SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Ngân sách điều hành

Ngân sách điều hành

Ngân sách điều hành sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các chi phí để điều hành công việc kinh doanh của bạn. 

Nói một cách khác, ngân sách điều hành sẽ giúp bạn nhìn bao quát được các chi phí cũng như các khoản thu nhập hàng ngày. Nó giúp bạn tính toán đuợc khoản lợi nhuận dự trù.

Cơ cấu của ngân sách điều hành

Tất cả các ngân sách điều hành của một công ty thương mại sẽ có cơ cấu như sau:
Doanh số / doanh thu
- các biến phí / hàng hóa được sử dụng     = Lợi nhuận ròng
- chi phí cố định
- khấu hao
- lãi suất      = lợi nhuận

Doanh số / doanh thu

Doanh số / doanh thu là “tiền mà bạn nhận từ khách hàng” khi họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Nếu như bạn bán được 10 đôi giày với giá 100$ thì doanh số / doanh thu của bạn sẽ là 1.000$
  • Nếu như bán bán được 5 giờ tư vấn với giá 75$ một giờ thì doanh số / doanh thu của bạn là 375$. 
Bất kỳ lọai thuế bán hàng nào cũng sẽ không được bao gồm trong ngân sách. Thuế bán hàng sẽ được tính toán riêng biệt.

Biến phí / hàng hóa đã được sử dụng

Dòng thứ hai của ngân sách điều hành sẽ trừ đi tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến doanh số. Bạn bán được càng nhiều thì chi phí biến đổi của bạn càng cao.
  • Nếu như bạn dự định bán 10 đôi giày thì bạn phải mua 10 đồi giày
  • Nếu như bạn dự định bán 7.000 ngàn đôi giày thì bạn phải mua 7.000 đôi giày.
Việc mua già là việc liên quan trực tiếp đến việc bán giày (hàng hóa được sử dụng)

Nếu như bạn sản xuất giày da, bạn sẽ phải mua da (nguyên liệu thô). Việc mua da sẽ được thể hiện dưới hình thức các biến phí / hàng hóa được sử dụng trong bảng ngân sách.

Các nhà tư vấn hiếm khi có các chi phí như “biến phí / hàng hóa”. Ví dụ như một người kế toán sẽ có rất ít các chi phí liên quan trực tiếp đến việc lập ra các sổ kế toán hàng năm cho khách hàng. Có thể chỉ là 20 trang giấy. Họ sử dụng “giờ làm việc.” Loại chi phí này có thể được tìm thấy ở phần chi phí cố định. 

Lợi nhuận ròng

Khoản chênh lệch giữa Doanh số và các biến phí được gọi là Lợi nhuận ròng. Nó cho bạn thấy bạn còn lại bao nhiêu tiền để bạn trả tiền thuê nhà, tiền điện thọai, phí truy cập internet, chi phí tiếp thị và trả cho chính bạn.

Việc tập trung vào con số này là điều khá quan trọng. Nếu như bạn không kiếm được một con số Lợi nhuận ròng đủ nhiều thì công việc làm ăn của bạn lúc này tệ thật. Hãy luôn cố gắng tận dụng Lợi nhuận ròng của bạn.
Lợi nhuận ròng còn được gọi là lợi nhuận biên tế.

Các chi phí cố định

Chi phí cố định thường tự nó phình ra, cho dù bạn có bán được nhiều hơn. Và cũng sẽ không tự nó ít lại nếu như bạn bán được ít. Tiền thuê cửa hàng bán giày sẽ không đổi, dù bạn bán được 10 đôi giày hay 150 đôi giày. 
Nhân viên có thể bán 150 đôi giày. Nhưng họ chỉ bán có 10 đôi. Và bạn cần phải có thời gian để cho nhân viên nghỉ việc nên nó vẫn được xem là chi phí cố định.
Các chi phí cố định có thể thay đổi, giống như tiền điện thoại. Vì nó không thay đổi theo doanh số bán hàng mà sự thay đổi đó xuất phát từ những trường hợp khác. 

Khấu trừ / khấu hao

Bạn đầu tư vào một ngôi nhà mới để kinh doanh. Hoặc bạn phải mua một cái máy trị giá 10 ngàn đôla. Bạn sẽ không thể nào trừ những khoản đầu tư lớn này trong năm đầu tiên mà chúng sẽ được trải ra trong một vài năm.
Một cách làm là giảm (trừ) đi 30% giá trị trong mỗi năm. 
Ví dụ, với một cái máy trị giá 10.000 đôla,
- Năm đầu tiên, bạn có thể khấu trừ 3.000 đôla vào ngân sách điều hành.
- Năm thứ hai bạn sẽ khấu trừ 2.100 đôla
  (10.000 – 3.000 = 7.000. 30% của 7.000 là 2.100)
Để biết được các quy định cụ thể ở nước bạn, bạn hãy tìm gặp một kế toán hay liên hệ với cơ quan nhà nước có liên quan. 

Lãi suất

Nếu như bạn mượn tiền từ một ngân hàng, bạn có thể trừ đi khoản lãi suất đó trong bảng ngân sách điều hành. Bên cạnh đó, những khoản phí mà ngân hàng thu cho công việc của họ cũng phải được trừ.
Lãi suất do bạn vay tiền từ gia đình hay các nguồn khác thuờng có thể sẽ không được trừ đi.

Để biết được các quy định cụ thể ở nước bạn, bạn hãy tìm gặp một kế toán hay liên hệ với cơ quan nhà nước có liên quan.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates