SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Giới thiệu về Chương trình môn Âm nhạc 2018

Giới thiệu về Chương trình môn Âm nhạc 2018

Đăng lúc: Thứ bảy - 15/06/2019 11:50 - Người đăng bài viết: anhtuan
Giới thiệu về Chương trình môn Âm nhạc 2018
Giới thiệu về Chương trình môn Âm nhạc 2018
Chương trình môn Âm nhạc là một phần của Chương trình giáo dục phổ thông mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Căn cứ và lộ trình thực hiện
Chương trình môn Âm nhạc là một phần của Chương trình giáo dục phổ thông mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học.
Những căn cứ pháp lý để xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới: Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới:

2020-2021
2021-2022
2022-2023
2023-2024
2024-2025
Tiểu học
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Trung học CS

Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Trung học PT


Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
2. Những đổi mới chủ yếu của Chương trình môn Âm nhạc 2018
Thứ nhất là đổi mới về định hướng. Chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tập trung phát triển năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc (năng lực âm nhạc), với 3 thành phần: thể hiện âm nhạc, cảm thụ & hiểu biết âm nhạc, ứng dụng & sáng tạo âm nhạc. Để phát triển được những năng lực đó, học sinh cần học các nội dung: hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc, thông qua những phương pháp dạy học phù hợp. Chương trình được xây dựng theo định hướng mở (không qui định số lượng bài hát, bài tập nhạc cụ, đọc nhạc,...) để tác giả sách giáo khoa và giáo viên vận dụng linh hoạt, tránh quá tải.
Thứ hai là đổi mới về nội dung. Chương trình xác định được nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; lần đầu tiên nội dung nhạc cụ được dạy học trong trường phổ thông. Bên cạnh đó chương trình điều chỉnh tên một vài nội dung, ví dụ: hát, đọc nhạc, thường thức âm nhạc, câu chuyện âm nhạc,...
Thứ ba là đổi mới về phương pháp dạy học. Chương trình xác định học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc, tiếp cận lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành; lí thuyết âm nhạc không học tách biệt mà tích hợp trong các nội dung hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Chương trình cũng định hướng vận dụng một số phương pháp dạy học phổ biến trên thế giới như: chơi tiết tấu bằng động tác tay, chân, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, nghe và cảm thụ âm nhạc,...
Thứ tư là đổi mới về phạm vi giáo dục. Lần đầu tiên môn Âm nhạc được dạy học ở cấp Trung học phổ thông.
3. Khái quát về Chương trình môn Âm nhạc 2018
Mục tiêu
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh:
  • Hình thành, phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc;
  • Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống;
  • Có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh.
Yêu cầu cần đạt
Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau:
  • Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.
Nội dung giáo dục cốt lõi (giai đoạn giáo dục cơ bản)
Hát
  • Bài hát tuổi học sinh
  • Dân ca Việt Nam
  • Bài hát nước ngoài
Nghe nhạc
  • Nhạc có lời
  • Nhạc không lời
Đọc nhạc
  • Giọng Đô trưởng
  • Giọng La thứ
Nhạc cụ
  • Tiết tấu
  • Giai điệu
  • Hoà âm
Lí thuyết âm nhạc
  • Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp
  • Một số kiến thức cơ bản khác
Thường thức âm nhạc
  • Tìm hiểu nhạc cụ
  • Câu chuyện âm nhạc
  • Tác giả và tác phẩm
  • Hình thức biểu diễn và thể loại âm nhạc
  • Âm nhạc và đời sống
Phương pháp giáo dục
  • Chương trình môn Âm nhạc thực hiện phương pháp dạy và học theo xu hướng giáo dục hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và phát triển tiềm năng hoạt động âm nhạc.
  • Giáo viên chủ động xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng âm nhạc;
  • Linh hoạt kết hợp nhóm phương pháp dạy học dùng lời với nhóm phương pháp tổ chức hoạt động;
  • Tăng cường cho học sinh trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân;
  • Dành thời gian thích hợp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc thực hiện vai trò hạt nhân và phát triển năng lực âm nhạc cá nhân.
  • Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt và điều kiện thực tế, giáo viên vận dụng linh hoạt các hoạt động dạy học âm nhạc đặc thù (nghe, đọc, tái hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, ứng dụng, sáng tạo) cho phù hợp và hiệu quả; 
  • Sử dụng những nhạc cụ có cao độ chuẩn để giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và hát đúng nhạc;
  • Hướng dẫn học sinh hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc bằng cách kết hợp giữa các loại nhạc cụ và động tác tay, chân (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay,...).

4. Tập huấn giáo viên thực hiện Chương trình môn Âm nhạc
Giáo viên dạy môn Âm nhạc cần được tập huấn về những nội dung và phương pháp dạy học mới, đó là:
Giáo viên tiểu học
  • Nghe nhạc (phương pháp dạy nghe nhạc không lời)
  • Đọc nhạc (phương pháp dạy đọc nhạc theo nốt nhạc hình tượng, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay)
  • Nhạc cụ (phương pháp dạy chơi tiết tấu, giai điệu)
Giáo viên THCS
  • Hát (phương pháp dạy hát có 2 hoặc 3 bè đơn giản)
  • Nghe nhạc (phương pháp dạy nghe nhạc không lời)
  • Đọc nhạc (phương pháp dạy đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay)
  • Nhạc cụ (phương pháp dạy chơi tiết tấu, giai điệu, hòa âm)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates