SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0
Luyện tập kỹ năng sử dụng "Nhạc cụ cơ thể, nhạc cụ định âm và không định âm".
Video các sinh viên sư phạm Nhật Bản đang học phối hợp giữa sử dụng nhạc cụ cơ thể, nhạc cụ định âm và không định âm.
Mô hình phòng thực hành âm nhạc trường phổ thông
Tại Việt Nam, "Phòng Thực Hành Âm Nhạc" trong trường phổ thông thường chỉ là phòng được đặt 30-40 đàn. Năm 2007 chúng tôi đã giới thiệu "Phòng đàn phím sáng nối mạng" với đặc điểm tạo kết nối GV và HS theo hai chiều. Mô hình này đã được áp dụng tại nhiều trường chuẩn quốc gia Việt Nam.
Đàn phím sáng hướng dẫn tự học keyboard, piano
Video này được thực hiện cách đây 15 năm nhưng hiện nay với sự kết hợp với công nghệ 4.0 mô hình tự học bằng đàn phím sáng đang được phát triển lên tầm cao mới.
10.000 piano Hàn quốc tặng Việt Nam đã không được sử dụng hiệu quả
Giải pháp đưa 10.000 đàn piano kỹ thuật số vào sử dụng là trang bị kỹ năng đàn piano cho các giáo viên dạy nhạc trường tiểu học.
Đàn phím phát sáng hai mầu lưu trữ nhạc giáo dục VN dành cho GV dạy âm nhạc
1- T.T.Q
-Tốt nghiệp ĐHSP Tp.HCM
- Thạc sĩ KHGD đề tài “ Tiếp cận theo mô-đun trong cấu trúc nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng âm nhạc cho giáo viên mầm non (Năm 2000, Viện KHGD Việt Nam) & Tiến sĩ KHGD về Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào phương tiện dạy học để nâng hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc - Nghiên cứu về công nghệ GDÂN - Technology for Music Education.
* Sáng lập & GĐ Trường Suối Nhạc
* GĐ công ty TBGD Văn Đức
* Kỷ niệm chương vì “Sự nghiệp giáo dục” của Bộ GDĐT (QĐ số 7049/QĐ/BGDĐT do Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký 24/11/2006).
* Quản lý các website:
+ Thông tin về công nghệ và phương tiện giáo dục âm nhạc : beemusic.vn
+ Giới thiệu thiết bị dạy học âm nhạc mới : beemusicvideos.com.
+ Giới thiệu giáo trình và tài liệu để học sử dụng nhạc cụ piano, keyboard ... dành cho giáo viên MN, TH, PTCS, PTTH ( chương trình tập huấn online dành cho giáo viên dạy nhạc PT) : beemusicvideos.com
Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có những nhu cầu riêng về kích thước, thiết kế đặc trưng riêng biệt hoặc mẫu mã sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quý khách hàng về hàng hóa các công ty, xưởng sản xuất gia công hàng hóa theo yêu cầu đã ra đời. Hãy tìm hiểu về cách thức hoạt động của hình thức đặt hàng theo yêu cầu (OME) nhé!
Bạn hiểu OEM và ODM là gì ?
Cả hai cụm từ OEM và ODM đều rất quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp. OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc), còn ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing (tạm dịch: sản xuất “thiết kế” gốc). Hai khái niệm khá tương đồng nhau nên đôi khi người nghe hay bị nhầm lẫn. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng phân biệt hai khái niệm này.
OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác (chịu trách nhiệm phân phối). Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.
Một ví dụ cho hình thức OEM đó là mối quan hệ giữa Apple và Foxconn trong sản xuất điện thoại Iphone. Trong đó Apple đóng vai trò khách hàng, đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là công ty OEM, sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên.
ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.
Ngoài hai khái niệm trên, trong sản xuất công nghiệp còn có khái niệm OBM- Original Brand Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thương hiệu gốc). Đây là khái niệm để chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Các công ty đó mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.
Quay trở lại với OEM và ODM, điểm khác biệt cơ bản đó là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, còn công ty ODM thường chỉ đơn thuần thiết kế chứ không trực tiếp tham gia sản xuất. Do vậy, để thu hút các khách hàng, các công ty ODM thường mua lại các nguyên mẫu (prototype) từ các công ty khác, để minh hoạ trình độ kỹ thuật, chủng loại sản phẩm mà họ có thể đảm nhiệm. Các nguyên mẫu này đôi khi được đăng lên website như các “sản phẩm thực”, dễ làm cho khách hàng bị hiểu lầm. Nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không kèm hướng dẫn để mua, đặt mua sản phẩm thì nhiều khả năng đó là công ty ODM.
Ưu điểm của chiến lược OEM đó là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống. Tuy nhiên, các công ty này sẽ có khả năng tiếp cận với các tri thức, các kết quả nghiên cứu- R&D mà công ty khách hàng đang nắm giữ vì vậy vấn đề lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy luôn cần phải được đặt lên hàng đầu. Các công ty sản xuất của Trung Quốc và Hàn Quốc thường bắt đầu từ OEM rồi mới chuyển sang chiến lược OBM.
Ngược lại, đối với ODM, bạn không phải lo lắng nhiều về việc bị ăn cắp công nghệ. Nhưng các sản phẩm được làm ra theo thông số kỹ thuật của đối tác nên đôi khi sẽ gây ra khó khăn khi bạn bắt tay vào sản xuất. Để tránh điều này, tốt nhất hãy luôn đặt ra một giới hạn nhất định về thiết kế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét