SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

 


Phát triển sản phẩm mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp. Liên quan đến sự phát triển, tồn tại lâu dài. Muốn thu hút được khách hàng thì sản phẩm chính là yếu tố cần thiết không thể thay thế. Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp phải nắm bắt được thị hiếu khách hàng, sự biến đổi trong xu hướng thị trường. Từ đó, tiến hành nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu và phát triển là gì?

Nghiên cứu và phát triển R&D ( Theo Wikipedia ) là một hoạt động nhằm mục đích tạo ra những đổi mới trong các sản phẩm, dịch vụ. Hoặc các hoạt động đầu tư, mua bán nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp.

quy-trinh-nghien-cuu-va-phat-trien-san-pham-moii.jpg

Tầm quan trọng của nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Là chìa khóa chính quyết định thành công, thể hiện tầm nhìn dài hạn về sự tồn tại, phát triển nên hầu hết các công ty luôn chú trọng tới ngân sách và nguồn lực đầu tư cho quá trình nghiên cứu.

Trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, hóa học, quân sự và công nghệ, R & D là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Nếu các công ty trong các ngành này không phát triển, nghiên cứu ra những sản phẩm mới liên tục, họ sẽ bị tụt hậu so với đối thủ. Họ phải liên tục tìm cách tăng hiệu quả cho sản phẩm, đưa ra những ý tưởng mới để định hình thị trường.

Để tăng hiệu quả trong công việc. Ở các công ty lớn họ thường lập ra một phòng ban R&D riêng biệt, chuyên tập trung vào các hoạt động nghiên cứu nhằm tạo ra cái mới, cải tiến cái cũ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường. Còn đối với các công ty nhỏ hơn, họ không ngừng thúc đẩy tinh thần học hỏi, tìm hiểu và sáng tạo của nhân viên. Sau đó khuyến khích nhân viên áp dụng những kiến thức mới vào quá trình làm việc.

Quy trình các bước nghiên cứu và phát triển

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ cần trải qua 8 bước cơ bản sau:

1. Hình thành ý tưởng

Bước đầu tiên trong quá trình phát triển một sản phẩm mới là hình thành ý tưởng. Y tưởng có thể đến từ mọi lúc, mọi nơi, mọi địa điểm với nhiều nguồn đa dạng như:

  • Nguồn nội bộ: Gồm có các phòng R&D, marketing, CEO, ban quản lý hoặc cũng có thể là nhân viên trong công ty
  • Nguồn bên ngoài công ty: Nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh.

 

2. Sàng lọc ý tưởng

Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được. Sau khi hình thành ý tưởng, doanh nghiệp cần phải có quá trình sàng lọc để lựa ra những ý tưởng tiềm năng, phù hợp với nguồn lực cũng như lĩnh vực phát triển của công ty. Các yếu tố để giúp đánh giá, lựa chọn một ý tưởng tốt bao gồm:

  • Điểm yếu của công ty/cá nhân/nhóm
  • Nhu cầu khách hàng (thị trường)
  • Xu hướng đang diễn ra
  • ROI (Return On Investment – tỉ suất hoàn vốn)

3. Phát triển và thử nghiệm sản phẩm

Sau khi chọn lọc, các ý tưởng hay sẽ được nghiên cứu phát triển và thử nghiệm trên thị trường mục tiêu. Sẽ có một đội nhóm chuyên gia liên tục quan sát, đánh giá ý tưởng mới. Nếu đạt được hiệu quả cao sẽ được xem xét hoàn thiện và chính thức đưa ra thị trường. Như vậy, sau bước này ý tưởng sẽ được hoàn thiện. Sẽ có đầy đủ các yếu tố như cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọng hơn hết là xác định được vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm này.

4. Chiến lược marketing

Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, doanh nghiệp sẽ cần quan tâm đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào? Cần phải làm gì để thực hiện nó? Chiến lược tiếp thị ra sao? Tất cả câu trả lời bao gồm trong việc thực hiện:

  • Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Xu hướng, lối sống và thu nhập của họ ra sao?
  • Xây dựng kế hoạch Marketing mix: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, quy trình…
  • Xây dựng kế hoạch bán hàng, xác định mục tiêu lợi nhuận dài hạn.

5. Phân tích kinh doanh, ước tính lợi nhuận

Các yếu tố quan trọng được phân tích bao gồm:

  • Sự cạnh tranh của sản phẩm
  • Chi phí liên quan
  • Chiến lược định giá
  • Điểm hòa vốn

Các nhà quản trị phải xem xét lại các dự toán về doanh số, chi phí và mức lợi nhuận. Nếu thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận hoặc có thể tiêu thụ được số lượng sản phẩm hòa đủ vốn, doanh nghiệp có thể quyết định bước sang giai đoạn phát triển sản phẩm.

6. Phát triển sản phẩm

Tới bước này doanh nghiệp sẽ chính thức biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Khi mô hình sản phẩm được hoàn thành, chúng sẽ được đem ra thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và cả với khách hàng mục tiêu bên ngoài. Sau khi quá trình này kết thúc, sản phẩm được chứng nhận an toàn và hiệu quả thì sẽ chính thức được đưa ra thử nghiệm trên thị trường.

7. Thử nghiệm trên thị trường

Thử nghiệm thị trường giúp doanh nghiệp tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng cũng như của các trung gian phân phối trong vấn đề xử lý, sử dụng và mua lại sản phẩm. Các kết quả của thử nghiệm thị trường có thể sử dụng để dự đoán doanh số và khả năng sinh lời chính xác hơn.

Quá trình này vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc đánh giá các yếu tố như giá cả, phân phối, thông điệp truyền tải, xác định bao bì sản phẩm và sự yêu thích của khách hàng.

8. Thương mại hóa

Thương mại hóa là việc chính thức đưa sản phẩm vào thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận. Và luôn có sẵn các kế hoạch dự phòng để nhăn chặn những rủi ro không cần thiết.

Lời kết

Phát triển sản phẩm mới chưa bao giờ dễ dàng. Đây là một công việc mang đầy tính rủi ro và thách thức. Hy vọng qua bài viết nghiên cứu phát triển sản phẩm mới này các bạn sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về lĩnh vực này và giúp ích cho các bạn trong quá trình phát triển các chiến lược marketing sau này

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates