SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Start up lĩnh vực giáo dục sẽ nở rộ ở Việt Nam

Các ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam sẽ là cơ hội lớn, đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài và các startup Việt Nam tham gia phát triển
Startup lĩnh vực giáo dục sẽ
Thành công của Apax English củng cố niềm tin cho Startup khởi nghiệp về giáo dục tại Việt Nam.
GotIt!, một Startup, một ứng dụng giáo dục trên điện thoại (Mobile Apps) được xây dựng trên nền tảng hỏi – đáp suốt một thời gian dài đứng trong Top 10 ứng dụng giáo dục trên Apps Store tại Mỹ. GotIt! đã đã nhận được 9 triệu USD từ Quỹ Capricorn Investment Group. Các nhà đầu tư của GotIt! cũng chính là những người đã đầu tư vào các công ty tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới như Tesla Motor, SpaceX, và PlanetLabs. Họ tin tưởng rằng GotIt! sẽ là “next big thing” khi GotIt! cung cấp nhiều dịch vụ ở các lĩnh vực vượt ra ngoài Giáo dục.
Một Startup giáo dục khác là ELSA dạy phát âm tiếng Anh vừa vượt qua 1.200 đối thủ để dành giải nhất tại SXSWedu, cuộc thi hởi nghiệp  về công nghệ giáo dục được tổ chức tại Mỹ. Ứng dụng này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc giúp người dùng nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh.
Chưa hết, một Startup khác là Monkey Junior chuyên dạy ngoại ngữ năm 2016 đã giành chiến thắng trong cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016 (GIST Tech-I 2016) tổ chức tại Mỹ sau khi vượt qua hơn 1.000 đối thủ đến từ 104 quốc gia trên thế giới. Đây là cuộc thi khởi nghiệp do Chính phủ Mỹ khởi xướng và nhận được sự hậu thuẫn của Mark Zuckerberg – CEO Facebook – cũng như nhiều nhân vật quyền lực tại Thung lũng Silicon.
Thuộc lĩnh vực EdTech đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp Việt, ứng dụng Monkey Junior đã có mặt trên App Store, Google Play và Amazon với lượng người dùng đông đảo đến từ Mỹ (chiếm 43%), Việt Nam (10-20%), Canada, Pháp… Dù hướng đến mục tiêu dạy ngoại ngữ, nhưng điểm tạo nên sự khác biệt cho Monkey Junior là nội dung giảng dạy hướng đến trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
Cũng phải nhắc đến một EdTech khác là Code4Startup. Code4Startup là website đào tạo trực tuyến. Dù dạy về lập trình không mới, nhưng điểm khác biệt cơ bản của Code4Startup là không dạy lý thuyết mà đi thẳng vào thực hành bằng cách hướng dẫn người học xây dựng ứng dụng thực tế. Vì thế, Code4Startup đã gọi vốn thành công trên KickStarter.
Điểm chung của 4 Startup đình đám này là dự án mang tính ứng dụng cao, đều phát triển hướng về EdTech (công nghệ giáo dục) và “cha đẻ” của chúng đều là người Việt Nam: GotIt! của Tiến sĩ Trần Việt Hùng; Elsa được sáng lập bởi Văn Đinh Hồng Vũ và Ngô Thùy Ngọc Tú; Monkey Junior của Đào Xuân Hoàng và Code4Startup  của Leo Triệu (Triệu Quang Anh).

Phong trào Startup hướng vào EdTech (công nghệ giáo dục) đang nở rộ và các Quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đánh giá cao Edtech tại Việt Nam. Vì sao?

Mỗi năm, người Việt Nam chi 3-4 tỷ USD để cho con cái du học và thị trường giáo dục đào tạo trực tuyến đang đầy tiềm năng với quy mô lớn. Việt Nam là đất nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, là thị trường khách hàng rộng lớn mà nhiều Tập đoàn, Công ty giáo dục muốn khai phá. Mặt khác, việc đưa các dự án mang tính cộng đồng này áp dụng trong thực tế phù hợp với thị hiếu và xu hướng phát triển của nền giáo dục hiện đại, dễ dàng được các bậc phụ huynh và học sinh Việt Nam đón nhận.
Ngoài tiềm năng của thị trường, các nhà đầu tư quốc tế tin rằng, các Startup Việt Nam nói chung và Startup về EdTech nói riêng đã và đang đóng góp tích cực cho sự tiến bộ xã hội, nâng cao tri thức cộng đồng và cập nhật những xu hướng mới trên thế giới tại Việt Nam; đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tương tự như vậy, trên thế giới, các Startup về EdTech như Knewton, Coursera, Udemy, Duolingo… là minh chứng rõ nét cho điều này.
Thị trường đào tạo trực tuyến trị giá hàng triệu USD đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 309 dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD.
Anh ngữ Apax English là một ví dụ. Mới đây, Tập đoàn giáo dục ChungDahm Learning (Hàn Quốc) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư thêm 10 triệu USD cho đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam. Trước đó, ChungDahm Learning và Egroup đã đưa chương trình tiếng Anh trẻ em hàng đầu châu Á April English về Việt Nam với thương hiệu Apax English.
April English là chương trình giảng dạy tiếng Anh dành riêng cho trẻ em châu Á từ 6 đến 14 tuổi. Thay vì coi tiếng Anh như một ngoại ngữ và cố gắng “bắt chước” âm điệu, cách phát âm như người bản xứ như phương pháp dạy truyền thống (EFL), Apax English dạy tiếng Anh thông qua quá trình rèn luyện khả năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống thực tế của đời sống. Phương pháp dạy này (ESL) giúp học viên coi tiếng Anh chính là “ngôn ngữ thứ hai”. Hiện tại, chương trình đang được áp dụng trên 134 cơ sở tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines và Mỹ…
Trong vòng chưa đầy 2 năm, Apax English đã cho ra đời 24 trung tâm với hơn 15.000 học viên trên toàn quốc. Tại TP. Hà Nội, với 15 trung tâm, Apax English đang vươn lên dẫn đầu trong thị trường giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em. Với 8 trung tâm tại TP. HHCM và 2 trung tâm tại TP. Hải Phòng, Apax English đã và đang nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ các bậc phụ huynh và các em nhỏ.
Từ sự thành công của Apax English, nhiều dự án hợp tác, đầu tư vào giáo dục ngày càng mạnh mẽ. Tới đây, sẽ là dự án của SK Telecom (thuộc Tập đoàn SK, một trong 3 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc) đưa dự án trường học dạy lập trình bằng robot thông minh vào Việt Nam, hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục với Egroup.
Với những tín hiệu lạc quan nêu trên, hy vọng rằng, thời gian tới, thị trường giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đón nhận “làn gió mới” từ các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài.
Hữu Tuấn | Theo Báo Đầu Tư

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates