SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông

 


Từ ngày 11/7/2020, quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông sẽ phải đáp ứng các yêu cầu tại Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT.

Thông tư nêu rõ

* Phòng bộ Môn

1. Loại Phòng học bộ môn:

Trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ ( sử dụng chung cho các môn tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ) , Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;

Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ,  Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí);

Trường trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật);

Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định các phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn của trường phổ thông có nhiều cấp học được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

2. Số lượng phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Tên phòng học bộ môn được đặt theo tên môn học, nếu cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì đánh thêm số thứ tự để phân biệt.

* Quy cách phòng học bộ môn

1. Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh.

a) Trường tiểu học

Đối với phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50 m2;

Đối với phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50 m2.

b) Trường trung học cơ sở

Đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;

Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,25 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;

Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2.

c) Trường trung học phổ thông

Đối với phòng học bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;

Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,45 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2;

Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50 m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60 m2.

d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định diện tích làm việc tối thiểu các phòng học bộ môn.

2. Kích thước phòng học bộ môn

a) Chiều rộng phòng học bộ môn (tính theo chiều vuông góc với hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn): Đối với cấp tiểu học không nhỏ hơn 5,70 m; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông không nhỏ hơn 7,20 m;

b) Chiều dài phòng học bộ môn (tính theo chiều dọc hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn) không lớn hơn 2 lần chiều rộng;

c) Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) từ 3,30 m trở lên. Trong trường hợp sử dụng nền giả để bố trí ngầm hệ thống kĩ thuật, chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) không nhỏ hơn 2,80 m.

3. Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học và một số môn học có nhiều thiết bị thực hành phải có phòng chuẩn bị. Phòng chuẩn bị được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn với diện tích làm việc từ 12 m2 đến 27 m2.

* Tuy nhiên Phòng học bộ môn không bắt buộc phải lắp điều hòa 

(Ảnh minh họa)

Tại Điều 13 Thông tư quy định Căn cứ điều kiện của cơ sở giáo dục phổ thông để trang bị máy điều hòa không khí cho phòng học bộ môn.

Phòng học bộ môn phải được bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo. Ngoài ra, phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hóa học, Sinh học được lắp đặt các thiết bị như tủ sấy, tủ hút, hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc.

Thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn gồm các thiết bị sau:

- Bàn, ghế, bảng viết, tủ, kệ, giá đỡ chuyên dùng;

- Tủ sấy, tủ hút, hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc;

- Hệ thống chậu rửa, vòi nước chuyên dùng;

- Hệ thống điện chuyên dùng;

- Tủ thuốc y tế;

- Các thiết bị nội thất chuyên dùng khác.

Thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn được tính toán căn cứ theo số lượng học sinh và yêu cầu thí nghiệm, thực hành của chương trình môn học…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates