SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

Học Piano Đệm Hát Cơ Bản




 Hướng Dẫn Học Piano Đệm Hát Cơ Bản


Tự học Piano đệm hát cơ bản có khó không? Học Piano đệm hát cần bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những gì? Tự học Piano đệm hát cơ bản mất thời gian bao lâu? Đây là một trong những trăn trở của các học viên khi mới tìm hiểu học Piano đệm hát. 

Để giúp các bạn có thể tự học Piano đệm hát cơ bản một cách dễ dàng nhất, Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản cũng như các bước cần thiết nhất qua bài viết dưới đây.

  • Bạn đã biết Piano đệm hát là gì chưa? 
  • Các kiểu đệm đàn Piano cơ bản
  • Các bước cơ bản học đàn Piano đệm hát
    • Đệm hòa âm không giai điệu
    • Đệm đàn Piano cả hợp âm và giai điệu
  • Piano Đức Trí – địa chỉ cung cấp đàn Piano cao cấp, chính hãng uy tín và chất lượng


Bạn đã biết Piano đệm hát là gì chưa? 


Trước khi đi vào các bước hướng dẫn học Piano đệm hát, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Piano đệm hát có thể hiểu đơn giản là một người đánh Piano làm nhạc nền cho người khác hát hoặc cho một nhạc cụ khác hay còn gọi là giai điệu chính.

Trong cuộc sống hiện nay, âm nhạc đã len lỏi quá sâu vào cuộc sống thường nhật của mỗi con người. Nhu cầu thưởng nhạc của nhiều người không còn chỉ dừng lại ở mức độ thưởng thức mà họ còn mong muốn có thể tạo ra những giai điệu khác nhau để mọi người cùng thưởng nhạc và gửi đến mọi người. Chính vì vậy mà nhu cầu học và chơi nhạc cụ ngày càng gia tăng ở đủ các độ tuổi khác nhau.


Các kiểu đệm đàn Piano cơ bản


Có 2 kiểu đệm chính mà bạn cần biết khi học đệm đàn Piano như sau:

  • Đệm đàn theo kiểu cả hợp âm và giai điệu: Đệm hòa âm và đồng thời chơi cả giai điệu, cái này dùng được cho đệm hát khi người hát không nắm vững giai điệu hoặc chơi solo piano 1 ca khúc. Người chơi phải đệm hát sao cho các giai điệu của bài hát quyện vào hợp âm, kiểu đệm này sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc tập luyện để có thể chơi một cách thành thạo.
  • Đệm đàn Piano hòa âm không giai điệu : Đệm hòa âm only, ít đường nét giai điệu thường được sử dụng trong đệm hát hoặc cho 1 nhạc cụ chơi giai điệu. Kiểu đệm này thường được sử dụng đệm hát khi người hát không chắc chắn về nhịp, đây được xem là kiểu đệm đơn giản nhất và thường gặp nhất.


Các bước cơ bản học đàn Piano đệm hát


Người chơi Piano thành thạo không chắc là có thể vừa đánh đàn vừa đệm hát thành thạo. Có rất nhiều bạn đã đánh được Piano và muốn tự học Piano đệm hát tại nhà để nâng cao trình độ chơi Piano của mình lên một tầm cao mới. Nhưng các bạn lại đang gặp phải khó khăn trong việc không biết cách tập luyện và hướng tập luyện đúng đắn theo khoa học. Và không phải ai cũng học đúng phương pháp để quá trình thực hành đệm hát Piano trở nên hiệu quả hơn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đệm hát Piano cho những bản nhạc nhẹ nhàng, cơ bản nhất. Hy vọng những bước cơ bản mà chúng đề cập sau đây sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

Bài học đầu tiên khi học đệm 1 bài hát hoặc chơi 1 ca khúc trên đàn Piano là ta phải nắm vững các hợp âm của đàn, thuộc hết hòa âm của nó mà cụ thể là các hợp âm khi đệm. Piano có 14 hợp âm cơ bản gồm 7 hợp âm trưởng ký hiệu bằng chữ cái hoa và 7 hợp âm thứ ký hiệu bằng chữ cái hoa đi kèm với chữ “m” phía sau. Hãy nắm vững 14 hợp âm cơ bản trên Piano như sau:

  • Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa)
  1. C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
  2. D (rê trưởng): Rê – Fa# -La
  3. E (mi trưởng): Mi – La – Đô
  4. F (fa trưởng): Fa – La – Đô
  5. G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
  6. A (la trưởng): La – Đô# – Mi
  7. B (si trưởng): si – Rê# – Fa#
  • Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau)
  1. Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
  2. Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
  3. Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
  4. Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
  5. Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
  6. Am (la thứ): La – Đô – Mi
  7. Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#


Đệm hòa âm không giai điệu

  • Sử dụng cả 2 tay để bấm hợp âm và chơi: Đây là kiểu đệm đơn giản nhất, người chơi sử dụng 2 tay để bấm hợp âm và chơi đàn như đập nhịp. Nếu muốn có âm thanh dày và đều đặn hơn thì bạn có thể thêm 1 số nốt vào giữa các nốt đen, thay vì 4 nhịp như trước thì là 5 nhịp. Đây là kiểu đệm đơn giản hay dùng cho đệm hát người hát nhịp không chắc lắm. Ví dụ hợp âm Đô trưởng nhịp 4/4: 2 tay đều bấm Đô – Mi – Sol và chơi nốt đen như đập nhịp.
  • Rải các nốt chính trên những quãng rộng: Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều đó là cách rải dùng tay trái để chơi nhịp điệu, tay phải sẽ chơi hợp âm, rải các nốt chính của hợp âm ở những quãng rộng để có được những âm thanh vang dày hơn (thường là chơi nốt đơn). Ví dụ hợp âm đô trưởng Đô – Mi – Sol rải thanh Đô – Sol – Mi và nhắc lại 2 nốt Sol – Mi cho tới hết ô nhịp.
  • Sử dụng móc kéo 2 tay đuổi nhau để rải hợp âm: Người chơi có thể rải hợp âm xuôi chiều hoặc đảo chiều, thực hiện được điều này là nhờ sử dụng âm khu khá rộng mà đàn Piano có được. Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều.
  • Kết hợp cả 3 kiểu đệm trên (thường được sử dụng nhất) nói đơn giản đó chính là sự kết hợp 3 loại kiểu đệm trên cho 1 tác phẩm một cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi nhất. Người chơi sẽ phải khá khéo léo và linh hoạt để có thể chơi thành thạo. Ví dụ: tay trái chơi loại 3, tay phải chơi loại 1, thay đổi kiểu đệm cho đến khi hết 1 đoạn nhạc.


Đệm đàn Piano cả hợp âm và giai điệu


Với kiểu tự học Piano đệm hát này, các kỹ thuật của đệm đàn Piano cả hợp âm và giai điệu cũng như trên chỉ khác là người chơi sẽ sử dụng tay phải để chơi giai điệu của ca khúc (hoặc bản nhạc) và tay trái dùng để chơi hợp âm. Một điểm phải chú ý ở đây đó là tay phải không chỉ chơi giai điệu đơn thuần mà còn phải kết hợp chơi thêm hợp âm lồng ghép vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có 1 đến 2 ngon. Không thể để phí các ngón còn lại được.  Hãy chơi thêm hợp âm vào nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến giai điệu của cả bài hát.

Nếu bạn đã xác định tự học, bạn sẽ phải bỏ thời gian và công sức của mình ra rất nhiều, những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên chỉ là những kiến thức cơ bản mang tính lý thuyết, quan trọng là bạn vận dụng kiến thức đó như thế nào vào các bài học và quá trình tập luyện. Nhưng nếu bạn thực sự có niềm đam mê với đàn Piano thì những bài học đệm hát cơ bản đơn giản thế này sẽ không làm khó được bạn đâu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates