SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

 

Thiết lập mục tiêu

Xây dựng, thiết lập các mục tiêu hoặc mục đích mà công ty đang muốn hướng đến và đạt được trong tương lai. Các mục tiêu, mục đích đó phải mang tính thực tế và dễ hình dung ra chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong giai đoạn xây dựng chiến lược, các mục tiêu, mục đích cần đạt được là: doanh thu, doanh số, lợi nhuận, thị phần,…

Lập ra mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn đến thành công của bất kỳ công ty nào, đặc biệt đối với công ty vừa và nhỏ hoặc mới thành lập, những công ty này thường hay không biết nên tập trung vào một mục tiêu nào trước.

Cách các doanh nghiệp lập mục tiêu sẽ quyết định doanh nghiệp đó có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết các lãnh đạo công ty đều đồng ý rằng mục tiêu rất quan trọng, nhưng chỉ có một số người xác định được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 10%.

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc 1

Đánh giá vị trí hiện tại

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, người quản lý cần phải có các tiêu chí đánh giá sao cho hợp lý. Sau đây là hai yếu tố các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm khi xác định mục tiêu:

  • Đánh giá môi trường kinh doanh: nghiên cứu môi trường kinh doanh, thị trường hiện tại để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho chiến lược và mục tiêu dài hạn của công ty.
  • Đánh giá nội lực công ty: phân tích đầy đủ và chi tiết những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các khía cạnh sau: quản lý, nhân sự, marketing, tài chính, ngân sách, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc 2

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ đóng một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể nói nó là nền tảng, xương sống của chiến lược kinh doanh. Chiến lược sản phẩm hoặc dịch vụ giúp các doanh nghiệp xác định được phương hướng để đầu tư, thiết kế sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu của khách hàng, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút khách hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng, giá thành, nhãn hiệu, chăm sóc khách hàng.

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm, dịch vụ trong môi trường biến đổi cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi phải giải quyết ba vấn đề:

  • Mục tiêu cần đạt là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?
  • Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh là gì?

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc 3

Đánh giá, kiểm soát và thay đổi

Trong giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà lãnh đạo quyết định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp hay không, luôn kiểm soát mục tiêu và chiến lược. Xem xét thay đổi mục tiêu và chiến lược nếu tình hình thị trường thay đổi bất thường.

>>> Xem thêm: Quy trình các bước nghiên cứu và phân tích cơ hội kinh doanh

Những nguyên tắc về chiến lược kinh doanh

1. Cạnh tranh để khác biệt

Nhiều người mặc định rằng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, tuy nhiên nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực. Việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là chuyện hết sức bình thường.

Chiến lược kinh doanh tệ nhất là cố gắng đánh bật và vượt qua đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước của họ. Hãy tiếp cận giá trị khác biệt để thành công.

2. Cạnh tranh vì lợi nhuận

Kinh doanh không chỉ ở việc doanh nghiệp đó có thị phần lớn nhất trong thị trường, hay doanh nghiệp đó đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mà nó còn ở khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp đó tạo ra.

Suy cho cùng, tất cả các chiến lược mà nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đó đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền doanh nghiệp có thể kiếm được, tốt nhất là doanh nghiệp đó không nên mất thời gian và công sức để thực hiện kế hoạch đó.

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc 4

3. Thấu hiểu thị trường

Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang một đặc điểm và tính cách riêng, và những tính cách, đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, cách giúp doanh nghiệp tồn tại và cạnh tranh.

4. Xác định đối tượng khách hàng

Doanh nghiệp cần phải xác định được chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Doanh nghiệp không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người vì chỉ có một lượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu mà thôi.

Vì vậy, việc cần làm của doanh nghiệp là xác định được những kế hoạch triển khai để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm, dịch vụ và giá trị của doanh nghiệp mang lại.

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc 5

5. Học cách nói không

Khi doanh nghiệp đã thấu hiểu được thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, người lãnh đạo sẽ dần nhận ra có rất nhiều thứ cần phải nói lời từ chối.

Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà doanh nghiệp không phục vụ, các hoạt động mà doanh nghiệp không cần thực hiện, và các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp không cần cung cấp. Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ làm gì và không nên làm gì đều có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau.

6. Không ngại thay đổi

Đối thủ cạnh tranh phát triển, nhu cầu và hành vi khách hàng cũng thay đổi, công nghệ ngày càng tân tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện ra các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.

Khi một doanh nghiệp không thay đổi, cứ đứng yên và dậm chân tại chỗ sẽ gây ra một kết quả là doanh nghiệp đó sẽ không phát triển, dần dần mất đi thị phần và càng ngày khách hàng sẽ không chú ý tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó nữa.

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc 6

7. Tư duy hệ thống

Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, thu thập data và những dữ liệu chính xác để đưa ra các mục tiêu, mục đích cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Những phán đoán của người lãnh đạo không thể luôn luôn chính xác 100%, vì vậy người lãnh đạo cần phải có những số liệu thực tế để dự đoán về hành vi khách hàng, xu hướng thị trường, các công nghệ mới,…

Trên đây là những bước và quy tắc để xây dựng một bản kế hoạch chiến lược kinh doanh. Hy vọng các nhà lãnh đạo, các start-up có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình để đưa công ty mình ngày càng phát triển hơn nữa.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates