SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Xây dựng mạng lưới quan hệ như thế nào để bán hàng hiệu quả



1- Xây dựng mạng lưới bán hàng

1.Tư duy xây dựng mạng lưới: Trước khi bắt đầu xây dựng một mạng lưới bất kỳ, bạn cần phải hình thành một tư duy phù hợp. Trước tiên, khách hàng sẽ mua từ những người họ yêu mến, biết đến và tin cậy. Theo Jeffrey Gitomer của mạng gitomer.com: “Khi tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, khách hàng sẽ mua hàng từ những người họ yêu thích, biết đến, và tin cậy. Khi những yếu tố khác chênh lêch nhau, họ vẫn sẽ mua hàng từ những người họ yêu mến, biết đến và tin cậy”. Đây là một trong những cách thức mà nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên học tập để táo sự yêu mệt và tin tưởng không chỉ ở một người mà ở rất nhiều người trong hoạt động bán hàng của mình.
Xây dựng mạng lưới là sự “tiếp xúc” với khách hàng hiện tại, khách hàng triển vọng hay một người có ảnh hưởng. Chúng ta đã đi từ một xã hội/thế giới tiếp xúc cao tới công nghệ cao, và giờ đây chúng ta lại quay trở lại với xã hội tiếp xúc cao. Chúng ta đã trải qua trọn một vòng khu vực này. Hiểu rõ “sự tiếp xúc” là một phần quan trọng của việc hình thành tư duy xây dựng mạng lưới. Nó đồng hành với sự quan tâm, thể hiện hứng thú và lòng tin. Những người bán hàng biết những khách hàng không quan tâm đến bạn hiểu biết bao nhiêu cho đến khi họ biết bạn họ quan tâm đến mức nào.
2. Tạo quan hệ: Thiết lập mạng lưới có nghĩa là tạo ra những quan hệ cần thiết và xây dựng trên cơ sở đó bằng việc giới thiệu với mọi người bạn làm gì và bạn là ai. Nó cũng có nghĩa là lắng nghe để xem bạn có thể hỗ trợ những việc họ làm như thế nào. Bạn cho nhiều bằng hoặc hơn những gì bạn nhận là một chủ đề xuất hiện nhiều lần ở bất kỳ hội thảo nào về xây dựng mạng lưới. -> Tham khảo bài viết: Tạo dựng mỗi quan hệ khách hàng như thế nào?
Biết những người đã đặt niềm tin ở bạn và công ty bạn, những người sẽ giới thiệu bạn, làm cầu nối, và mở cánh cửa cho bạn, có thể tạo ra sự khác biệt giữa năng lực giới hạn và thành công nhanh chóng.
Quan điểm chung là bạn có thể xây dựng mạng lưới dưới nhiều hình thức. Mạng lưới ở xung quanh bạn, và những người cùng xây dựng mạng lưới luôn ở bên bạn mỗi ngày.
3. Thiết lập một thời gian biểu và phân công trách nhiệm : Mạng lưới không tự nhiên mà có. Nó cần phải là một phần trong kế hoạch tài chính có hoạt động và những sáng kiến gắn liền. Bạn cần phải thiết lập một thời gian biểu và phân công trách nhiệm. Đó là một kỹ năng có thể học hỏi. Không ai sinh ra đã có sẵn những kỹ năng xây dựng mạng lưới cần thiết. Chúng ta cần học chúng vì chúng là một phần của toàn bộ quy trình, chứ không phải là sự kiện diễn ra một lần.

Những thành phần cơ bản của quy trình xây dựng mạng lưới quan hệ trong bán hàng

1.Lập kế hoạch tổ chức các sự kiện mạng lưới: Không phải mọi sự kiện diễn ra ở những nơi mọi người gặp nhau là sự kiện phù hợp cho xây dựng mạng lưới. Xây dựng mạng lưới cần có kế hoạch. Kế hoạch cần được phát triển vì tính hiệu quả và để đẩy nhanh và kiểm soát thời gian. Việc chọn các sự kiện mạng lưới một cách có chiến lược đảm bảo được điều này. -> Đọc thêm: Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?
Hãy chọn những sự kiện mạng lưới cho phép bạn thực hiện mục tiêu xây dựng mạng lưới của mình. Nếu bạn phụ thuộc vào những người ra quyết định, hãy tham dự một buổi họp mạng lưới mà những người ra quyết định sẽ có mặt. Nếu bạn hoạt động trong các thị trường liên quan đến giáo dục, hãy chọn một sự kiện nơi các nhà giáo dục sẽ xuất hiện. Ngược lại, nếu bạn có một kế hoạch lập mạng lưới táo bạo với những mục tiêu táo bạo, thì việc tham gia vào một sự kiện mang tính xã hội sẽ không thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình. Câu hỏi đặt ra cho mỗi sự kiện là: “Tham gia sự kiện này có phải là cách sử dụng thời gian tốt nhất hay không, có liên quan đến những mục tiêu lập mạng lưới của mình không?”.
Làm thế nào bạn biết được một sự kiện mang tính chất kinh doanh hay xã hội? Những sự kiện như một cuộc trò chuyện của văn phòng thương mại sau giờ kết thúc nhiều khi là một sự kiện mang tính chất xã hội. Sự kiện này không có chương trình rõ ràng, mọi người dành thời gian cùng nhau ăn uống, và ngồi tán chuyện.
Một cách đánh giá khác về việc một sự kiện có thích hợp hay không là xác định có bao nhiêu người bạn biết sẽ đến dự sự kiện này. Nếu buổi lễ có sự tham gia của toàn bộ những người mà bạn đã biết, sự kiện đó có thể sẽ không sinh lợi cho bạn, xét trên góc độ xây dựng mạng lưới. Nếu mục tiêu của bạn là để duy trì mối quan hệ thì lúc đó sự kiện này xem ra có vẻ phù hợp.
Hãy tự hỏi mình bạn nghe nói đến một sự kiện lập mạng lưới cụ thể như thế nào. Liệu việc marketing có tác dụng quảng cáo nó không? Quảng cáo đó truyền đạt cái gì? Nó đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về tổ chức tài trợ hay chưa? Câu trả lời của những câu hỏi trên chính là những tín hiệu chỉ thị tốt về một sự kiện mạng lưới cụ thể có xứng đáng hay không.
2. Đặt mục tiêu mạng lưới: 
Xuất hiện tại một sự kiện mạng lưới mà không có các mục tiêu mạng lưới gần như đảm bảo là sự kiện đó chỉ mang tính xã giao đối với bạn. Để nhận biết một sự kiện có thích hợp với bạn không phụ thuộc vào việc các mục tiêu mạng lưới của bạn có được thực hiện hay không.
Hầu hết những người đến dự một sự kiện mạng lưới đều chuẩn bị sẵn một tập dày danh thiếp kinh doanh sẵn sàng chìa ra cho bất kỳ ai họ gặp. Mục tiêu của việc lập mạng lưới không phải là phát danh thiếp kinh doanh mà là để nhận chúng. Mục tiêu này là một phần trong kế hoạch thu thập thông tin. Mục tiêu của việc lập mạng lưới là tiếp xúc và lấy thông tin để dẫn đến những mối quan hệ có thể thúc đẩy kinh doanh. Tìm được một lý do cho buổi viếng thăm sau đó và gặp gỡ trực tiếp người bạn mới tiếp xúc tức là bạn đã hoàn thành được một trong số các mục tiêu lập mạng lưới của mình.
Nhận các danh thiếp kinh doanh cho phép bạn chủ động liên hệ về sau thay vì việc phụ thuộc vào ai đó liên hệ với bạn.
Một số mục tiêu lập mạng lưới tiêu biểu như sau:
* Gặp mười đối tượng mới.
* Nhận tám danh thiếp kinh doanh.
* Ghi chú một số điều đáng lưu ý trên mỗi danh thiếp.
* Viết một lời nhắn cho năm trong số những người trên (hoặc tất cả).
* Gọi điện và sắp xếp một cuộc hẹn sau khi viết thư cho ba người đã gặp.
* Tiếp tục mối quan hệ với hai trong số ba người này.
Chú ý là tôi không đề cập đến mục tiêu cần phải phát bao nhiêu tấm danh thiếp kinh doanh. Nếu bạn tham dự hai sự kiện mạng lưới trong một tháng, bạn sẽ bổ sung thêm bốn hay nhiều người hơn nữa vào mạng lưới của mình mà với nó bạn sẽ có những mối quan hệ liên tiếp, không ngừng.
3. Biết tập trung vào ai khi lập mạng lưới
Bạn không thể hình thành mạng lưới rộng khắp với tất cả mọi người. Một khi bạn đã có những thông tin ban đầu, bạn cần phải quyết định xem có nên gặp lại người này và tạo mối quan hệ hay không. Bạn có thể giúp đỡ họ và họ có thể giúp đỡ bạn không? Câu trả lời cho cả hai câu hỏi nên là "có".
Làm thế nào bạn biết nên gặp gỡ người nào? Làm thế nào bạn biết bạn sẽ không phí thời gian cho riêng một người, hoặc cụ thể hơn, là bạn sẽ không hoàn thành được mục tiêu mạng lưới của mình?
Câu trả lời thực sự là không phải lúc nào bạn cũng biết những điều đó. Tất cả chúng ta đều đã từng đến một buổi gặp mặt mạng lưới, bắt đầu nói chuyện với một vài người chỉ để nhận ra là không có một mối quan tâm chung nào, mỗi người có mục tiêu khác nhau và không có một lý do gì để thiết lập một mối quan hệ. Trong tình huống đó bạn làm thế nào? Đây chính là chỗ tầm quan trọng của các mục tiêu mạng lưới có thể thực sự giúp bạn, hoặc trong một số trường hợp, sẽ giải cứu bạn.
Một tiêu chí khác đó là tìm kiếm những người mà thực sự muốn giúp đỡ những người khác giải quyết vấn đề mà không có điều kiện ràng buộc. Nói cách khác, không coi mình là người phát triển mạng lưới mà là một người giúp giải quyết vấn đề, và tìm kiếm những người có những phẩm chất như vậy để đưa vào mạng lưới cá nhân của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates