SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Mô hình kinh doanh OEM cho khởi nghiệp.

Bạn là nhà khởi nghiệp đang ấp ủ rất nhiều ý tưởng tốt, có tính khả thi nhưng đang loay hoay với chi phí sản xuất khổng lồ? Mô hình kinh doanh OEM sẽ là câu trả lời thích đáng cho bạn.
Nếu bạn vẫn chưa biết hay vẫn còn khuất mắc với mô hình kinh doanh này thì hãy cùng VeSA theo dõi nhé!


1. Mô hình kinh doanh OEM là gì?

  • OEM
OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer (nhà sản xuất thiết bị gốc – hay còn gọi là đơn vị gia công) là những hãng thực sự sản xuất sản phẩm mặc dù sản phẩm lại mang nhãn hiệu của hãng khác. OEM liên quan đến 2 thành phần tham gia: nhà cung cấp sản phẩm và công ty sẽ gắn thương hiệu của mình lên sản phẩm đó.
Ví dụ: mối quan hệ giữa nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất phụ tùng ô tô. Các bộ phận như hệ thống ống xả hoặc xi lanh phanh được sản xuất bởi nhiều loại OEM. Các bộ phận OEM sau đó được bán cho một nhà sản xuất ô tô, sau đó lắp ráp chúng thành một chiếc xe hơi. Chiếc xe hoàn thành sau đó được bán cho các đại lý ô tô để bán cho người tiêu dùng cá nhân.

OEM là gì? So sánh với ODM và OBM - VerbaLearn

Đây là các công ty thực sự chế tạo ra một thiết bị phần cứng nào đó. Khác với những người buôn bán lại, làm tăng giá trị hàng hóa, Họ là những nhà chế tạo, sửa chữa, đóng gói và bán ra thiết bị phần cứng đó.
  • Mô hình kinh doanh OEM
Một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức OEM thực chất là thuê gia công, sau đó bán lại sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình. OEM có thể được thực hiện bởi các nhà sản xuất trong nước hoặc có thể thuê gia công ở nước ngoài.

OEM là gì? So sánh với ODM và OBM - VerbaLearn

Mô hình kinh doanh OEM được xem là một mô hình kinh doanh có tính khả thi và thành công cao khi bạn chỉ mới có ý tưởng kinh doanh, mong muốn biến nó thành lợi nhuận nhưng không có nhiều chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất.

2. Các bước để nhà khởi nghiệp mở cánh cửa OEM

Có 5 bước chính cho việc thực hiện một mô hình kinh doanh OEM.
  • Đầu tiên là phải có chiến lược kinh doanh, từ ý tưởng cho đến định hướng.
Vì không trực tiếp làm ra sản phẩm nên doanh nghiệp OEM không quá để tâm đến các tiêu chí như năng lực sản xuất cao, giá bán cạnh tranh hay nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải nắm được công nghệ, công thức sản phẩm và am hiểu quy trình làm việc.
  • Thứ 2, có chiến lược định vị, xây dựng thương hiệu.
Làm thương hiệu là điều cần thiết đối với bất kỳ phương thức kinh doanh nào, nhưng ở mô hình OEM, yếu tố này đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Do vậy, nếu không phát triển tốt thương hiệu, người tiêu dùng sẽ không chọn sản phẩm đó. Ngay khi chất lượng sản phẩm không cao, việc xây dựng thương hiệu tốt cũng giúp tạo ra thị trường cho sản phẩm
Ví dụ, nước mắm Chinsu của Masan food có gốc từ các doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Phan Thiết, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc, sau đó được tái sản xuất theo công thức riêng.

Masan Chinsu: Đế chế hàng tiêu dùng có lung lay sau những lùm xùm ...

  • Thứ 3, chọn nhà sản xuất phù hợp.
Cần tìm đối tác sản xuất uy tín, chất lượng và phù hợp với ý tưởng kinh doanh để sản phẩm muốn thực hiện đảm bảo được chất lượng cần thiết và tối ưu nhất.

Nhà xưởng sản xuất có vị trí tốt đem lại gì cho doanh nghiệp? | Kizuna

  • Thứ 4, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Là công việc quan trọng để đảm bảo luôn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín của thương hiệu. Luôn phải có bộ phận kiểm tra thường xuyên và định kỳ chất lượng của sản phẩm.

Những điểm mới cần lưu ý về đăng ký doanh nghiệp

  • Cuối cùng là xây dựng hệ thống phân phối, vốn được đánh giá là xương sống của sự thành công.
Hệ thống phân phối tốt sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.

https://opticon.vn/upload/images/Info-News/Opticon.png

3. Lợi thế của doanh nghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM

So với mô hình kinh doanh truyền thống, điểm khác biệt lớn nhất của kinh doanh theo mô hình OEM đó chính là khâu sản xuất. Doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM có thể lược bớt một vài công đoạn hay là toàn bộ công đoạn trong khâu sản xuất. Từ lợi thế đó, những lợi ích mà doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM có thể đạt được là:
  • Công nghệ mới
Doanh nghiệp khởi nghiệp mô hình này có cơ hội tiếp cận được với những kiến thức công nghệ mới. Những nền tảng trí thức mới mà các công ty sản xuất thiết bị gốc đang nắm giữ và phát triển. Do đó, khi hợp tác kinh doanh theo mô hình OEM, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy và có trình độ công nghệ để tránh trường hợp gặp phải tình huống bị kiện vì ăn cắp công nghệ.
  • Thử nghiệm ý tưởng
Có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau cũng như thuận lợi trong việc đưa vào thử nghiệm nhiều mặt hàng để thăm dò và thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng.

Công ty OEM là gì? So sánh hoạt động của OEM và kinh doanh truyền ...

  • Tiết kiệm chi phí sản xuất
Ưu điểm của chiến lược OEM đó là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống. Tuy nhiên, các công ty này sẽ có khả năng tiếp cận với các tri thức, các kết quả nghiên cứu- R&D mà công ty khách hàng đang nắm giữ vì vậy vấn đề lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy luôn cần phải được đặt lên hàng đầu
  • Bảo mật công nghệ
Về việc bảo vệ bí quyết công nghệ, đối với các doanh nghiệp đã từng làm OEM, đây là điều không khó. Để tạo ra một sản phẩm, doanh nghiệp cần nhiều nguyên liệu khác nhau với xuất xứ, thành phần, tỉ lệ khác nhau. Vì thế, nếu phân chia các công đoạn cho các nhà sản xuất thì bí quyết của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ.
Bài viết trên đã phần nào giúp các bạn giải quyết các thắc mắc về mô hình kinh doanh OEM. Hãy tiếp tục theo dõi VeSA khám phá vô vàn những điều tuyệt vời từ kinh doanh để nâng cao hiểu biết và vận dụng ý tưởng vào thực tế nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates