SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Vẫn làm những sản phẩm rẻ nhất cho người dân.

Chủ tịch Asanzo, Phạm Văn Tam, nói tiếp tục hướng tới những người thu nhập chưa cao, nhất là nông dân, và "làm sai thì cần xin lỗi, nhưng sẽ luôn vì người tiêu dùng".



Trở lại sau hơn một năm vắng bóng tại buổi ra mắt dòng TV mới, ông Phạm Văn Tam vẫn giữ phong thái như thường lệ. Vị doanh nhân này chia sẻ với báo giới về những gì đã qua, cũng như kế hoạch cho tương lai.
- Giới thiệu sản phẩm sau gần một năm gặp vấn đề về xuất xứ hàng hóa, ông có thể nói gì về quãng thời gian qua?
- Nhiều người đặt câu hỏi này cho tôi và họ thường gọi là khủng hoảng. Nhưng tôi cho rằng chữ "khủng hoảng" không đúng lắm. Tôi thích coi là "biến cố" hơn. Khủng hoảng thì tiêu cực. Còn biến cố đơn giản là các thay đổi, chỉ là tùy quy mô. Trong kinh doanh, hôm nay bạn như thế này, ngày mai đã lại khác. Nói hình tượng ra thì không ai biết khi ngủ dậy, điều gì sẽ xảy ra với mình và công ty của mình đâu.
Nhớ lại khi đó thì mọi người nghĩ là chuyện to, chuyện lớn. Tôi cũng công nhận nhưng biết mình sẽ vượt qua được, như những lần khó khăn, thua lỗ, cạn tiền, thất bại trước... 22 năm lăn lộn, đủ mọi vấp ngã, những biến cố đã khiến tôi tự thấy mình giỏi chịu đòn Cái gì chưa làm được tôi sẽ hoàn thiện, sai tôi sẽ sửa, kể cả góc độ cá nhân lẫn công ty. Cái gì quyết tâm sẽ làm tới cùng, không bỏ cuộc. Những gì tôi làm hôm nay, ra mắt sản phẩm mới sau một năm cải tổ, là minh chứng.
Riêng tư một chút, nếu nhìn lại đủ xa thì đó là câu chuyện rất dài. Nhà tôi có ba anh em trai. Hai em thì rất nhanh nhẹn, được gia đình cho đi bộ đội, học lái xe rồi học nghề... Còn bản thân tôi từ bé đến lớn ai cũng nói hiền và nhút nhát quá, thành ra bố mẹ lúc nào cũng lo lắng. Bước chân ra khỏi nhà cách vài trăm mét, bố mẹ cũng phải xem xét kỹ. Nhưng cũng vì thế, tôi càng ấp ủ quyết tâm phải thoát ly, phải chứng minh với bố mẹ là tôi sẽ làm được. Tôi thuyết phục bố mẹ rất nhiều lần để được từ Quảng Ninh vào Sài Gòn lập nghiệp.
18 tuổi bước chân ra đi, tôi chưa bao giờ xin tiền, kể cả khi vỡ nợ muốn tự tử vì làm ăn thua lỗ. Nói ra điều này để thấy rằng tôi luôn tìm cách tự mình xoay xở, vượt qua. Đôi lúc cũng tặc lưỡi mệt mỏi, nhưng càng thách thức bao nhiêu thì tôi càng "say máu" bấy nhiêu.
Ông Phạm Văn Tam tại buổi ra mắt sản phẩm tivi OLED đầu tháng 6. Ảnh: Hữu Khoa.
Ông Phạm Văn Tam tại buổi ra mắt sản phẩm TV OLED đầu tháng 6. Ảnh: Hữu Khoa.
- Vậy ông rút ra cho mình bài học gì?
- Thực ra từ trước khi xảy ra biến cố, tôi cũng đã phát hiện có nhiều chuyện cần thay đổi về quản trị, cảm thấy lo lắng khi công ty phát triển quá nhanh còn tôi thì chưa đủ kinh nghiệm. Thẳng thắn mà nhìn lại thì tất cả mọi thứ diễn ra đúng như những gì tôi trăn trở, chỉ khác là tác động gấp rất nhiều lần.
Nhưng ở mặt tích cực, biến cố là lúc để mình nhìn nhận lại, quyết liệt thay đổi. Tôi cải tổ toàn bộ, cả về mặt quy trình lẫn kiểm soát, cắt hết những gì không phù hợp, những phần, bộ phận khiến công ty không phát triển. Tôi có kể với một vài người là khi Asanzo được đề cập đỉnh điểm trên truyền thông, ngoài những vấn đề phải giải quyết, tôi nhận ra thực tế là nó được biết đến nhiều hơn mình nghĩ. Tôi tưởng trong những bình luận, người ta sẽ hỏi "Asanzo là gì?" nhưng không, mọi người lại bảo "TV giá rẻ mà chất lượng như vậy là được rồi".
Đó là động lực khiến tôi quyết tâm bằng mọi cách phải giữ thương hiệu này, tất nhiên không phải theo cách làm cũ. Tôi có chiến lược mới.
Tôi quyết định thay đổi thành mô hình tập đoàn để phát triển bền vững hơn, chọn con người là yếu tố hàng đầu. Trước đây tôi nghĩ mình là to nhất trong công ty, quyết những gì thì quyết. Giờ tôi sẽ để cho người có thế mạnh ở ngành nghề nào thì họ sẽ tự quản lý ngành đó, không ôm hết vì cá nhân mình không thể giỏi hết mọi việc được. Những việc tôi thường suy nghĩ kỹ trong 2 tiếng thì giờ sẽ dành 24 tiếng để đưa ra quyết định chính xác, thấu đáo hơn.
- Ông có thể nói rõ hơn về mô hình mới?
- Tôi dự định thành lập một công ty quản lý vốn đầu tư vào các thương hiệu (trong đó có Asanzo).  Quan hệ theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ - công ty con. Như vậy tôi sẽ làm nhiệm vụ hoạch định chiến lược, đưa ra phương hướng nhưng các công ty con, thương hiệu con vận hành hoàn toàn độc lập. Tất nhiên, với tư cách là người sở hữu, tôi vẫn là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng sản phẩm.
Ở chiến lược mới, tôi dự kiến mở rộng sang các ngành nghề khác, bằng những thương hiệu mới, không chỉ giới hạn vào điện tử tiêu dùng.
- Nhưng không thể phủ nhận rằng biến cố đã ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng. Ông sẽ làm gì để chứng minh thực lực với họ?
- Tôi muốn khẳng định lại là con đường tôi chọn thì không bao giờ từ bỏ: mong muốn tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những sản phẩm rẻ nhất cho người dân, tạo ra hệ sinh thái mạnh hơn nữa cho các bạn trẻ khởi nghiệp.
Cái gì chưa làm được thì rút kinh nghiệm. Làm sai thì mình cần xin lỗi, tôi sẽ không nhụt chí, quan trọng nhất là kiên trì vì đối tác, vì người tiêu dùng. Khát vọng của tôi là muốn cho mọi người tiếp cận Asanzo phải được "win - win". Nói ra thì nhiều lắm nhưng thay vì nói tôi muốn chứng minh bằng hành động.
Cụ thể, tôi sẽ dùng tên tuổi cá nhân mình gắn liền với thương hiệu, để khi sản phẩm có vấn đề gì thì tôi sẽ là người chịu trách nhiệm chứ không phải những người đại diện thương hiệu như trước đây, vì khi có vấn đề xảy ra chưa chắc họ đã làm được gì. Như giữa những thời điểm khó khăn, tôi tập trung hết những gì tôi có, quên cả vợ con để bảo vệ, gắn liền với sản phẩm, thậm chí đến tận nơi giải thích cho mọi người hiểu.
Tôi muốn bình dân công nghệ, bình dân tôi, chỉ làm ông chủ bình dân, không muốn bước chân lên tầm cao nào đó như ngồi chơi chỉ đạo. Tôi muốn sát sao với công ăn việc làm người lao động, với nhu cầu của người dân, nhất là những người có thu nhập chưa cao.
- Vậy còn những đối tác, ông làm gì để họ tiếp tục đồng hành?
- Từ trước tới nay tôi vẫn kêu gọi những doanh nghiệp muốn tham gia chuỗi giá trị sản xuất cho tôi. Họ yếu phần gì tôi sẽ hỗ trợ. Tôi cần những doanh nghiệp song hành cùng mình tạo ra hệ sinh thái nhà cung cấp cho những sản phẩm chúng tôi định hướng. Tôi muốn tạo công ăn việc làm hơn là tạo ra tài sản quốc gia.
Với kinh nghiệm đã có, thị trường có, và việc tôi mong muốn là đem lại giá trị thực cho các đối tác. Tôi sẽ đứng lên đảm bảo, chịu trách nhiệm cho sản phẩm, không để tình trạng đổ lỗi cho người tiêu dùng. Tôi sẽ luôn chấp nhận phần thiệt về doanh nghiệp, không phải bán cho họ xong là xong, có thể lúc này thiệt nhưng sau này khi cả làng họ quay lại mua sản phẩm thì sao.
- Vậy sản phẩm TV mới lần này có thể hiện chiến lược mà ông vừa nêu ở trên?
- Chiếc TV OLED dán tường vừa ra mắt là thành quả của quá trình nghiên cứu hơn 2 năm cho công nghệ màn hình mới. OLED là công nghệ hiện đại, nhưng ngay từ ban đầu, tiêu chí của tôi là phải vì người tiêu dùng. Tôi muốn bình dân hoá sản phẩm làm sao để cả người nông dân cũng có thể dùng được những công nghệ hàng đầu.
Các dòng sản phẩm mới của Asanzo. Ảnh: Hữu Khoa.
Các dòng sản phẩm mới của Asanzo. Ảnh: Hữu Khoa.
Ví dụ, trong quá trình triển khai, chúng tôi nhận thấy vướng mắc lớn nhất là làm sao để loại bỏ phiên bản song ngữ như các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay, như "Ok" có thể thay bằng "Đúng rồi" hay "Được rồi". Chúng tôi sẽ tối giản nhất để người không biết gì về tiếng Anh cũng dùng được, rút ngắn gọn nhất các bước để ai không hiểu biết về công nghệ cũng có thể dùng.
Thậm chí đội ngũ của chúng tôi tối giản bằng hình ảnh thay vì từ ngữ vì có những người dân không biết đọc, nhìn hình lá cờ sẽ biết đây là phim Việt Nam hay nước nào. Chúng tôi cũng sẽ xử lý làm sao chỉ cần tối thiểu 2 bước là có thể xem chương trình mình thích chứ không phải qua nhiều bước phức tạp.
Bản thân xuất phát từ người nông dân, tôi tôn chỉ mục đích: sản phẩm làm ra phải tiếp cận được với khách hàng, phải hiểu họ, hiểu văn hoá vùng miền, giúp họ hiểu công nghệ mà vẫn dễ dùng.
- Lợi thế lâu nay của Asanzo là giá, làm TV OLED, lại công nghệ mới dán tường, tiêu chí này có bị thay đổi?
- Như tôi đã nói ở trên, ngay từ ban đầu Asanzo ra đời là muốn gắn liền với người nông dân - những người đem lại cuộc sống Asanzo khi ra đời đến nay - tôi muốn đền đáp và biến mình là cầu nối giúp họ tiếp cận thế giới bên ngoài bằng cách hợp thức hoá công nghệ, tối giản quy trình và quan trọng là mức giá. Đấy là tiêu chí đầu tiên khi tôi khởi nghiệp và sẽ mãi kiên trì với con đường này.
Khi sản xuất hay lên khung giá, chúng tôi đều đặt mình vào vai một người đi mua mà không có nhiều tiền trong túi. Giá rẻ, sản phẩm nhìn vào thấy thiện cảm, dễ sử dụng, thương hiệu gắn liền với người dùng, thì mình sẽ được ủng hộ.
Không chỉ TV, những sản phẩm khác trong hệ sinh thái như điều hoà cũng chung tiêu chí này như giá vừa phải, tiết kiệm điện. Hoặc như cái quạt làm mát, nhiều thương hiệu đẩy giá 4 đến 6 triệu, nhưng Asanzo chỉ cần 1,5 triệu đồng là cả nhà có thể dùng. Tôi không đặt lợi nhuận cao, chỉ cần vừa phải, sản phẩm rẻ hơn thị trường khoảng 40%.
Khách hàng đến nay có khoảng 5 triệu người ở khắp các tỉnh thành. Tôi hay đi làm từ thiện nên đợt dịch bệnh vừa rồi cũng có nhiều người hỏi sao không đi làm từ thiện, cứu trợ ngập mặn... Tôi nói trong 5 triệu khách hàng đó, nhiều người nghèo, thay vì đi tặng gạo hãy tặng họ cái điều khiển, tập trung chăm sóc những người này, hết dịch chúng ta sẽ có tương lai hơn. Câu nhiều khách hàng nói mà tôi cũng rất thích là nhờ có Asanzo mới có sản phẩm giá rẻ để dùng.
Ông Phạm Văn Tam giới thiệu sản phẩm mới với người tiêu dùng tại sự kiện. Ảnh: Hữu Khoa.
Ông Phạm Văn Tam giới thiệu sản phẩm mới với người tiêu dùng tại sự kiện. Ảnh: Hữu Khoa.
- Lâu nay ông gắn nhiều với những chương trình khởi nghiệp như Startup Việt. Với những bài học vừa qua, ông có nhắn nhủ gì với các bạn trẻ?
- Bốn năm nay, tôi luôn đồng hành với các chương trình khởi nghiệp và đã có nhiều câu chuyện chia sẻ với các bạn. Bây giờ cũng vậy, tôi rất muốn các bạn khởi nghiệp lấy đó làm động lực. Trước khi khởi nghiệp hãy nghĩ chúng ta có thể thất bại đi đã, mất trắng đã thì mới dám mạnh dạn tiến lên. Đừng vội nghĩ phải có được cái nhà cho vợ con hay phải hưởng thụ - gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định vì tâm lý sợ mất, dẫn đến khó thành công.
Tôi cũng khuyên các bạn trẻ nên kết hợp với những người có kinh nghiệm để khi giảm thiểu rủi ro. Và đừng vội sớm bỏ cuộc. Biến cố vừa rồi, có lúc tôi nói với vợ sẽ cố gắng lần cuối, sẽ làm lại, không được nữa thì nghỉ hưu. Nhưng bà xã kêu mình còn trẻ, mình phải chiến đấu đến cùng. Đó là động lực cho tôi. Có một người người phụ nữ hiểu và động viên mình rất quan trọng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates