Và bên Công ty T cần phải có những thủ tục gì, giấy tờ gì, xin phép cơ quan nào ở vn và bên phía nước ngòai, cần chuẩn bị giấy tờ gì để có thể yêu cầu họ gia công cho mình (họ có chức năng sản xuất oem cho khách hàng) ?
  2. Hàng khi nhập về vn, có c/o của nước gia công, vậy xin hỏi phía hải quan sẽ tính thuế suất hàng này như thế nào nếu mình chứng minh, nhãn hiệu trên hàng hóa là của riêng việt nam ?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê, vấn đề bạn quan tâm xin trao đổi cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Sử dụng nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ:
"5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ."
OEM liên quan đến 2 thành phần tham gia: nhà cung cấp sản phẩm và công ty sẽ gắn thương hiệu của mình lên sản phẩm đó. Do đó, phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng của cả 2 công ty, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của công ty đặt hàng (vì công ty đó sẽ gắn thương hiệu của mình lên sản phẩm).
Một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức OEM thực chất là thuê gia công, sau đó bán lại sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình. OEM có thể được thực hiện bởi các nhà sản xuất trong nước hoặc có thể thuê gia công ở nước ngoài.
2.2. Hợp đồng gia công
Để thực hiện hoạt động của công ty, bạn cần phải chuẩn bị hợp đồng gia công với công ty đối tác để đem lại lợi ích cho mình. Nội dung cơ bản của hợp đồng cần đáp ứng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 187/2013:
"Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng."
2.3.Thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa gia công ở nước ngoài
Theo quy định tại đoạn 2 Khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất, nhập khẩu năm 2016 về đối tượng miễn thuế:
"Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế."
Và căn cứ tại điểm c, khoản 1 Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ - CP:
"c) Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;"
Về căn cứ và thủ tục để hàng hóa được miễn thuế được quy định tại Khoản 2,3  Nghị định 134/2016/NĐ - CP:
"2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
a) Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã nhập khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan.
3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan các thông tin về số, ngày hợp đồng gia công; số, ngày văn bản đã thông báo cho cơ quan hải quan về sản phẩm xuất khẩu có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm."
Như vậy, hàng hóa của công ty bạn sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 11 này. Đó là:
- Công ty phải có hợp đồng gia công với nội dung cơ bản được quy định tại Điều 29 Nghị định 187/2013
- Đáp ứng được điều kiện về nguyên liệu, vật tư xuất khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã nhập khẩu
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Quy định về gắn thương hiệu của nước gia công được mô hình kinh doanh OEM quy định như thế nào ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!