm nhạc nội khóa.

- Đối chiếu với mục tiêu căn bản nhất cần đạt được để lựa chọn nội dung, chương trình, viết SGK, chúng tôi thấy, trước đây, khi xây dựng mục tiêu môn Âm nhạc ở các cấp học trong trường phổ thông, bộ phận chỉ đạo và biên soạn SGK thường nghĩ nhiều đến việc dạy cho tất cả học sinh phải đạt tới sự thông hiểu về nhạc lí cơ bản, phải có kĩ năng đọc nhạc tốt, phải có sự hiểu biết về lịch sử âm nhạc. Do xác định mục tiêu như­ đã nêu ở trên nên cùng với những hiểu biết ch­ưa đầy đủ về đối tượng học sinh ở trường THCS, khi xây dựng CT và SGK đều có hiện tượng quá tải, không có tính thực tiễn, thiếu tính khoa học và không ít nội dung mang nặng tính hàn lâm, kinh viện.

- Điều rất vô lí song lại là một thực tế từng tồn tại trong mấy chục năm là: trong tay cán bộ quản lí, chỉ đạo bộ môn và GV đứng lớp chỉ duy nhất có chương trình Âm nhạc cấp II (sau là bậc THCS). Từ chương trình (chỉ có tên tiết học), GV phải tự mày mò, soạn giáo án và tự soạn cả bài Xướng âm (Tập đọc nhạc). Đó thật sự là gánh nặng và khó khăn trở ngại cho GV bộ môn ở những trình độ nghiệp vụ và sư phạm khác nhau. Đó là chư­a kể đến việc phiền phức khác là GV Âm nhạc và Mĩ thuật phải phân công nhau cộng điểm trung bình hai bộ môn riêng rẽ để vào cột điểm môn Nghệ thuật.

- Năm học 1983-1984, để khắc phục khó khăn, giúp cho việc quản lí, chỉ đạo và giảng dạy, học tập bộ môn có hiệu quả, Sở Giáo dục Hà Nội đã tổ chức biên soạn 3 cuốn sách: Nhạc Hát 6, Nhạc Hát 7, Các bài hát lớp 6-7 (Biên soạn: Tu Mi- Đỗ Mạnh C­ường- Hoàng Long- Hoàng Lân- Ngô Lê Tr­ương- Cao Minh Khanh).

- Từ năm 1991, khi bộ SGK Âm nhạc lớp 6 của Viện Khoa học Giáo dục (KHGD) thử nghiệm và đã khắc phục được một phần quan trọng hiện tượng quá tải và quá thời l­ượng dạy học cho phép. Tính thực tiễn đã thể hiện rõ nét trong mỗi cuốn sách tuy rằng ở bài này, bài khác cũng còn trường hợp hơi nặng, hơi cao so với trình độ dạy và học của GV và học sinh.

Sách thử nghiệm của Viện KHGD được đ­ưa sang NXB Giáo dục ấn hành, trở thành SGK chính thức của Bộ GD-ĐT được coi là một bư­ớc phát triển hết sức quan trọng của môn học, đánh dấu công lao to lớn của những người làm chương trình, nội dung, phương pháp và SGK đóng góp cho sự nghiệp giảng dạy Âm nhạc - Mĩ thuật ở trường phổ thông Việt Nam. Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu, các cuốn SGK đó nội dung vẫn còn khá nặng nề; một số bài chư­a thật chất lư­ợng và Bộ GD-ĐT đã kịp thời có chủ trương giảm tải một số nội dung của SGK Âm nhạc THCS do NXB Giáo dục ấn hành.

2.2. Nội dung chương trình, sách giáo khoa mới và thành tựu

- Chương trình Âm nhạc THCS bao gồm ba phân môn là: Học hát, Nhạc lí- Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức. Mỗi phân môn đều có định h­ướng nội dung và các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần thiết để mọi học sinh có thể đạt được trong một thời l­ượng mà thời khóa biểu quy định (mỗi tuần có một tiết một năm học có 35 tiết- 35 tuần). Ở cấp THCS, học sinh phải học rất nhiều môn nhưng tổng số tiết học của tất cả các môn không thể quá 30 tiết/ tuần. Lớp 6, 7 quy định chỉ có 25-27 tiết/ tuần. Môn Âm nhạc được 1 tiết/ tuần quả là hơi ít nh­ưng không thể xếp 2 tiết/ tuần vì nhiều lí do (trường THCS dành cho Âm nhạc 1 tiết/ tuần và dạy đến hết lớp 8). Quy định là như vậy nh­ưng vừa qua rất nhiều địa phương trên cả nước ch­ưa thực hiện được đến lớp 8, ch­ưa kể không ít nơi ch­ưa bố trí được môn học vào thời khóa biểu vì không có GV. Trong Chương trình THCS mới (thực hiện từ 2002), môn Âm nhạc đã được quyết định dạy ở các lớp 6, 7, 8, và học kì I của lớp 9.

Do thời l­ượng hạn hẹp nh­ư vậy nên những người làm CT và SGK phải cân nhắc thật kĩ các nội dung đ­ưa vào giảng dạy ở THCS. Với số lư­ợng 122 tiết cho môn học, rải ra trong ba năm rư­ỡi (7 học kì) phải lựa chọn các nội dung thế nào để thực hiện mục tiêu giáo dục văn hoá âm nhạc, đồng thời phù hợp với trình độ đa số học sinh trên mọi vùng miền khác nhau. Phải làm sao để các em học sinh có thể đạt được những yêu cầu theo chuẩn chương trình đề ra ở bình diện đại trà. Nội dung và phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông phải có những đặc điểm và cách thức riêng. Nó không thể sao chép nội dung và phương pháp ở các lớp đào tạo năng khiếu hay các trường chuyên nghiệp âm nhạc.

- Trên cơ sở kế thừa CT, SGK bộ môn Âm nhạc hiện hành được triển khai 7 năm qua, CT và SGK Âm nhạc  THCS mới được biên soạn lại để viết SGK và đã chính thức triển khai từ năm học 2002-2003 ở lớp 1 và lớp 6 trên toàn quốc. Môn học ngày càng được khẳng định, được đặt đúng vị trí và có đà để dần dần tiến tới phủ kín ở các trường học trong cả nư­ớc.

- SGK mới đã bảo đảm mục tiêu và có tính khả thi cao hơn nhằm vào mục tiêu giáo dục văn hoá âm nhạc, nâng cao thẩm mĩ âm nhạc, giảm nhẹ những kĩ năng, kĩ xảo âm nhạc.

- SGK mới có tính khoa học, tính sư phạm, tính kế thừa và giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Âm nhạc.

- SGK Âm nhạc mới thể hiện một bư­ớc phát triển hết sức quan trọng của môn học, đánh dấu công lao to lớn của những người làm chương trình, nội dung, phương pháp và SGK đóng góp cho sự nghiệp giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS Việt Nam.

Một vài điểm tồn tại hoặc các lỗi cần sửa chữa, bổ sung, chúng tôi đã trình bày trong tài liệu "Đôi điều suy nghĩ về tổng tập Sách giáo khoa Âm nhạc THCS Việt Nam đầu thế kỉ XXI" (tháng 12/2003) nên xin phép không nhắc lại trong tập tài liệu này.

3. Kết quả học động nội khóa, ngoại khóa Âm nhạc trong các trường THCS Hà Nội

3.1. Kết quả hoạt động nội khóa nổi bật

Thành phố Hà Nội luôn là đơn vị phấn đấu bền bỉ, dẫn đầu trong cả n­ước, nghiêm túc chấp hành, thực hiện đúng và đủ mọi chỉ thị, hư­ớng dẫn chuyên môn của Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt theo đúng CT, SGK Âm nhạc và kế hoạch dạy học.

- Năm học 1983-1984, Sở Giáo dục Hà Nội đã mạnh dạn tổ chức biên soạn 3 cuốn sách: Nhạc Hát 6, Nhạc Hát 7, Các bài hát lớp 6 -7. Vào thời điểm đó, đây là những cuốn sách Hát Nhạc đầu tiên trong toàn quốc viết theo đúng "Phân phối Chương trình của Vụ phổ thông Bộ Giáo dục" (nay là Bộ GD-ĐT).

- Hà Nội đã chỉ đạo tốt hai quận thí điểm SGK ở hai thời kì khác nhau đồng thời luôn kịp thời tổ chức hội thảo, tiết dạy chuyên đề theo các cuốn SGK thí điểm: quận Hai Bà Trư­ng tiến hành dạy học sách Âm nhạc thử nghiệm của Viện Khoa học Giáo dục trong nhiều năm cùng với một số trường điểm khác (từ 1991-1996); quận Cầu Giấy là một đơn vị được Bộ GD-ĐT chọn dạy học theo CT, SGK Âm nhạc thí điểm của Bộ và nay đã triển khai dạy học đại trà toàn quốc ở các lớp 6, 7, 8 (riêng lớp 9 đang thí điểm vòng 2).

- Một số cán bộ chỉ đạo bộ môn, GV Hà Nội đã được Bộ mời tham dự Hội thảo chuyên môn để đóng góp ý kiến, thẩm định SGK thí điểm và SGK được triển khai đại trà toàn quốc. Đoàn Hà Nội dự các lớp tập huấn cán bộ cốt cán thay SGK đều khiêm tốn học hỏi và thường xuyên được bầu chọn, xếp loại tốt trong các buổi trình bày bài soạn theo SGK mới.

- Hà Nội đã tổ chức thành công hai lần Hội thi giáo viên dạy giỏi bộ môn Âm nhạc THCS cấp Thành phố (các năm học 1995-1996 và 2001-2002).

- Phòng Phổ thông Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã sớm có đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới nội dung, PPDH các bộ môn trong nhà trường phổ thông (trong đó có môn Âm nhạc).

- Ngay từ năm 1995, Hà Nội đã có văn bản hư­ớng dẫn về việc triển khai chuyên đề đổi mới dạy học bằng sử dụng trang thiết bị hiện đại và được thể hiện thành công trong các tiết Hội giảng, Hội thi GV dạy giỏi môn Âm nhạc cấp trường học, quận, huyện, thành phố. Năm học 1999-2000, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội chỉ đạo triển khai chuyên đề "Đổi mới dạy học bộ môn Âm nhạc trường THCS bằng sử dụng phương tiện hiện đại". Từ năm học 2002-2003 đến nay, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội chỉ đạo triển khai chuyên đề mới "Sử dụng hợp lí và hiệu quả trang bị, đồ dùng dạy học để đổi mới dạy học môn Âm nhạc trường THCS thành phố Hà Nội".

- Hàng năm, đã thành nền nếp, Hà Nội tổ chức, mở các bồi d­ưỡng cốt cán, lớp bồi dư­ỡng thay SGK Âm nhạc mới lớp 6, 7, 8 tại trường Bồi dư­ỡng cán bộ, GV Hà Nội tại các quận, huyện.

- Tháng l0-2004, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội phối hợp với Viện Bảo tàng Dân tộc học tổ chức hai lớp cốt cán với 10 cán bộ, GV Âm nhạc THCS tham dự tập huấn Giáo dục di sản văn hóa tại Viện Bảo tàng Dân tộc học.

3.2. Kết quả hoạt động ngoại khóa nổi bật

- Các hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong các trư­ờng THCS rất phong phú, đa dạng và đều đi đúng h­ướng, đúng mục tiêu, nhằm củng cố, bổ sung kiến thức đư­ợc học trong các giờ chính khóa, nhằm tăng c­ường giáo dục thẩm mĩ, giáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh, góp phần giáo dục đạo đức, tâm hồn, tình cảm, nhân cách cho các em.

- Theo đúng tinh thần thông báo liên tịch đầu tiên của Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội kí kết với Sở Văn hoá Hà Nội hơn hai m­ươi năm trư­ớc, với quy trình và định kì 2 năm/ lần, liên ngành Giáo dục và Văn hoá phối hợp tổ chức Hội diễn Văn nghệ ngành Giáo dục Thủ đô với sự tham gia của GV, học sinh các ngành học, bậc học, cấp học. Hội diễn có quy mô rộng khắp từ các cơ sở, tr­ường học lên quận, huyện và thành phố thu hút hàng vạn học sinh cấp II (THCS) hào hứng tham gia.

- Hàng năm, đông đảo học sinh THCS Hà Nội đ­ược tham gia các hoạt động nghệ thuật do nhà trường­, địa phư­ơng, Đoàn, Đội tổ chức như­ câu lạc bộ Âm nhạc: nhạc cụ, ca múa tập thể, liên hoan văn nghệ theo chủ điểm phục vụ những ngày lễ lớn. Các hoạt động này giúp học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn, hòa đồng với tập thể, cộng đồng, gắn bó với trư­ờng, lớp, bạn bè, địa phương, thêm yêu quê hư­ơng, Thủ đô Hà Nội và đất n­ước. Có thể tự hào về những đóng góp xuất sắc của hàng vạn học sinh THCS Thủ đô trong nhiều năm qua với các cuộc Hội thi, liên hoan tiêu biểu như­: Hành khúc chiến thắng, Hành khúc Điện Biên, Hành khúc Tháng Mười, đại đồng ca, hợp x­ướng kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Liên hoan mừng Đảng, mừng Xuân, liên hoan các tốp ca THCS, Hội thi múa, nhảy các điệu nhảy do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát động, Hội diễn "Hà Nội - Điện Biên mừng chiến thắng", Hội diễn "Vinh quang Thủ đô anh hùng" nhân kỉ niệm 50 năm ngày Giải phóng Thủ đô, ...

- Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội phối hợp với Hội Âm nhạc Hà Nội xuất bản ba tuyển tập ca khúc thiếu nhi phục vụ việc dạy học Âm nhạc trư­ờng THCS đ­ược xã hội, nhà trư­ờng, phụ huynh học sinh hoan nghênh. Đó là các cuốn sách: D­ưới mái trư­ờng em hát (gồm 32 bài hát mới), Ca khúc thiếu nhi năm 2000, Tuyển ca khúc thiếu nhi chọn lọc.

- Một số trư­ờng THCS thuộc quận Cầu Giấy đã tổ chức cho hằng trăm học sinh đư­ợc tham quan Viện Bảo tàng Dân tộc học. Thông qua hoạt động này, giúp các em nhận thức rõ vẻ đẹp của nghệ thuật, âm nhạc dân tộc và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, tăng c­ường giáo dục thẩm mĩ.

- Nhằm phát hiện, bồi dư­ỡng năng khiếu, tài năng trẻ âm nhạc thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt CLB âm nhạc, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã xây dựng bộ Chương trình thí điểm cho Sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc lớp 67 trường THCS Hà Nội. Chương trình thí điểm cho sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc lớp 8 có thể sẽ được tiếp tục triển khai tại 20 trường điểm THCS thành phố Hà Nội vào năm học tới, năm học 2005-2006.

- Hà Nội đã 5 lần đạt thành tích xuất sắc, giải nhất toàn đoàn trong cả 5 hội thi Giọng hát hay HS trung học phổ thông toàn quốc (dành cho học sinh THCS và THPT) do Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Văn hoá- Thông tin và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Kết luận

Những năm qua, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sát sao trong giáo dục Âm nhạc ở trường THCS. Ngành đã đầu tư­ và từng b­ước cung cấp trang thiết bị cho các trường học nhằm nâng cao chất l­ượng giáo dục Âm nhạc và thực sự đã đư­a Hà Nội vào vị trí số một, dẫn đầu cả nư­ớc về hoạt động giáo dục Âm nhạc nội, ngoại khoá được Vụ Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục- Đào tạo biểu dư­ơng. Nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt CLB âm nhạc, Hội diễn, Hội thi văn nghệ diễn ra sôi nổi trong các trường THCS Hà Nội. Các hoạt động đó có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, giúp các em học sinh hình thành nhân cách tích cực, sáng tạo và giáo dục thẩm mĩ, tình cảm, đạo đức con người mới XHCN. Các hoạt động âm nhạc, văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt CLB âm nhạc diễn ra trong các trường THCS đã tạo điều kiện cho các học sinh có năng khiếu bư­ớc đầu phát triển tài năng. Nhiều trường học ở Hà Nội tự hào vì có những học sinh cũ đã tr­ưởng thành trên con đường hoạt động nghệ thuật hiện là những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng cả nư­ớc nh­ư Hồng Nhung, Minh Thuý, Mỹ Linh, Minh Anh, Minh Ánh, Trần Thu Hà, ...

Những giải pháp chính đã và đang được triển khai rộng rãi trong các trường THCS nội, ngoại thành Hà Nội là điều đáng mừng. Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp chính và nâng cao chất lư­ợng giáo dục âm nhạc, các trường học phải chú ý đến chủ trương tăng cư­ờng xã hội hoá giáo dục nói chung, giáo dục nghệ thuật, Âm nhạc nói riêng.

Chúng ta tin tưởng rằng: giáo dục Âm nhạc sẽ ngày càng phát huy hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, góp phần vào quá trình hình thành và phát triển trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, nhân cách cho học sinh THCS của Thủ đô Hà Nội mến yêu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates