Thanh Tuấn - 11/12/2019, 18:00 GMT+7 | Giáo dục
Cô và trò lớp 1 với sách giáo khoa năm học 2019 - 2020. Ảnh: Thanh Tuấn
Đảm bảo 1,25m2/HS
Trên thực tế hiện nay, phòng học được xây dựng qua nhiều thời kỳ với diện tích phòng học qua từng giai đoạn khác nhau. Do đó, Cục CSVC hướng dẫn: Tùy vào thực trạng phòng học của địa phương, cần bố trí không quá 35 HS/lớp, đồng thời bảo đảm đủ 1,25 m2/HS.
Chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới, các địa phương thực hiện dồn dịch các điểm trường lẻ, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ. Bảo đảm yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày đối với lớp 1 và bố trí đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi; có phòng học Âm nhạc, Mỹ thuật.
Được biết, dự thảo Thông tư ban hành Quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất; quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng trong các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã được lấy ý kiến góp ý rộng rãi, dự kiến ban hành vào 12/2019.
Theo ông Phạm Hùng Anh, trong tổ chức thực hiện yêu cầu về CSVC, các sở GD&ĐT cần: Xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng trong các cơ sở GD theo quy định; Có giải pháp bổ sung những phòng học mang tính chất tạm thời cho những nơi còn thiếu;
Chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường tiểu học tổ chức rà soát, bố trí, sắp xếp lại CSVC hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, ưu tiên bố trí đủ 1 phòng/lớp cho lớp 1; Lập kế hoạch chi tiết cụ thể tăng cường CSVC trường, lớp học đáp ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục (ưu tiên bảo đảm 1 lớp/phòng cho cấp tiểu học và các phòng chức năng), từ đó đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Đối với phòng GD&ĐT, để chuẩn bị CSVC cho Chương trình giáo dục phổ thông mới với cấp tiểu học (lớp 1) phải tổ chức kiểm tra và chỉ đạo từng trường tiểu học trong việc rà soát CSVC của nhà trường, xây dựng phương án sử dụng có hiệu quả, tham mưu với UBND quận/huyện để có phương án bổ sung/cải tạo/sửa chữa CSVC cho từng trường.
Cục CSVC lưu ý, khi dồn dịch các điểm trường lẻ, sắp xếp các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ, các sở GD&ĐT cần chú ý: Ưu tiên bố trí lớp 3, lớp 4, lớp 5 học tại trường chính; Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; Các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn dịch điểm lẻ cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (phòng học, phòng ở bán trú, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước…), đặc biệt đối với các trường bán trú.
Ảnh minh họa/ INT |
Rà soát thực trạng thiết bị dạy học
Theo ông Phạm Hùng Anh, Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này là có 1 chương trình thống nhất và nhiều bộ sách giáo khoa. Danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành, dựa theo yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình môn học và sử dụng thống nhất.
Yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới là nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh, do đó, ít nhất cần trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Có thể mua sắm thêm các thiết bị ngoài danh mục nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Để chuẩn bị về TBDH, các sở GD&ĐT được Bộ yêu cầu chỉ đạo các phòng GD&ĐT và trường tiểu học rà soát thực trạng TBDH và phân loại theo 3 nhóm: Còn sử dụng được; Hư hỏng nhưng có thể cải tạo, sửa chữa được; Hư hỏng hoàn toàn. Căn cứ kết quả rà soát xây dựng Kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên bàn ghế 2 chỗ ngồi và thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1.
Đồng thời các trường tiểu học phải lập kế hoạch mua sắp bổ sung thiết bị dạy học trình UBND tỉnh/thành phố. Xây dựng tiêu chuẩn, định mức thiết bị chuyên dùng sử dụng trong các CSGD trình UBND cấp tỉnh ban hành. Tổ chức mua sắm, trang bị đủ thiết bị dạy học cho các trường.
Theo Cục CSVC, để tổ chức thực hiện yêu cầu về TBDH, các sở GD&ĐT cần chỉ đạo các trường tự làm các thiết bị dạy học đơn giản bằng những vật liệu có sẵn; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục sắp xếp, quản lý và đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ dạy và học bảo đảm hiệu quả.
Các phòng GD&ĐT kiểm tra và chỉ đạo từng trường tiểu học trong việc rà soát thực trạng TBDH; chỉ đạo công tác tự làm thiết bị dạy học; chỉ đạo việc sử dụng thiết bị trong dạy học. Trong khi đó, các trường tiểu học phải tổ chức rà soát thực trạng TBDH, xây dựng phương án sửa chữa những thiết bị hỏng, đề xuất mua sắm bổ sung thiết bị còn thiếu, tổ chức cho giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học, quản lý và sử dụng hiệu quả thiết bị được trang bị
0 nhận xét:
Đăng nhận xét