SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Hạn chế trong dạy-học âm nhạc phổ thông.


GD&TĐ - Thực trạng về sử dụng phương pháp dạy học âm nhạc của giáo viên phổ thông được PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai (Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương) chia sẻ trong tham luận tại hội nghị về giáo dục nghệ thuật tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Hiệu quả chưa cao trong hình thành năng lực âm nhạc cốt lõi
Là giảng viên giảng dạy âm nhạc lâu năm tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, từng đưa sinh viên đi thực tập, dự và chấm thi nhiều giờ dạy ở các trường phổ thông, là thành viên tham gia nghiên cứu nhiều đề án, chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông..., PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai nhận thấy, nhìn chung, hiện nay đội ngũ giáo viên âm nhạc ở phổ thông cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. 
Môn Âm nhạc thực sự trở thành một môn học được khá nhiều học sinh yêu thích không chỉ bởi được giải trí, sảng khoái tinh thần sau những giờ học căng thẳng mà còn làm học sinh năng động hơn, tự tin hơn. 
Nhiều học sinh có khí chất nhút nhát qua rèn luyện kỹ năng âm nhạc đã dám đứng trước đám đông để trình diễn hát một mình mà không cảm thấy ngại ngùng. 
Âm nhạc như một sợi dây kết nối các em khi được tham gia trò chơi, được hát múa tập thể. Qua việc học hát, học sinh biết hát đều hơn, hay hơn, thể hiện sắc thái, tình cảm tốt hơn. Được học các bài dân ca, các em biết trân trọng những giá trị truyền thống của âm nhạc dân tộc...
Đạt những thành tựu đó, có công sức của đội ngũ giáo viên âm nhạc. Họ không chỉ chú ý đến việc truyền đạt kiến thức sao cho đúng mà luôn nghĩ ra các phương pháp dạy học để làm sao cuốn hút học sinh, đưa các em vào thế giới của cái đẹp, của những giá trị nhân bản, để từ đó, giáo dục các em trở thành những người biết sống và làm theo cái đẹp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong tham luận của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai cho biết, giáo viên âm nhạc cũng còn bộc lộ một số hạn chế. 
Điểm hạn chế nhìn thấy rõ nhất chính việc hình thành năng lực âm nhạc cốt lõi cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates