SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Tâm lý học ( tổng quan)





Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về  tâm trí và hành vi[1][2], tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất rộng.
Các nhà tâm lý học tìm hiểu về những tính chất rõ nét của não bộ và những hiện tượng đa dạng liên kết với những tính chất trên. Ở phương diện y sinh này, tâm lý học gắn bó chặt chẽ và là một phần của khoa học thần kinh. Từ phương diện khoa học xã hội, tâm lý học tìm hiểu về các cá nhân và cộng đồng bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp đặc trưng.[3][4]
Trong lĩnh vực này, người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lý thuyết được gọi là nhà tâm lý học, hoặc có thể được phân loại thành nhà nghiên cứu xã hội, nhà nghiên cứu hành vi hay nhà nghiên cứu nhận thức. Nhiệm vụ của nhà tâm lý học là tìm hiểu vai trò của chức năng tâm thần (mental functions) trong hành vi cá nhân hay hành vi xã hội  cùng với việc khám phá những quy trình sinh học thần kinh và sinh lý là cơ sở của chức năng nhận thức và hành vi.
Nhà tâm lý học khám phá các quy trình tâm thần và hành vi, bao gồm những khái niệm như tri giácnhận thứcchú ýcảm xúctrí tuệtrải nghiệm chủ quanđộng cơchức năng não, và nhân cách; mở rộng ra những lĩnh vực về giao tiếp con người như mối quan hệ cá nhân, bao gồm bình tâm nănggia tâm năng và những khái niệm có liên quan khác. Các trạng thái và hoạt động của tâm trí vô thức cũng được nghiên cứu và xem xét trong tâm lý học.[5] Nhà tâm lý học sử dụng các phương thức nghiên cứu kinh nghiệm để diễn giải mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa những yếu tố tâm lý - xã hội. Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm và suy diễn, một số nhà tâm lý học - nhất là các nhà tâm lý học lâm sàng và tham vấn - đôi khi cũng dựa vào thông diễn học và các phương pháp quy nạp khác. Tâm lý học được miêu tả như một ngành "khoa học trung tâm",[6] với những khám phá trong ngành có ảnh hưởng đến những nghiên cứu và quan điểm của những bộ môn như khoa học xã hộikhoa học thần kinh, và y học.
Bên cạnh việc những kiến thức tâm lý học thường được ứng dụng vào việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nó còn trực tiếp hỗ trợ cho việc nắm bắt và xử lý những vấn đề thuộc về hành vi và hoạt động của con người. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tâm lý học có mục đích cuối cùng là mang lại ích lợi cho xã hội.[7][8] Phần đông những nhà tâm lý học có liên quan đến vai trò trị liệu, điều trị lâm sàng, tham vấn hoặc làm việc trong trường học. Nhiều người khác thực hiện nghiên cứu khoa học về nhiều chủ đề có liên quan đến quy trình tâm thần và hành vi, thường làm việc trong những khoa tâm lý học trực thuộc các trường đại học, hoặc làm công tác giảng dạy và đào tạo tại các môi trường học thuật khác (như trường y hay bệnh viện). Một số làm về tâm lý học nghề nghiệp trong các tổ chức, công ty; hoặc trong những lĩnh vực khác[9] như tâm lý học phát triển và lão hóatâm lý trong thể thaotâm lý trong y học cộng đồng, tâm lý trong truyền thông đại chúng, tâm lý trong lĩnh vực pháp y.
Tư vấn tâm lý thường được nhầm lẫn với tâm lý học lâm sàng vì chúng khá giống nhau. Mặc dù hai lĩnh vực này có một số điểm tương đồng, nhưng chúng là hai chuyên ngành hoàn toàn khác biệt. Tư vấn tâm lý chủ yếu tập trung giúp đỡ những người khoẻ mạnh về mặt tâm lý và cảm xúc. Trong khi đó, tâm lý học lâm sàng quan tâm nhiều hơn đến việc điều trị và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn (đa nhân cách, tâm thần phân liệt, rối loạn sau sang chấn).

Từ nguyên và định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Từ psychology ("tâm lý học") có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp cổ nghĩa là "sự học về tâm hồn" ("study of the psyche or soul"), ghép lại từ chữ psychē (ψυχή) có nghĩa là "tâm hồn" ("breath, spirit, soul"), và hậu tố -logia (λογία) có nghĩa là "học" / "nghiên cứu" ("study of" / "research").[10] Từ Latin hiện đại psychologia lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà thơ Latin và nhà nhân đạo học người Croatia Marko Marulić trong một khái luận tiếng Latin tên Psichiologia de ratione animae humanae vào cuối thế kỷ XV hoặc đầu thế kỷ XVI. Bản thân khái luận này không còn được lưu giữ, nhưng tiêu đề của nó xuất hiện trong danh sách những tác phẩm của Marulić tổng hợp bởi  Franjo Bozicevic-Natalis trong tác phẩm "Vita Marci Maruli Spalatensis".[11]
Tham chiếu từ điển sớm nhất về từ psychology trong tiếng Anh là bởi Steven Blankaart vào năm 1694 trong từ điển The Physical Dictionary[12] như sau: "Giải phẫu học, nghiên cứu về cơ thể và Tâm lý học, nghiên cứu về linh hồn." ("Anatomy, which treats the Body, and Psychology, which treats of the Soul.")
Năm 1890, William James định nghĩa psychology ("tâm lý học") là "khoa học về đời sống tâm thần, bao gồm cả những hiện tượng và trạng thái của nó". Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi trong nhiều thập niên. Nhưng nó cũng bị phản bác, đáng chú ý nhất là từ những nhà hành vi học cực đoan như John B. Watson, trong một tuyên bố của ông vào 1913, định nghĩa bộ môn tâm lý học là một bộ môn thu thập các thông tin hữu ích nhằm mục tiêu kiểm soát hành vi. Ngoài ra, từ thời định nghĩa của James, thuật ngữ này thường có ý bao hàm tính kỹ thuật trong thí nghiệm khoa học.[13][14] Trong khi đó, tâm lý học bình dân thường dùng để chỉ hiểu biết về tâm lý của đại chúng, phân biệt với hiểu biết của nhà tâm lý học.[15]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Tượng điêu khắc chân dung thế kỷ XIX thể hiện hình ảnh được đồng thuận của thầy thuốc người Hy Lạp cổ đại Hippocrates của đảo Cos

Hiểu biết tâm lý cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Các nền văn minh cổ đại như Ai CậpHy LạpTrung QuốcẤn Độ và Ba Tư đều có nghiên cứu ở tầm triết học về tâm lý học. Ở Ai Cập cổ đại, sách Ebers Papyrus đã nhắc đến chứng trầm cảm và rối loạn tư duy.[16] Các nhà sử học cho rằng các triết gia La Mã, bao gồm ThalesPlato, và Aristotle (đặc biệt là trong luận thuyết Bàn về Linh Hồn De Anima của ông),[17] đều đề cập đến cách thức hoạt động của trí óc.[18] Từ thế kỷ IV TCN, thầy thuốc người Hy Lạp cổ đại Hippocrates đã cho rằng rằng bệnh tâm thần có nguyên do sinh lý chứ không phải tâm linh.[19]
Ở Trung Quốc, hiểu biết về tâm lý học được phát triển trong các công trình triết học của Lão Tử và Khổng Tử, và sau này từ các học thuyết của Phật giáo. Các kiến thức này phát triển từ quan sát và nội quan, cũng như các kỹ thuật tư duy sâu. Tư tưởng chung là cho rằng vũ trụ bao gồm, và là kết quả của sự tương tác giữa, thế giới vật chất và thế giới tinh thần, trong đó nhấn mạnh vào việc thanh lọc tâm hồn để tăng cường đức hạnh và năng lực. Tác phẩm cổ đại Hoàng Đế Nội Kinh xác định não bộ là mối liên hệ giữa trí tuệ và cảm giác, bao gồm những giả thuyết rằng nhân cách được dựa trên sự cân bằng âm - dương, và từ đó phân tích bệnh tâm thần dựa trên sự mất cân bằng sinh lý và xã hội. Giới học thuật Trung Quốc tập trung vào não bộ có bước phát triển tiếp theo vào thời nhà Thanh với các công trình của học giả được đào tạo từ phương Tây như Phương Dĩ Trí (1611–1671),[20] Lưu Chí (1660–1730), và Vương Thanh Nhân (1768–1831). Vương Thanh Nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của não bộ như là trung tâm của hệ thống thần kinh, đề ra mối liên kết giữa bệnh tâm thần với các bệnh về não, nghiên cứu các nguyên nhân gây nên giấc mơ và chứng mất ngủ, và phát triển một lý thuyết về sự chuyên biệt hóa của chức năng não trên bán cầu đại não.[21]
Phân biệt về các loại nhận thức khác nhau cũng đã xuất hiện trong các tư tưởng cổ đại ở Ấn Độ, dưới ảnh hưởng của đạo Hindu. Tư tưởng chủ đạo của Áo Nghĩa Thư là sự phân biệt giữa bản ngã trần tục tạm thời của một người và linh hồn bất biến vĩnh cửu của họ. Các học thuyết đạo Hindu khác, và đạo Phật, có những bất đồng về cấu trúc bản ngã này, nhưng đều nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đạt đến cảnh giới nhận thức cao hơn. Yoga là một tập hợp các kỹ thuật được dùng để theo đuổi mục đích này. Phần lớn các tập văn tiếng Phạn đã bị trấn áp dưới ảnh hưởng thời công ty Đông Ấn Anh và sau đó là thời Raj thuộc Anh vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, các học thuyết Ấn Độ vẫn ảnh hưởng tư tưởng phương Tây thông qua hội Thông Thiên, một tổ chức thời đại mới phổ biến trong giới tri thức Âu - Mỹ.[22]
Tâm lý học là một chủ đề phổ biến trong thời kỳ Khai Sáng ở châu Âu. Tại Đức, Gottfried Wilhelm Leibniz (1646–1716) đã áp dụng các nguyên lý giải tích của ông cho trí não, chủ yếu cho rằng các hoạt động tâm thần diễn ra trên một trục liên tục không thể bị chia nhỏ, và rằng trong số vô số nhận thức và ham muốn của con người, sự khác biệt giữa nhận biết có ý thức và nhận biết vô thức là rất nhỏ. Christian Wolff xác định tâm lý học là một môn khoa học riêng, viết tác phẩm Psychologia empirica năm 1732 và Psychologia rationalis năm 1734. Tư tưởng này tiếp tục được phát triển bởi Immanuel Kant, người đã đề ra ý tưởng về ngành nhân chủng học, với tâm lý học là một nhánh quan trọng trong đó. Tuy nhiên, Kant dứt khoát phản đối ý tưởng về tâm lý học dựa trên thí nghiệm, viết rằng "học thuyết kinh nghiệm về tâm hồn không bao giờ có thể đạt tới [những bộ môn như] hóa học kể cả chỉ như là một nghệ thuật phân tích có hệ thống hay là một học thuyết dựa trên thí nghiệm [khoa học]; vì trong nó tính đa chiều của nội quan có thể bị phân tách chỉ bởi sự phân tách ý niệm [mất tập trung], và không thể bị giữ ở trạng thái độc lập và tái hợp lại theo ý muốn [của người thí nghiệm] được (nhưng dù là vậy cũng không có nhiều chủ thể tư duy chịu để bị thí nghiệm cho phù hợp với mục đích của chúng ta) và kể cả sự quan sát [tâm lý] chính nó cũng làm thay đổi và phá hỏng trạng thái vốn có của khách thể được quan sát." Năm 1783, Ferdinand Ueberwasser (1752-1812) tự xác định ông là giáo sư môn Logic học và Tâm lý học kinh nghiệm và bắt đầu giảng dạy Tâm lý học một cách khoa học. Những bước phát triển này sớm bị ngừng lại do chiến tranh Napoleon, sau đó Đại học Münster (cũ) bị đình chỉ bởi chính quyền Phổ.[23] Tuy nhiên, với sự tư vấn của triết gia Hegel và Herbart, vào năm 1825, nước Phổ đã thiết lập tâm lý học như một ngành học bắt buộc trong hệ thống giáo dục đang phát triển nhanh và rất có ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, ngành học này chưa bao gồm thí nghiệm thực chứng.[24] Tại Anh, tâm lý học thời kỳ đầu bao gồm não tướng học và các nghiên cứu về các vấn đề xã hội như nghiện rượu, bạo lực và các trại điên đông đúc của nước này.[25]

Giai đoạn khởi đầu thí nghiệm tâm lý[sửa | sửa mã nguồn]


Wilhelm Wundt (đang ngồi) với các cộng sự trong phòng thí nghiệm tâm lý của ông, cũng là phòng thí nghiệm đầu tiên.
Gustav Fechner bắt đầu những nghiên cứu tâm vật lý học tại Leipzig vào những năm 1830, phổ biến nguyên lý cơ bản Weber–Fechner rằng nhận thức của con người về một kích thích nào đó biến thiên theo hàm logarit của mật độ kích thích.[26] Tác phẩm Elements of Psychophysics của Fechner năm 1860 đã phản bác lại sự cứng nhắc của Kant chống lại các nghiên cứu định tính về trí não.[24][27] Ở Heidelberg, Hermann von Helmholtz đã tiến hành các nghiên cứu song song về nhận thức giác quan, và đào tạo nhà sinh lý học Wilhelm Wundt. Đến lượt Wundt, ông đến đại học Leipzig, thành lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên và đưa thế giới đến với tâm lý học dựa trên thí nghiệm thực chứng. Wundt tập trung vào việc phân tích các tiến trình tâm thần thành các cấu phần cơ bản nhất, lấy cảm hứng từ các tiến bộ thời bấy giờ trong hóa học trong việc khám phá ra các nguyên tố và cấu trúc vật liệu.[28] Paul Flechsigvà Emil Kraepelin sau đó cũng thành lập một phòng thí nghiệm tâm lý có ảnh hưởng tại Leipzig, tập trung nhiều hơn vào các thí nghiệm tâm thần y khoa.[24]
Các nhà tâm lý học ở Đức, Đan Mạch, Áo, Anh Quốc và Hoa Kỳ nhanh chóng theo Wundt thiết lập các phòng thí nghiệm. [29] G. Stanley Hall theo học với Wundt, thành lập một phòng thí nghiệm tâm lý có tầm ảnh hưởng quốc tế ở đại học Johns Hopkins ở Maryland. Đến lượt Hall, ông đào tạo Yujiro Motora, người đã mang tâm lý học thực nghiệm, với trọng tâm về tâm vật lý học, về đại học Tokyo.[30] Trợ lý của Wundt là Hugo Münsterberg dạy tâm lý học tại Harvard cho những sinh viên như Narendra Nath Sen Gupta—người mà vào năm 1905, đã thành lập khoa tâm lý học và phòng thí nghiệm ở đại học Calcutta.[22] Học trò của Wundt như Walter Dill ScottLightner Witmer, và James McKeen Cattell là những người đã phát triển các bài trắc nghiệm để xác định năng lực tâm lý. Catell, người cũng đã theo học với nhà ưu sinh học Francis Galton, là người thành lập công ty Psychological Corporation (nay trực thuộc tập đoàn xuất bản phẩm Pearson). Wittmer tập trung vào các kiểm nghiệm tâm thần ở trẻ em; còn Scott tập trung vào tâm lý trong tuyển dụng nhân viên.[26]
Một học trò khác của Wundt, Edward Titchener, thành lập chương trình tâm lý học ở đại học Cornell và phát triển học thuyết tâm lý "cấu trúc luận". Tâm lý học cấu trúc tìm cách phân tích và xếp loại các thành phần của tâm hồn, chủ yếu thông qua phương pháp nội quan.[31] William JamesJohn Dewey and Harvey Carr phát triển một học thuyết rộng hơn gọi là tâm lý học chức năng, tập trung nhiều hơn vào các hành vi của con người và môi trường. Năm 1890, James viết một cuốn sách có ảnh hưởng lớn, The Principles of Psychology (Các nguyên lý của Tâm lý học), trong đó mở rộng giới hạn của tâm lý học cấu trúc, đáng chú ý nhất là mô tả con người như "một chuỗi ý thức" ("stream of consciousness"), và thu hút nhiều sinh viên Hoa Kỳ vào ngành học mới mẻ này.[31][32][33] Dewey tích hợp tâm lý học với các vấn đề xã hội, đáng kể nhất là đấu tranh cho việc phát triển giáo dục tiến bộ dễ hòa nhập dành cho người nhập cư và khắc sâu giá trị đạo đức ở trẻ em.
Một hướng phát triển khác của tâm lý thực nghiệm có liên hệ với sinh lý học cũng được phát triển tại Nam Mỹ dưới sự lãnh đạo của Horacio G. Piñero tại trường đại học Buenos Aires[34]. Ở Nga, nghiên cứu về nền tảng sinh học của tâm lý được chú trọng, bắt đầu với bài viết khoa học "Ngành tâm lý học được phát triển bởi ai và như thế nào?" của Ivan Sechenov. Sechenov phát triển ý tưởng về phản xạ não bộ và ủng hộ mạnh mẽ thuyết quyết định về hành vi con người.[35]
Wolfgang KohlerMax Wertheimer và Kurt Koffka đồng sáng lập một trường phái tâm lý mang tên Gestalt (tâm lý hình thức) (không liên quan đến liệu pháp Gestalt của Fritz Perls). Trường phái này dựa trên ý tưởng rằng mỗi cá nhân trải nghiệm và nhận thức vật thể hay thế giới xung quanh mình một cách tổng thể chứ không phải riêng biệt. Thay vì tìm cách phân tách tư tưởng và hành vi thành từng yếu tố nhỏ để nghiên cứu như tâm lý học cấu trúc, các nhà tâm lý Gestalt cho rằng trải nghiệm tổng thể mới quan trọng, và khác biệt với tổng thành phần của các trải nghiệm riêng lẻ. Những nhà khoa học khác cũng đóng góp vào trường phái này trong thế kỷ 19 như nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus, người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu trí nhớ và đã phát triển các mô hình về cơ chế học tập và lãng quên tại Đại học Berlin[36], và nhà sinh lý học Xô Viết nổi tiếng Ivan Pavlov, người phát hiện trên chó cơ chế học tập hành vi mà sau này được gọi là phản xạ có điều kiện và áp dụng trên người.[37]

Giai đoạn thể chế hoá và quỹ nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những cộng đồng nghiên cứu tâm lý học đầu tiên mang tên La Société de Psychologie Physiologique tồn tại ở Pháp từ 1885 đến 1893. Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Quốc tế về Tâm lý học diễn ra tại Paris vào mùa thu 1889, tại hội chợ quốc tế kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, tài trợ bởi tiền thân của Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Tâm lý (IUPsyS). William James là một trong số ba người Mỹ trong số bốn trăm đại biểu tham dự. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) ra đời sau đó vào năm 1892. Hội đồng này tiếp tục họp ở nhiều địa điểm khác ở châu Âu, thu hút sự chú ý tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Hội nghị lần thứ sáu tổ chức ở Geneva năm 1909, bao gồm phần trình bày tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản cũng như tiếng Esperanto. Sau khi tạm gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hội đồng họp lần thứ bảy tại Oxford, với sự tham gia đông đảo hơn từ các quốc gia giành chiến thắng trong khối Anh - Mỹ. Năm 1929, hội đồng họp tại đại học Yale, New Haven, Connecticut với sự tham gia của hàng trăm thành viên APA.[29] Đại học Tokyo dẫn đầu trong việc mang bộ môn này sang phương Đông và từ Nhật Bản lan truyền sang Trung Quốc.[21][30]
Ngành tâm lý học tại Hoa Kỳ bắt đầu có địa vị trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi một uỷ ban thường trực đứng đầu là Robert Yerkes ứng dụng việc kiểm tra tâm lý (bài kiểm tra quân đội Alpha và Beta) với 1,8 triệu binh lính.[38] Nguồn quỹ cho các nghiên cứu hành vi sau đó chủ yếu đến từ gia đình Rockefeller thông qua Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội.[39][40] Các quỹ từ thiện của gia đình Rockefeller cũng tài trợ cho Uỷ ban quốc gia về An sinh Tâm lý, là tổ chức đã phổ biến khái niệm về bệnh tâm thần và vận động hành lang cho các biện pháp kiểm soát tâm lý trong phát triển ở trẻ em.[38][41] Thông qua Cục An sinh Xã hội và sau đó là từ nguồn quỹ của Alfred Kinsey, quỹ Rockefeller đặt nền móng cho nghiên cứu tâm lý học tình dục trở thành một bộ môn nghiên cứu hợp lệ tại Hoa Kỳ.[42] Với ảnh hưởng từ Văn phòng Nghiên cứu Ưu sinh tài trợ bởi Carnegie, quỹ Pioneer của Draper, và các thể chế khác, phong trào ưu sinh cũng đã có những ảnh hưởng to lớn đến ngành tâm lý Hoa Kỳ: trong thập niên 1910 - 1920, ưu sinh là một chủ đề thảo luận thường trực trong các khoá học tâm lý.[43]
Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và Chiến tranh lạnh, quân đội Hoa Kỳ và các cơ quan tình báo là những đơn vị tài trợ chính cho ngành tâm lý - thông qua quỹ của các đơn vị tác chiến và Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS). Nhà tâm lý thuộc đại học Michigan là Dorwin Cartwright cho biết các nhà nghiên cứu ở trường đại học đã thực hiện các nghiên cứu về tuyên giáo quy mô lớn từ 1939 - 1941, và "trong những tháng cuối của cuộc chiến, một nhà tâm lý học xã hội là người chịu trách nhiệm chính các chính sách tuyên giáo hàng tuần cho chính quyền Hoa Kỳ." Cartwright cũng viết rằng các nhà tâm lý học có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế nội địa.[44] Quân đội Hoa Kỳ cũng bắt đầu triển khai Bài kiểm tra phân loại quân binh phổ thông (AGCT) và bắt đầu nghiên cứu quy mô lớn về tinh thần của binh sĩ. Trong những năm 1950, quỹ Rockefeller và quỹ Ford phối hợp với Cơ quan Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) tài trợ các nghiên cứu về tâm lý chiến.[45] Năm 1965, dư luận tranh cãi về dự án Camelot - hay thường biết đến như "dự án Manhattan" trong khoa học xã hội - của quân đội Hoa Kỳ, một dự án nhắm đến việc tập hợp các nhà tâm lý và nhân chủng học để phân tích các quốc gia khác nhằm mục đích chiến lược.[46][47]
Tại Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tâm lý học có vai trò ở tầm đơn vị hỗ trợ trong quân đội, và sau đó phát triển cùng với quân đội dưới thời Đức Quốc Xã.[24] Dưới sự lãnh đạo của Matthias Göring - anh em họ của Hermann GöringViện Phân tâm học Berlin được đổi tên thành Viện Göring. Các nhà phâm tâm học theo trường phái Freud bị đuổi hoặc xử tội dưới chính sách chống Do Thái của Đảng Quốc Xã, và mọi nhà phân tâm học phải từ bỏ tư duy theo Freud và Adler.[48] Viện Göring được tài trợ đầy đủ trong suốt chiến tranh với tôn chỉ tạo ra "Liệu pháp Tâm lý Đức mới", nhằm định hướng những người dân Đức phù hợp theo những mục tiêu chung của Đức Quốc Xã. Theo mô tả bởi một bác sĩ thì: "Bỏ qua tầm quan trọng của việc phân tích tâm lý, các lời chỉ dụ tâm linh và sự hợp tác chủ động của bệnh nhân là cách tốt nhất để vượt qua các vấn đề tâm thần cá nhân và dẫn dắt họ theo con đường của Volk (linh hồn dân tộc) và Gemeinschaft. (cộng đồng và xã hội)" Các nhà tâm lý học có nhiệm vụ cung cấp Seelenführung (định hướng tâm linh), để giúp mọi người hoà hợp với tầm nhìn mới về cộng đồng nước Đức.[49] Harald Schultz-Hencke kết hợp tâm lý học với các lý thuyết Phát xít về sinh học và nguồn gốc chủng tộc, chỉ trích phân tâm học là bộ môn của những kẻ yếu và lệch lạc.[50]Johannes Heinrich Schultz, một nhà tâm lý học người Đức được biết đến qua việc phát triển kỹ thuật thiền kiểu Đức, kêu gọi việc triệt sản và giết không gây đau đớn (euthanasia) với những đàn ông được cho là có bộ gen không mong muốn, và phát triển những kỹ thuật cần thiết cho quá trình này.[51] Sau chiến tranh, một vài viện nghiên cứu mới được thành lập và một số nhà tâm lý học bị mất uy tín do có liên đới với Đức Quốc Xã. Alexander Mitscherlich thành lập một tạp chí khoa học về phân tâm học ứng dụng có tiếng tăm là Psyche, và với tài trợ từ quỹ Rockefeller, mở khoa y sinh tâm lý lâm sàng đầu tiên ở đại học Heidelberg. Năm 1970, tâm lý học trở thành môn bắt buộc của sinh viên y khoa ở Đức.[52]
Sau cách mạng Nga, tâm lý học được giới thiệu rộng rãi bởi giới Bolsheviks như là một cách để kiến tạo "con người mới" cho chủ nghĩa xã hội. Vì thế, khoa tâm lý học của các trường đại học đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên, làm việc tại các trường, công sở, tổ chức văn hoá, và quân đội. Một trong tâm đặc biệt là thiếu nhi học, nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ nhỏ, trong đó Lev Vygotsky là một tác giả lớn.[35] Đảng Bolsheviks cũng giới thiệu các khái niệm như tự do yêu đương và xem học thuyết phân tâm học như một lời giải cho việc cấm đoán tình dục.[53] Mặc dù thiếu nhi học và việc kiểm tra trí thông minh dần không còn được ưa chuộng từ 1936, tâm lý học vẫn có chỗ đứng trong thời kỳ Xô Viết.[35] Cuộc Đại thanh trừng của Stalin gây tổn hại lớn và tạo ra không khí sợ hãi trong ngành này, cũng như ở mọi nơi khác trong xã hội Xô Viết.[54] Theo sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà tâm lý học người Do Thái ở quá khứ và đương thời (bao gồm Lev VygotskyA.R. Luria, and Aron Zalkind) bị hạ bệ, Ivan Pavlov (truy phong) và bản thân Stalin được nâng tầm thành những anh hùng của tâm lý học Xô Viết.[55] Giới học thuật Xô Viết nhanh chóng được tự do hoá trong thời kỳ Khrushchyov và các chủ đề như điều khiển học, ngữ âm học, di truyền học... được chấp nhận trở lại. Một lĩnh vực mới ra đời, gọi là "tâm lý học kỹ thuật" (ngày nay là một lĩnh vực thuộc công thái học và tương tác người - máy) nghiên cứu về các yếu tố tâm lý trong những công việc phức tạp như phi công hay phi hành gia. Các nghiên cứu liên ngành cũng phổ biến và các học giả như Georgy Shchedrovitsky đã phát triển các hệ thống lý luận chung về hành vi con người.
Ngành tâm lý học từ thế kỷ 20 tại Trung Quốc ban đầu đi theo mô hình Hoa Kỳ, với các bản dịch từ các tác giả Hoa Kỳ như William James, việc thành lập các khoa tâm lý học ở các trường đại học và tạp chí khoa học chuyên ngành, và các tổ chức như Hiệp hội Đánh giá Tâm lý Trung Quốc (1930) và Cộng đồng Tâm lý học Trung Quốc (1921).[56] Các nhà tâm lý học Trung Quốc thường được khuyến khích tập trung vào lĩnh vực học tập và ngôn ngữ học, với khát vọng rằng giáo dục sẽ giúp hiện đại hoá và quốc hữu hoá đất nước. John Dewey, người có những bài giảng cho cộng đồng Trung Quốc vào những năm 1918–1920, là người có ảnh hưởng lớn trong học thuyết này. Hiệu trưởng Thái Nguyên Bồi đã giới thiệu ông tại đại học Bắc Kinh như là một nhà tư tưởng lớn hơn cả Khổng Tử. Quách Nhậm Viễn (tiếng Anh: Kuo Zing-yang, tiếng Trung Quốc giản thể: 郭任远) nhận bằng tiến sĩ tại đại học California, Berkeley, trở thành chủ tịch của đại học Chiết Giang là người đã phổ biến thuyết hành vi ở Trung Quốc.[57] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền đất nước, Liên Bang Xô Viết của Stalin có ảnh hưởng lớn, với học thuyết Marx - Lenin trở thành học thuyết xã hội chính và phản xạ Pavlov trở thàn khái niệm được chấp nhận trong giải thích các thay đổi hành vi. Các nhà tâm lý học Trung Quốc phát triển mô hình của Lenin về ý thức "chiêm nghiệm" ("reflective" consciousness), cho rằng một ý thức chủ động sẽ có thể vượt qua được các điều kiện vật chất thông qua lao động và đấu tranh tư tưởng. Họ phát triển một khái niệm về "ghi nhận" ("recognition", bính âmjen-shih) để chỉ tương quan giữa nhận thức cá nhân và cái nhìn được chấp nhận của xã hội.[58] Kiến thức học thuật về tâm lý được tập trung tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, dưới sự quản lý của Quốc vụ viện Trung Hoa. Năm 1951, Viện Hàn lâm này xây dựng một Văn phòng Nghiên cứu Tâm lý, sau trở thành Viện Tâm lý học vào năm 1956. Phần lớn các nhà tâm lý học đầu ngành được đào tạo tại Hoa Kỳ và mục tiêu đầu tiên của Viện là tái đào tạo những nhà tâm lý này theo học thuyết Xô Viết. Tâm lý học trẻ em và sư phạm tiếp tục là mục tiêu trọng tâm của bộ môn này tại Trung Quốc.[59]

Tổ chức quản lý ngành[sửa | sửa mã nguồn]

Các thể chế quản lý[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1920, Édouard Claparède và Pierre Bovet sáng lập một tổ chức tâm lý học ứng dụng mới gọi là Hội đồng Quốc tế về Kỹ thuật Tâm lý ứng dụng Hướng nghiệp ("International Congress of Psychotechnics Applied to Vocational Guidance"), về sau đổi tên thành Hội đồng Quốc tế về Kỹ thuật Tâm lý ("International Congress of Psychotechnics") và rồi trở thành Hiệp hội Quốc tế về Tâm lý học Ứng dụng (IAAP).[29] IAAP được xem là hiệp hội quốc tế về tâm lý học lâu đời nhất hiện nay.[60] Ngày nay, có tối thiểu 65 tổ chức quốc tế làm việc về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong tâm lý học.[60] Phản ứng lại với sự thống trị của nam giới trong lĩnh vực này, các nhà tâm lý học nữ ở Hoa Kỳ thành lập Uỷ ban Quốc gia các nhà Tâm lý học nữ vào năm 1941. Tổ chức này trở thành Uỷ ban Quốc tế các nhà Tâm lý học nữ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau đó trở thành Uỷ ban Quốc tế các nhà Tâm lý học vào năm 1959. Một vài hiệp hội như Hiệp hội các nhà Tâm lý học da đen và Hiệp hội các nhà Tâm lý học Á Mỹ cũng ra đời nhằm phát triển các nhóm chủng tộc phi Âu châu trong ngành.[60]
Liên đoàn cấp thế giới của các cộng đồng tâm lý học quốc gia là Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Tâm lý ("International Union of Psychological Science" - IUPsyS), thành lập năm 1951 dưới sự đỡ đầu của UNESCO, cơ quan văn hoá và khoa học của Liên Hợp Quốc.[29][61] Các khoa tâm lý học bắt đầu nở rộ trên toàn cầu, chủ yếu dựa theo mô hình Âu - Mỹ.[22][61] Từ 1966, Liên đoàn bắt đầu đăng tải tạp chí khoa học International Journal of Psychology.[29] IAAP và IUPsyS đồng ý vào năm 1976 mỗi bên sẽ tổ chức hội nghị toàn cầu luân phiên nhau.[60]
Liên đoàn Quốc tế công nhận 66 hiệp hội quốc gia thành viên và tối thiểu 15 hiệp hội khác tồn tại.[60] Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ là đơn vị lớn và lâu đời nhất[60], với số lượng thành viên từ 5000 năm 1945 lên đến trên 100 000 hiện nay.[62] APA bao gồm 54 đơn vị thành viên và từ năm 1960 đã nhanh chóng mở rộng bao gồm nhiều hơn những chuyên ngành khác nhau. Một số trong những đơn vị thành viên trên, ví dụ như Cộng đồng Nghiên cứu Tâm lý các Vấn đề Xã hội và Cộng đồng Luật - Tâm lý Hoa Kỳ khởi đầu là đơn vị độc lập.[60]
Cộng đồng Tâm lý liên châu Mỹ thành lập từ 1951, với mục tiêu phát triển và điều phối cộng đồng tâm lý xuyên suốt Tây bán cầu. Cộng đồng này tổ chức Hội nghị Tâm lý học liên châu Mỹ và có trên 1000 thành viên vào năm 2000. Hiệp hội Liên đoàn Tâm lý học chuyên nghiệp châu Âu, thành lập từ năm 1981, đại diện cho 30 hiệp hội quốc gia thành viên với tổng cộng trên 100 000 thành viên cá nhân. Có tối thiểu 30 tổ chức quốc tế khác quản lý ngành tâm lý học ở các châu lục khác.[60]
Ở một vài nơi, chính quyền có quy định cụ thể về mặt pháp luật ai có thể cung cấp dịch vụ tâm lý hoặc được xưng là "nhà tâm lý học".[63] APA định nghĩa nhà tâm lý học là người có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực tâm lý kèm theo nhiều điều kiện khác.[64]

Giới hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhà tâm lý học thực chứng thời kỳ đầu phân biệt bản thân với tâm linh học, bộ môn ở cuối thế kỷ 19 rất được ưa chuộng (thu hút cả sự chú ý của những học giả như William James), và đúng thực tâm linh học bao hàm khá nhiều những thứ thường được mọi người gọi là "tâm lý". Tâm linh học, thôi miên, và ngoại cảm là những chủ đề lớn trong những hội nghị quốc tế đầu tiên. Nhưng những học giả của các trường phái trên dần bị khai trừ và trục xuất khỏi Hội đồng trong khoảng 1900–1905.[29] Tâm linh học tiếp tục tồn tại thêm một thời gian ở đại học Tokyo với những ấn phẩm như Clairvoyance and Thoughtography ("Thuật tiên tri và đọc vị suy nghĩ") bởi Tomokichi Fukurai, nhưng kể cả ở đây chuyên ngành này cũng dần bị loại trừ từ 1913.[30]
Là một bộ môn khoa học, tâm lý học từ lâu đã cố gắng để chống lại những chỉ trích cho rằng nó là một bộ môn khoa học "yếu". Chỉ trích của triết gia khoa học Thomas Kuhn năm 1962 cho rằng tâm lý học nói chung còn ở trong giai đoạn chưa định hình, thiếu vắng một sự đồng thuận chung về một hệ lý thuyết toàn diện mà những bộ môn khoa học hoàn thiện khác như hoá học hay vật lý đều có.[65] Vì nhiều lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học dựa trên phương pháp nghiên cứu như khảo sát và bảng câu hỏi, các nhà bình luận cho rằng tâm lý học không phải là một khoa học khách quan. Giới theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng tính cách, suy nghĩ, và cảm xúc, không thể được đo lường trực tiếp và thường chỉ được suy ra từ các báo cáo chủ quan, nên dễ có vấn đề. Các nhà tâm lý học thực chứng đã thiết kế ra nhiều phương pháp để đo lường một cách gián tiếp các hiện tượng khó nắm bắt trên.[66][67][68]
Trong chính lĩnh vực cũng có sự phân hoá, với một số nhà tâm lý học tập trung vào những trải nghiệm độc nhất của mỗi người, vốn không thể dùng làm dữ liệu cho một tập cộng đồng lớn hơn được. Giới bình luận trong và ngoài lĩnh vực cho rằng các chuyên ngành chính của tâm lý học dần trở nên lệ thuộc vào "đạo chủ nghĩa kinh nghiệm", chỉ dựa trên các phương thức nghiên cứu phát triển từ các bộ môn khoa học thực tế trước đó và giới hạn quy mô nghiên cứu của ngành.[69] Các nhà hoạt động nữ quyền cũng cho rằng nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm khiến cho việc bám lấy tính khách quan khoa học đã che giấu đi hệ giá trị và thành kiến của các nhà nghiên cứu (đa số là nam giới trong lịch sử).[38] Ví dụ, Jean Grimshaw, cho rằng các nghiên cứu tâm lý chính thống đã thúc đẩy tính gia trưởng thông qua các nỗ lực điều khiển hành vi của ngành tâm lý học.[70]

Các lĩnh vực của tâm lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Lục Đỏ Lam
Tím Lam Tím

Lam Tím Đỏ
Lục Tím Lục

Hiệu ứng Stroop khẳng định rằng việc nêu tên các màu trong đoạn thứ nhất dễ hơn và nhanh hơn đoạn thứ hai.
Tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu về quy luật chung nhất của sự vận động thế giới đời sống con người dưới sự tác động qua lại tích cực của cá nhân với thực tại khách quan. Chi tiết về các lĩnh vực cụ thể trong Tâm lý học có thể tìm Các chủ đề về tâm lý học và Các môn tâm lý.

Tâm lý học đại cương - tổng quát[sửa | sửa mã nguồn]

Tâm lý học: Nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại khách quan (tâm lý đại cương) và những quy luật riêng biệt trong đời sống (tâm lý học chuyên ngành: Tâm Lý học bất thườngTâm lý học động họcTâm lý học nhận thứcTâm lý học so sánhTâm lý học phát triểnTâm lý học cá nhânTâm lý học xã hộiTâm lý học nghệ thuậtTâm lý học quân sựTâm lý học tội phạm,Tâm lý học sáng tạo,Tâm lý học lao độngTâm lý học trị liệu,Tâm lý học tư vấnTâm lý học kinh tếCận tâm lý,... và ứng dụng trong thực tiễn đời sống con người.

Tâm lý học chuyên ngành - chuyên sâu[sửa | sửa mã nguồn]

Tâm lý học ứng dụng là nghiên cứu tâm lý học nhằm khắc phục đặc biệt các vấn đề về thực hành và ứng dụng của việc nghiên cứu này là đem ra áp dụng. Nhiều nghiên cứu tâm lý học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau: Quản lý kinh doanhThiết kế sản phẩmLao động họcDinh dưỡng, và Y học lâm sàngTâm lý học ứng dụng bao gồm các lĩnh vực: Tâm lý học lâm sàngTâm lý học công nghiệp và tổ chứcCác nhân tố con ngườiTâm lý học pháp lýTâm lý học sức khỏeTâm lý học trường học và các lĩnh vực khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates