SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

“Giáo dục thông minh” trong thời đại 4.0

 



 “Giáo dục thông minh” hay “Giáo dục 4.0” đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến giáo dục đại học nói chung, giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) nói riêng để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động mới. Trên cơ sở tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), nhiều cơ sở giáo dục đại học trên thế giới đã và đang đổi mới toàn diện và theo đó “Giáo dục 4.0” – Mô hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vì thế, việc nhận diện những biểu hiện và tác động của giáo dục 4.0 đối với GDLLCT để tiến hành đổi mới kịp thời, hiệu quả là vấn đề có tính tất yếu và cấp thiết hiện nay đối với các cơ sở đào tạo đại học ở nước ta hiện nay.


1. GIÁO DỤC THÔNG MINH

Giáo dục 4.0 được hiểu là giáo dục thông minh (Smart Education).

Chữ Smart không chỉ chứa đựng hàm ý “thông minh”, mà cụm từ viết tắt S-M-A-R-T còn được diễn giải nhiều nghĩa hơn:

  • S (Self-directed là Tự định hướng)
  • M (Motivated là Có động cơ)
  • A (Adaptive là Có khả năng tương thích)
  • R (Resource enriched là Có nguồn học liệu phong phú)
  • T (Technology embedded là Có áp dụng công nghệ).

Như vậy, giáo dục thông minh là nền giáo dục có sự hỗ trợ rất nhiều của công nghệ, cung cấp cho người học chương trình học tập “mọi lúc, mọi nơi”, phù hợp với nhiều đối tượng đào tạo khác nhau (khả năng thích nghi cao), cá nhân hóa nội dung đào tạo. Giáo dục thông minh có sự ứng dụng rộng rãi công nghệ trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, phương pháp dạy học hiện đại…

MÔ HÌNH GIÁO DỤC THÔNG MINH

Mô hình giáo dục thông minh cần sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà” đó là nhà trường – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo để không ngừng làm gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động trong nền kinh tế tri thức.

Theo đó, mô hình giáo dục thông minh 4.0 cũng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên; tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa giáo dục đại học với sản xuất; gắn kết cùng các nỗ lực phát triển kinh tế khu vực và địa phương…

Giáo dục thông minh giúp cho hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp cho người học có thể cá nhân hóa và hoàn toàn chủ động quyết định nội dung, phương thức học tập theo nhu cầu của bản thân.

Giáo dục thông minh cũng giúp thay đổi tư duy cũng như cách tiếp cận đối với mô hình đại học theo hướng: nhà trường không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội. Không gian “nhà trường” không còn giới hạn trong các bức tường của giảng đường, lớp học hay phòng thí nghiệm, mà được mở rộng kết hợp với doanh nghiệp và thị trường lao động để trở thành “hệ sinh thái giáo dục”.

Độ phức tạp của đời sống xã hội hay của “thế giới bên ngoài” được phản ánh thông qua những chuẩn đầu ra (chuẩn hóa đầu ra) trong nội dung, chương trình đào tạo và chuẩn hóa đi đôi với đơn giản hóa quá trình đào tạo.

Sự “cá biệt hóa” cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện ở đại học được dựa trên năng lực tự tổ chức của cả cá nhân lẫn tập thể sinh viên (tổ, nhóm, lớp) thông qua việc xác định rõ mục đích học tập của riêng mình – điều kiện tiên quyết cho phát triển năng lực của mỗi sinh viên.

Trước thách thức là “tính liên môn” và “tính xuyên suốt các môn học” tăng lên làm cho hàng loạt môn học, ngành học ngày càng lỗi thời, nên trong quá trình học tập, mỗi sinh viên cần thấy được cấu trúc tổng quát của chương trình học tập để chủ động tích hợp kiến thức cần thiết cho riêng mình.

Trong quá trình học tập, nhất là tự học, cần phải trang bị công cụ để mỗi sinh viên có thể tự trắc nghiệm kiến thức của mình thông qua việc giải quyết những bài tập, câu hỏi trắc nghiệm hay những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Trước những thông tin cần thiết cho sinh viên đang có sẵn ở khắp nơi (sách, bài báo, tạp chí, website…) thì thách thức đặt ra là làm sao để khai thác và sử dụng một cách hiệu quả những kênh thông tin này bằng các công cụ, phương tiện hiện đại hiện có.

KẾT LUẬN

Khái niệm “Học” (learning) được coi là một loại hình hoạt động xã hội. Khái niệm “Học từ xa” hay “Học trực tuyến” (E-learning) đang dần được thay thế bằng khái niệm “Học suốt đời” (Long live WE-learning ). Do vậy, phải mở rộng tối đa khuôn viên nhà trường để mọi sinh viên sử dụng không gian này làm chỗ gặp mặt, cọ sát, đọ sức, thảo luận, giao lưu và kết nối; phải tạo ra môi trường, bối cảnh xã hội thích hợp, dân chủ hơn để sinh viên tranh luận và giải quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại, mâu thuẫn đặt ra trong cuộc sống.

Mô hình chuyển giao kiến thức theo cách độc thoại giữa giảng viên với sinh viên ngày càng không tạo ra giá trị gia tăng. Điều đó cho thấy cách giảng bài truyền thống kém hiệu quả hơn so với các hình thức dạy – học tích cực.

Yếu tố “môi trường học tập” ngày càng trở nên quan trọng cho quá trình nhận thức của sinh viên, nên cần phải thiết kế và bố trí những không gian làm việc riêng cho sinh viên (tạo sự độc lập tương đối khi học tập, nghiên cứu), điều đó sẽ tạo thuận lợi cho những tư duy mới, tư duy đột phá, tư duy sáng tạo ra đời.

Với những đặc trưng cơ bản nêu trên, giáo dục thông minh đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của các trường đại học, trong đó có giáo dục lý luận chính trị. Điều này dẫn đến trường đại học luôn có sự đổi mới kịp thời về cả mục tiêu, nội dung, chương trình, mô hình, phương pháp giáo dục. Làm cho mô hình hợp tác giữa đào tạo – nghiên cứu – kinh doanh ngày càng phát triển. Làm cho hoạt động dạy – học ngày một tích cực hơn, chú trọng xây dựng ý thức tự học, ý thức học tập suốt đời và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Làm cho trình độ khoa học công nghệ và kỹ năng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ, giảng viên được nâng lên tương xứng với hệ thống trang, thiết bị công nghệ hiện đại và đồng bộ được bảo đảm trong môi trường dạy – học thông minh.

2. YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI GIÁO DỤC THÔNG MINH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Thứ nhất, phải củng cố niềm tin, giữ vững ổn định chính trị – tư tưởng, tăng cường định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề mới nảy sinh.

Trước sự tác động mạnh mẽ từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến mọi mặt của đời sống xã hội, rất nhiều vấn đề mới nảy sinh theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Nhiều thành tựu khoa học công nghê mới xuất hiện, nhiều ngành nghề mới ra đời trong chương trình đào tạo của các trường đại học,… Khiến cho đội ngũ cán bộ, giảng viên (nhất là những người trình độ chuyên môn hạn chế, tư duy thủ cựu, sống an phận) và sinh viên đại học bị “choáng” trước sức mạnh của “công nghệ”.

Điều này làm cho xu hướng hoặc là cường điệu hóa vai trò của máy móc, robot, công nghệ, chạy theo thuyết “kỹ trị” mà không hiểu được bản chất của kỹ thuật.

Công nghệ chỉ là công cụ để con người tồn tại và phát triển. Hoặc do tư tưởng bảo thủ, trì trệ mà e dè, sợ sệt, không dám tìm hiểu, nghiên cứu những công nghệ mới nên dần đánh mất niềm tin vào khả năng của chính bản thân mình, không tin vào sức mạnh trí tuệ của con người. Hoặc là bị hoang mang, dao động do bị nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng thông qua các công cụ truyền thông, các mạng xã hội…

Do vậy, hoạt động giáo dụng trong các trường đại học cần tập trung củng cố niềm tin, giữ vững sự ổn định về chính trị – tư tưởng, tăng cường định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề mới nảy sinh cho cả chủ thể lẫn đối tượng giáo dục trong các trường đại học kịp thời.

Thứ hai, góp phần xây dựng con người mới với những chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp.

Triết lý giáo dục của phương Tây đã khẳng định:

Sự thiếu hụt (khiếm khuyết) về tài năng hoàn toàn có thể bù đắp bởi đạo đức. Song sự thiếu hụt (khiếm khuyết) về đạo đức thì không thể bù đắp bởi tài năng. 

Còn đối với văn hóa phương Đông, trải qua bề dày mấy ngàn năm lịch sử, tư tưởng Nho giáo đã trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, ăn sâu, bám rễ vào đời sống nhân dân thì vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho con người rất được chú trọng, đề cao vì nó luôn được coi là nền tảng để hình thành nhân cách.

Phần mềm quản lý trung tâm trung tâm đào tạo

Thứ ba, trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, đẩy mạnh hoạt động tự nghiên cứu, gắn chặt đào tạo với nghiên cứu một cách hiệu quả.

Thứ tư, phải cập nhật thường xuyên, kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ nói chung, CNTT nói riêng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên để họ có đủ công cụ, phương tiện dạy và học một cách thông minh hơn.

Do vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ sở đào tạo đại học hiện nay là phải đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên và kịp thời những kiến thức liên quan nêu trên cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và cho lực lượng sinh viên (tạo ra động lực, phát huy tính tích cực, chủ động của người học) để họ có đủ công cụ, phương tiện để có thể giảng dạy và học tập một cách thông minh trong môi trường Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tham khảo:hvcsnd

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates