Bạn đã cho ra mắt sản phẩm của mình và đã đến lúc tập trung thu hút khách hàng. Hy vọng rằng đến giai đoạn này bạn đã có một lượng khách hàng nhất định nhờ vào những chiến thuật tiền kỳ.
Từ kinh nghiệm của tôi, giai đoạn này thông thường là giai đoạn khó khăn nhất cho một startup. Bạn cần phải dịch chuyển từ việc ra mắt sản phẩm đến việc xây dựng sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải đạt được mọi thứ ngay từ giây phút ban đầu. Bạn chỉ cần dần dần xây dựng các bước giúp bạn đạt được mục tiêu cuối cùng (chi tiết ngay sau đây).
Trong bài thứ hai thuộc chuỗi thúc đẩy tăng trưởng, chúng tôi sẽ nghiên cứu những phương pháp giúp bạn định hướng tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh. Làm sao để bạn có thể đạt được ngưỡng bền vững nhanh nhất có thể?
Thúc đẩy tăng trưởng vẫn là vấn đề khó khăn với hầu hết các công ty. Việc có được những người tiêu dùng, khách hàng và phản hồi sớm là vô cùng quan trọng đối với sư phát triển sản phẩm.
Dưới đây là một ví dụ mà chùng tôi gọi là Hype Cycle, một phương pháp được tạo ra bởi Gartner. Nó cung cấp một mô hình biểu đồ mô tả quá trình phát triển một ứng dụng công nghệ và ứng dụng web. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cần một lượng thời gian rất dài để xây dựng một thương hiệu bền vững.
1. Có mục tiêu rõ ràng
Tôi đã nói về vấn đề này trong topic lần trước. Năm ngoái chúng tôi chỉ có duy nhất một mục tiêu là có đủ thu nhập để phục vụ bản thân hai chúng tôi.
Việc xác định một mục tiêu duy nhất cho phép chúng ta phân nhỏ và xác định được những mục tiêu nhỏ hơn, ví dụ:
- Chúng ta cần bao nhiêu khách hàng mỗi tuần?
- Chúng ta cần gửi bao nhiêu email?
- Chúng ta cần có bao nhiêu cuộc họp?
- Nếu chúng ta cập nhật tính năng x thì sẽ có thêm được bao nhiêu khách hàng?
- Chúng ta sẽ quảng bá thương hiệu đến được bao nhiêu người nếu trở thành đối tác với x?
- Nếu chúng ta hợp nhất với nhà cung cấp x thì thị trường sẽ mở rộng như thế nào?
- Nếu tôi sử dụng một lượng thời gian x vào một nội dung nhất định thì sẽ có hiệu quả thế nào về lâu về dài?
- Bằng cách nào để có thêm người sử dụng trả phí hằng năm?
2. Thúc đẩy danh dách khách hàng trước khi ra mắt sản phẩm
Điều đầu tiên bạn cần làm để kích hoạt động lực là tận dụng danh sách khách hàng bạn đã xây dựng trong những tháng trước khi tung ra sản phẩm.
Có rất nhiều điều tuyệt vời bạn có thể làm với những khách hàng đã yêu thích dịch vụ/sản phẩm của bạn.
Bạn nên có sẵn một ý tưởng muốn làm ở trong giai đoạn này, nó có thể là một email thông báo với CTA (giống như Apple trong ví dụ trên).
Nhưng bạn cũng có thể thực hiện rất nhiều những phương pháp hiệu quả khác. Hãy nhớ rằng, hầu hết chúng ta đề không phải Apple, vì vậy chúng ta cần nhiều ưu đãi để thúc đẩy người mua hàng hơn là một bức ảnh đẹp và nút mua ngay.
Hãy cung cấp một ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thử nghiệm khiến họ không thể từ chối.
- Hoặc cung cấp họ sản phẩm tương tự nhưng thêm tính năng hoặc phiên bản giới hạn (bạn biết đấy… để họ cảm thấy đặc biệt), bằng cách này bạn sẽ thúc đẩy thu nhập tuần hoàn.
- Xây dựng một chiến dịch để khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè
- Gửi những sản phẩm khuyến mãi nếu họ đề cập đến thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông.
- Xây dựng một cuộc thi với giải thưởng là sản phẩm của bạn (và khiến cho cuộc thi lan tỏa)
- Tạo ra Facebook custom audience, và tập trung tạo quảng cáo nhắm tới nhóm khách hàng lookalike.
- Gửi email hướng dẫn sử dụng cho khách hàng của bạn.
3. Làm những thứ không tạo ra tăng trưởng
Trong những ngày đầu bạn nên tập trung chủ yếu vào những khách hàng sử dụng sản phẩm đầu tiên, hoặc những khách hàng trả phí sản phẩm cho bạn. Mọi thứ không bỗng chốc phát triển. Bạn, người sáng lập cần phải làm những việc không tăng trưởng để tăng cơ hội phát triển sản phẩm bền vững và lâu dài.
Lúc này, bạn nên cân nhắc xem liệu rằng bạn muốn trở thành một hiện tượng hay một công ty với sự phát triển lâu dài, bền vững.
Điều này rất khó khi bạn không có truyền thông hiện diện. Nếu bạn đầu tư sức lực vào giai đoạn trước khi ra mắt sản phẩm thì bước này sẽ dễ hơn, nhưng nếu không bạn sẽ cần phải làm những thứ không “leo thang”.
Vậy những thứ không “leo thang” là gì? Đó là những điều mà người sáng lập phải làm đi làm lại mà không thể tự động hóa.
Một ví dụ điển hình là khi Tinder lần đầu tiên quảng bá sản phẩm đến những khách hàng đầu tiên. Họ tổ chức những bữa tiệc tại các trường đại học ở Mỹ, người tham gia chỉ cần download ứng dụng Tinder.
Ý tưởng này vượt quá giới hạn đạt được mục tiêu về tăng số lượng khách hàng, nhưng nó không tự động lan truyền. Nó đòi hỏi kế hoạch tỉ mỉ và thực thi cẩn thận.
Những điều không “leo thang” bạn có thể làm:
- Bắt đầu email và gọi điện cho những khách hàng tiềm năng (Tôi đặt mục tiêu khoảng 10 mỗi ngày)
- Liên hệ báo chí
- Cho phép truy cập miễn phí sản phẩm để nhận được thông tin khách hàng
- Tham dự nhiều cuộc gặp mặt nhất có thể
- Gặp gỡ nhà đầu tư và đối tác tiềm năng
- Thuê đội ngũ giàu năng lực
- Tổ chức những bữa tiệc đánh dấu bước ngoặt hoặc ra mắt sản phẩm
- Thực hiện các bài kiểm tra người dùng với khách hàng thật
- Tặng miễn phí stickers hoặc sản phẩm cho khách hàng, họ sẽ nói về bạn.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời (hỗ trợ trực tiếp)
- Tìm kiếm những khách hàng của hang dối thủ để nói chuyện và quảng bá sản phẩm của mình.
- Nghiên cứu những chi tiết làm nổi bật sản phẩm của bạn so với thị trường.
- Lắng nghe và học tập để nâng cao sản phẩm của bạn.
Khi chúng tôi cho ra mắt Gleam, chúng tôi đã lien hệ với những KOLs đã sử dụng những nền tảng ứng dụng xã hội khác.
Điều quan trọng là khiến nó trở nên gẫn gũi và hữu dụng với họ. Bạn cần cung cấp những giá trị ưu đãi riêng cho họ.
KOLs nhận được rất nhiều emails mỗi ngày từ những người tư lợi từ sức ảnh hưởng của họ, vậy nên hãy cẩn thận khi email họ.
Trong post dưới đây bạn có thể tìm thấy danh sách nhứng điều không “leo thang” mà chúng tôi áp dụng để đạt được 100 khách hàng đầu tiên.
4. Xây dựng sản phẩm tuyệt vời
Sở hữu một sản phẩm tuyệt vời, hoặc phương pháp giới thiệu sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của bạn.
Lấy ví dụ về mẫu tái thiết kế bộ ổn nhiệt của Nest, họ đã thay đổi nền công nghiệp trong lĩnh vực này bằng việc chuyển đổi một thứ cũ kỹ và nhàm chán trở nên đẹp mắt và hấp dẫn. Apple đã làm điều tương tự, mặc dù phần cứng của họ không xuất sắc bằng đối thủ.
Thực tế là sản phẩm của bạn càng tốt thì bạn càng dễ dàng điều phối các phòng ban trong công ty để thúc đẩy tăng trưởng: sales, thiết kế sản phẩm, và tầm nhìn dài hạn.
Nếu sản phẩm của bạn không quá xuất sắc, bạn cần tập trung marketing để bù đắp cho chất lượng sản phẩm – nó có thể thành công nhưng khó hơn.
Một ví dụ điển hình nữa là Telsa. Ôtô của họ tốt hơn mặt bằng chung trên thị trưởng ở tất cả mọi tính năng, đến mức sản phẩm bán chạy bởi chính sự hữu dụng và hấp dẫn của mình.
Không chỉ vậy, họ còn có một mảng thị trường nữa thậm chí còn lớn hơn ô tô: pin. Công nghệ này có khả năng that dổi cách chúng ta sử dụng là lưu trữ năng lương gia dụng.
Chúng ta có thể không có khả năng thay đổi thế giới như Elon Musk. Nhưng chúng ta có thể cố gắng để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm để đạt mức tăng trưởng tốt nhất.
5. Tìm kiếm đối tác hoàn hảo
Tìm kiếm những đối tác tốt đã trở thành phần then chốt trong sự phát triển của Gleam. Nó được phân chia thành một vài lĩnh vực.
Đối tác tích hợp
Xậy dựng mối tích hợp giữa sản phẩm của bạn và những bên liên quan trong thị trường là cách tuyệt vời để cung cấp sự tối ưu hóa sản phẩm cho người dùng.
Ví dụ, bằng việc hợp với Mailchimp trong những ngày đầu tiên chúng tôi đã có thể:
- Chúng tôi đã quảng bá được đến những đối tác của Mailchimp
- Cúng tôi tạo hiệu ứng lan truyền thông tin người dùng khi hợp tác với một trong những dịch vụ lan tỏa tốt nhất.
- Chúng tôi có thể nhắm tới mục tiêu với khách hàng của Mailchimp.
Trong những tháng gần đây chúng tôi đã hợp tác với Eventbrite. Sự hợp tác này hơi khác và mang tính chiến lược hơn.
- Eventbrite mở ra một thị trường mới liền kề cho chúng tôi – Những người quảng bá sự kiện
- Chúng tôi tiên phong trong lĩnh vực của mình với mô hình hợp tác mới này
- Chúng tôi tặng phần thưởng xứng đáng cho những khách hàng trung thành đã tham dự những event trước đây
- Nó để sử dụng trong các sự kiện để phát quà cho người tham dự
Bạn có thể xem ví dụ “tích hợp” qua hình ảnh dưới đây.
API Partners – Đối tác liên kết API
Bạn cũng có thể xem xét nếu bạn tự xây dựng API của riêng mình, trong trưởng hợp này bạn hãy khuyến khích các các đối tác mở rộng nền tảng của bạn.
Tôi khá yêu thích ví dụ trên, đó là website có tên Dotabuff, nó tổng hợp số liệu của game Dota 2. Trang web này rất tuyệt trong việc giúp bạn phân tích kỹ thuật chơi với các anh hùng, điểm yếu và điểm mạnh của bạn.
Syndication Partners – Đối tác đồng bộ
Có những đối tác có thể hỗ trợ nhau bằng việc phối hợp sản phẩm và phục vụ chung một khối khách hàng,. Chúng tôi đã làm vậy tháng trước với các bài báo.
Lấy ví dụ về Need For Seat, họ sản xuất ghế đồ chơi. Họ hợp tác với những tổ chức về game để cung cấp ghế ngồi cho tuyển thủ và ngược lại cho phép những tổ chức này bán ghế của hãng cho fan của họ.
Một ví dụ nữa là StackCommerce. StackCommerce cho phép đối tác đưa gian hàng của họ lên website. Đôi bên cùng có lợi khi StackCommerce quảng cáo được thương hiệu của họ, các publisher cũng tăng được doanh thu.
Referral Partners – Đối tác giới thiệu
Khi bạn phát triển bạn sẽ tìm thấy nhiều nguồn tham khảo. Đó có thể là đơn vị bán lẻ, đơn vị liên kết hoặc agency sử dụng sản phẩm của bạn.
Trái lại, việc tìm những đối tác biết cách sử dụng sản phẩm của bạn cũng rất không ngoan. Ví dụ, chúng tôi có được rất nhiều người dùng muốn sử dụng Gleam nhưng không có đủ kỹ năng hoặc thời gian để thực hành.
6. Đo lường chính xác khi sử dụng Analytics
Hãy tự hỏi bản thân:
- Nếu người dùng đọc nội dung trên blog, sau đó đăng ký làm cách nào tôi có thể chắc chắn rằng doanh số là được tạo ra bởi nội dung đó.
- Kênh trả phí nào là hiệu quả nhất xét về ROI?
- Landing page nào hiệu quả nhất cho chúng ta?
- Người sử dụng điện thoại có convert không?
- Trong quá trình on-board, người dùng đạt được aha-moment ở bước nào?
- Có một nhóm đối tượng có lương convert cao hơn hay không? Làm sao để phát hiện và tìm kiếm họ?
- Dùng Analytics để track lỗi như thế nào?
- Liệu có vấn đề về conversion với từng loại trình duyệt riêng biệt không?
Tất cả những câu hỏi này có thể giúp bạn định nghĩa về sự tăng trưởng. Một vài dữu liệu bạn lưu lại có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng, vì vậy khi bạn thay đổi nó – bạn sẽ thấy những biến chuyển tích cực. Sau đó có thể đào sâu trong nhưng lĩnh vực mà bạn chưa rõ and bắt đầu thử nghiệm những giả định avf tìm ra sự tăng trưởng từ các kênh.
7. Tập trung tối đa vào việc xây kho dữ liệu email
Bạn chỉ nhận ra sức mạnh của kho data mail có chất lượng khi bạn có ngay để sử dụng. Hãy nghĩ đến một nguồn mà qua đó bạn có thể truyền tải chính xác nhuwgx gì bạn muốn một cách trực tiếp.
Email vẫn là cách tốt nhất để giao tiếp trong kinh doanh. Nó có thể sử dụng để:
- Giao tiếp với khách hàng một cách riêng tư
- Cho phép khách hàng điền email để nhận thông báo về sản phẩm.
- Ra mắt sản phẩm từ dạng beta cho một nhóm người đăng ký dùng thử
- Gửi thư nhắc hoặc update sản phẩm
- Gửi tăng ưu đãi đặc biệt cho người theo dõi
- Thông báo về sự kiện
- Thông báo về sự ra mắt sản phẩm
- Thông báo các khóa học và thông tin hữu ích cho khách hàng
- Định hướng sales từ định hướng sản phẩm
- Bao phủ một lượng khách hàng lớn trong thời gian ngắn, do vậy sẽ đảm bảo đỗ vững chắc cho việc ra mắt sản phẩm.
8. Case Studies & Use Cases thật tuyệt
Tôi không mô tả hết được giá trị của case studies tối với sự phát triển kinh doanh. Chỉ riêng những case studies đã đem lại hơn 4000 lượt truy cập trang marketing của chúng tôi mỗi tháng.
Tôi luôn nhận thấy rằng case studies thông thường không thành công. Thay vào đó chúng ta sẽ thành công nếu làm chúng trở nên thú vị và mang tính ứng dụng cao.
- Case studies sẽ đem lại cho bạn uy tín trong thị trường
- Chúng cho những khách hàng tiềm năng thấy cách người khác sử dụng sản phẩm của bạn
- Chúng cho phép bạn quảng bá những tính năng nổi bật của sản phẩm
- Chúng là tư liệu hoàn hảo giúp các sales reps kiểm chứng kết quả rõ rệt.
- Chúng có thể giúp bạn xâm nhập thị trường mới dễ hơn và mở rộng cơ hội bán hàng
- Chúng có thể giúp những khách hàng đã dùng sản phẩm có thêm thông tin.
9. Tận dụng thị trường có liên quan
Đôi lúc cách tốt nhất để phát triển sản phẩm là tập trung vào thị trường liên quan nhỏ và thiết thực hơn.
Chúng tôi đã đề cập về điều này trong bài báo về trường hợp của Tinder. Facebook cũng sử dụng chiến thuật này bằng cách tập trung vào các trường đại học nhưng chỉ khi ra mắt sản phẩm.
Đó là kỹ thuật mà chúng tôi áp dụng với Gleam. Chúng tôi theo duổi thị trường có sử dung quà giveaways một cách đa dạng.
- Chúng tôi bắt đầu với việc nhắm tới các bloggers.
- Sau đó chúng tôi chuyển sang nhắm tới các trang eCommerce
- Sau đó chúng tôi mở kênh Twitch riêng và nhắm tới những streamers
- Một tác dụng phụ xảy ra là chúng tôi bắt đầu thu hút các hãng game
- Sau đó chúng tôi target thị trưởng thúc đẩy tăng trưởng
- Chúng tôi bắt đầu target những người tổ chức sự kiện qua hợp tác với Eventbrite
Điều tuyệt vời về thị trưởng có liên quan đó là bạn có thể giải quyết chúng một cách hoàn toàn độc lập.
- Bạn có thể sáng tạo nội dung target nhóm khách hàng đó
- Bạn có thể xây dựng chi tiết case studies
- Bạn có thể target ads vào thị trường nhất định
- Bạn có thể phân chia khách hàng vào chị trưởng chủ đạo
- Bạn có thể cân bằng giả cả để hấp dẫn thị trường
- Bạn có thể xây dựng kế hoạch mới để hấp dẫn khách hàng trong thị trường mới
- Bạn có thể làm việc với đối tác để quảng bá sản phẩm với người dùng của thị trường đó
10. Áp dụng Freemium
Nếu bạn target thị trường có nhiều người chơi chính thức thì bạn có thể cần phải cân nhắc việc áp dụng freemium để thúc đẩy tăng trưởng. Điều này sẽ khuyến khích nhu cầu mua hàng.
- Bạn sẽ có nhiều người dùng nhanh hơn
- Số lượng người dùng lớn sẽ thúc đẩy tăng trưởng số lưởng sản phẩm
- Nó giúp bạn có nhiều người dùng beta nhanh hơn (vì họ không phải trả phí sử dụng)
Freemium là một mô hình được áp dụng bởi nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các công ty (bởi vì nó tạo ra mô hình tổng thu nhập sau đó). Nó thực sự chứa những yếu tố cần lưu tâm, bạn cần chắc chắn rằng bạn sẽ kiếm được tiền trước khi bạn cạn sạch vốn. Đây là lý do tại sao nhiều người nghĩ rằng kế hoạch miễn phí không hiệu quả.
- Nó có thể sẽ làm giảm giá trị thật của sản phẩm
- Bạn sẽ phải mở rộng thương hiệu để hỗ trợ một lượng lớn khách hàng miễn phí
- Bạn có thể sẽ lạm dụng và tiêu tốn nhiều nhân lực, công sức
- Bạn sẽ cần kế hoạch cẩn thận cho những tính năng trả phí
- Bạn cần cân bằng giữa tính năng miễn phí và trả phí Tinder đã gặp phải vấn đề này khi bản update mới nhất của họ giới hạn số lượng swipes nếu sử dụng miễn phí. Họ đã thêm một điểm khó chịu và người sử dụng cần trả phí mới gỡ được.
- Nếu bạn đang cân nhắc một sự thay đổi lớn thì có thể bạn cần những khách hàng hiện tại (vậy nên đùng đánh mất họ)
11. Phần thưởng thông qua mời liên kết
- Chiến thuật cho phép sử dụng miễn phí thực sự hữu dụng với Dropbox. Nhưng đó không phải lý do duy nhất khiến họ thành công.
- Dropbox cho phép người dùng giới thiệu bạn bè bằng việc chia sẻ liên kết. Liên kết này sẽ giúp tăng lưu lượng miễn phí khi người dùng đăng ký thành công.
- Phương pháp này vô cùng tuyệt vời vì Dropbox đã xác định được một chỉ số rất quan trọng với người dùng và cho phép họ kiểm soát nó một cách miễn phí.
Việc xây dựng những công cụ miễn phí giúp bạn tạo ra những khách hàng tiềm năng. Vấn đề then chốt là khiến công cụ đó trở nên có giá trị.
Bạn cũng quy đổi kết quả của phương pháp này thành chỉ số vanity. Ví dụ nếu bạn sở hữu một công ty chạy Adwords, bạn có thể xây dựng phương tiện giúp người dùng thấy chất lượng chiến dịch của họ.
Hoặc tương tự nếu bạn sở hữu hệ thống CRM bạn có thể phải phân tích kế hoạch marketing tổng thể của một trang web và cải thiện nó (tương tự như Hubspot Grader).
12. Tối ưu hóa và tận dụng thương hiệu (i.e. Powered By)
Thương hiệu là một khía cạnh cần tập trung để thúc đẩy tăng trưởng. Nếu bạn có một tính năng hoặc một sản phẩm tích hợp thì bạn có thể làm thương hiệu cho nó.
Đó là những thứ chúng tôi áp dụng với sản phẩm của mình và nó đã giúp chúng tôi có hơn 30% lương đăng ký. Đó hoàn toàn là marketing miễn phí.
Hãy xem chúng tôi kiểm tra tính hiệu quả của cụm từ “Powered by” so với những cụm khác. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi kết quả.
Đây là một vài cách bạn có thể áp dụng trong giây lát để bắt đầu quá trình thúc đẩy tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh của mình.
13. Đột phá cộng đồng
Nếu bạn tham gia hoặt động cộng đồng hoặc comment post trên blog thì bạn nên đề kèm tên công ty của bạn.
14. Hack profile mạng xã hội
Start up của bạn sẽ xuất hiện mọi nơi trên các mạng xã hội và cộng đồng online. Việc link trở lại giúp khách hàng có thông tin về bạn là vô cùng quan trọng giúp tăng doanh số hoặc conversion.
Phương pháp này khá phức tạp, nhưng sẽ tự động thử nghiệm khi lắp đặt:
- Xây dựng hướng dẫn kỹ lưỡng giúp khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn
- Sử dụng Google Analytics để track hướng dẫn.
- Rút gọn URL
- Thêm link và CTA trên bất cứ phương tiện xã hội nào
- Đi thêm một bước nữa bằng việc thiết lập Gleam Capture rule để popup form đang ký email dựa trên utm_source
Bây giờ bạn có thể tận hưởng thành quả khi mà nhiều người dùng hứng thú với sản phẩm của bạn tìm thấy nội dung có giá trị hành động.
15. Chữ ký email
Nếu bạn thích tôi hãy gửi tôi 50+emails mỗi ngày, bạn sẽ bỏ sót cơ hội lớn nếu không chèn CTA trong chữ ký email.
Phương pháp này rất đơn giản:
- Viết hướng dẫn cho người sử dụng về những cách “cool” để áp dụng với sản phẩm của bạn.
- Rút gọn link thông qua Bit.ly và sử dụng Google Analytics để tracking.
- Chèn link vào chữ ký email với CTA.
- Bạn có thể kiểm tra độ hiệu quả của CTA bằng việc thay đổi campaign trong Analytics để theo dõi quá trình testing.
Hãy theo dõi mẫu của tôi:
Mỗi người tôi gửi email đề có cơ hội trải nghiệm 25 điều tuyệt vời trong sản phẩm của chúng tôi. Họ có thể không phải là khách hàng, hoặc họ có thể là khách hàng và bây giờ họ có nhiều điều thú vị để thử nghiệm với sản phẩm (điều giúp tăng giá trị sản phẩm).
Chúc bạn thành công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét