SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Cải tiến sản phẩm | Nguồn tạo ra ý tưởng cải tiến sản phẩm mới!









Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất với các DN trên thị trường hiện nay là cải tiến sản phẩm. Những ý tưởng cải tiến sản phẩm sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh tuyệt vời cho thương hiệu, thu hút khách hàng mới và giữ chân người người tiêu dùng cũ. Hãy cùng GEM khám phá những bí quyết để tạo ra ý tưởng cải tiến sản phẩm sáng tạo ngay trong bài viết dưới đây!


Nội dung chính
Khái niệm cải tiến sản phẩm – Vì sao cần cải tiến sản phẩm?
Vậy, cải tiến sản phẩm là gì?
Cải tiến chất lượng sản phẩm
Cải tiến tính chất sản phẩm
Cải tiến kiểu dáng
Vai trò của cải tiến sản phẩm
Cách “sinh sản” ý tưởng cải tiến sản phẩm
Ý tưởng từ khách hàng
Ý tưởng từ nhân viên chăm sóc khách hàng/ nhân viên bán hàng
Ý tưởng cải tiến sản phẩm từ kết quả phân tích dữ liệu online
Ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh
Rủi ro khi cải tiến sản phẩm mới
Các chiến lược marketing cải tiến sản phẩm
Chiến lược truyền thông
Chiến lược tâm lý
Chiến lược phân phối
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Khái niệm cải tiến sản phẩm – Vì sao cần cải tiến sản phẩm?

Trước tiên ta đến với khái niệm sản phẩm.


Sản phẩm trong marketing là bất cứ thứ gì có thể chào bán trên thị trường nhằm đáp ứng được một nhu cầu hoặc mong muốn của con người và là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp.

Sản phẩm trong marketing có thể là vô hình không nhìn thấy được (dịch vụ) hay hữu hình có thể cầm nắm sờ mó được. Một sản phẩm thường có 4 giai đoạn của chu kỳ sống:

1. Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường

2. Giai đoạn phát triển

3. Giai đoạn trưởng thành

4. Và cuối cùng là giai đoạn suy thoái

Thông thường chiến lược cải tiến sản phẩm bắt đầu ở gần cuối giai đoạn 3 ( gần cuối giai đoạn trưởng thành – bắt đầu có sự chững lại của doanh thu, doanh số). Nó như là nỗ lực để kéo dài giai đoạn 3 nhất có thể. Nhằm kéo dài chuỗi doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
Vậy, cải tiến sản phẩm là gì?


Cải tiến sản phẩm là một loạt hành động bao gồm: cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến tính năng sản phẩm và cải tiến kiểu dáng (hoặc một trong những điều trên) nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường từ đó kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, kéo dài doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.

Có nhiều cách để nhà quản trị cố gắng kích thích tiêu thụ. Một trong những cách đó là cải biến sản phẩm – khiến nó tốt hơn, lợi ích hơn hoặc chỉ đơn giản là đẹp hơn.



Cải tiến chất lượng sản phẩm

Nhằm nâng cao tính năng của sản phẩm như độ bền, tốc độ xử lý – độ nhanh, hương vị …

Chiến lược cải tiến sản phẩm này hiệu quả khi số lượng sẵng sàng chi trả cho việc chất lượng nâng cao nhiều (volum) và người mua chấp nhận là chất lượng đã được nâng cao.

Được giải thích như sau:

Bạn cải tiến chất lượng sản phẩm nhưng người tiêu dùng cho rằng nó chưa phải đúng như chất lượng họ mong muốn – họ sẽ không mua sản phẩm của bạn

Thứ hai, họ đã chấp nhận rằng sản phẩm đã nâng cấp. Nhưng số lượng người sẵn sàng mua lại rất ít – như vậy, việc cải tiến không giúp ích được nhiều người và công ty không có doanh thu.

Cải tiến tính chất sản phẩm

Nhằm bổ sung thêm tính chất mới (kích cỡ, trọng lượng, vật liệu, chất phụ gia, phụ tùng theo kèm … ). Làm tăng thêm công dụng, mức độ an toàn hay sự thuận tiện của sản phẩm.

Việc cải tiến tính chất có thể giúp doanh nghiệp chiếm linh hoặc ít nhất là đoạn thị trường ưa chuộng tính chất đó.

Ví dụ:

Máy tính hay các thiết bị công nghệ – càng ngày càng nhỏ gọn (kích cỡ), xe máy ngày càng tiết kiệm xăng (ví dụ chế độ phun xăng điệm tử fi), ổ điện có tính năng chống giật, tự phát sáng khi trời tối …

Cải tiến kiểu dáng

Nhằm tăng hấp dẫn và thẩm mỹ cho sản phẩm. Đối với chiến lược cải tiến sản phẩm này cần chú ý những điểm sau:

– Thứ nhất, thị trường có chấp nhận kiểu giáng mới – việc thay đổi bao bì có thể thay đổi luôn hình ảnh thương hiệu trong khách hàng. Bao bì có thể giúp khách hàng cảm nhận cá tính thương hiệu.

– Thứ hai việc thay đổi có thể đòi hỏi phải ngưng sản xuất sản phẩm cũ vì vậy công ty có thể mất khách hàng cũ – thường thì những sản phẩm cho giới trẻ sẽ chấp nhận sự thay đổi dễ dàng hơn. Đối với những đối tượng khác, hình dáng bao bì có thể là tuổi thơ, là định nghĩa trong tâm trí – như vậy sự thay đổi cần nghiên cứu thật kỹ.

Ví dụ:

Các hãng bánh kẹo nhất là mặt hàng biếu tặng. Họ có thể thay bao bì bằng gỗ, nhôm sắt,..

Các dòng xe hướng tới giới trẻ: Xe danh cho nam ngày càng sắc, hầm hố hơn. Xe cho nữ ngày càng mềm mại, tôn giáng, sang trọng hơn…
Vai trò của cải tiến sản phẩm



Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi từ khách hàng và cạnh tranh gay gắt của đối thủ.

Có quan điểm cho rằng chỉ cần sản xuất một sản phẩm cực tốt với người tiêu dùng, sau đó tập trung vào bán hàng và marketing. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nền công nghiệp, kinh tế, mức sống của khách hàng cũng ngày càng được nâng lên.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện tại đều có phòng R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm). Thậm chí với các tập đoàn, công ty đa quốc gia, phòng R&D phát triển như một trung tâm riêng biệt, chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Thế giới thay đổi từng ngày, nếu bạn vẫn đứng yên mà không có sự đổi mới nào, sản phẩm và doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên tụt hậu.


Có thể bạn cũng quan tâm về chiến lược phát tiển sản phẩm mới: Xem thêm bài viết: 5 Bước xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới để hiểu rõ thêm về vấn đề này
Cách “sinh sản” ý tưởng cải tiến sản phẩm

Mọi ý tưởng đổi mới đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Vì sản phẩm có sáng tạo đến đâu mà không mang lại lợi ích thực tế cho người tiêu dùng thì cũng là vô ích. Dưới đây là một số cách để “sinh sản” ý tưởng cải tiến sản phẩm bạn có thể tham khảo:
Ý tưởng từ khách hàng

Không ai hiểu nhu cầu của khách hàng bằng chính họ. Họ muốn một sản phẩm như thế nào? Sản phẩm/dịch vụ của bạn cần phải thay đổi những điều gì để họ được phục vụ tốt hơn?… Không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng chia sẻ.

Hãy tạo sự tin cậy và trò chuyện, tâm tình cùng họ. Để họ có cảm giác được quan tâm, từ đó họ sẽ chia sẻ thẳng thắn mọi điều liên quan với bạn. Lấy ý tưởng cải tiến sản phẩm từ khách hàng là biện pháp khách quan và hiệu quả nhất.
Ý tưởng từ nhân viên chăm sóc khách hàng/ nhân viên bán hàng

Một đối tượng khác mà doanh nghiệp có thể đầu tư trọng điểm để tìm kiếm thông tin là nhân viên chăm sóc khách hàng. Đây là những đối tượng có thời gian tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, họ trực tiếp nói chuyện, nhận phản hồi từ người tiêu dùng về sản phẩm.

Những nhân viên bán hàng vừa có kiến thức về sản phẩm, vừa có dữ liệu về phản ứng của khách hàng sẽ là nguồn ý tưởng tuyệt vời cho các nhà làm marketing để cải tiến sản phẩm.
Ý tưởng cải tiến sản phẩm từ kết quả phân tích dữ liệu online

Sự phát triển của công nghệ thông tin và bùng nổ mạng xã hội đã thay đổi ngoạn mục hành vi người dùng. Khi có nhu cầu về sản phẩm, người dùng thường tìm kiếm thông tin trên Google và các trang mạng xã hội.

Từ việc phân tích kết quả dữ liệu mà các đơn vị này cung cấp thông qua các ứng dụng trực tuyến, các nhà làm marketing có thể tìm thấy những ý tưởng để cải tiến sản phẩm từ những gì người dùng quan tâm.
Ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh



Điều này có vẻ ngược đời nhưng lại được rất nhiều đơn vị áp dụng thành công. Từ những biện pháp cải tiến sản phẩm, thông điệp truyền thông của đối thủ, các nhà kinh doanh có thể phát triển thêm ý tưởng sản phẩm mới cho mình.

Nhiều ví dụ như là Coca với Pepsi, Milo và Ovaltine. Apple và Microsoft…. đối thủ là người cùng kinh doanh sản phẩm, cùng phục vụ khách hàng của chúng ta … họ là vựa ý tưởng lớn đáng cho ta học hỏi.
Rủi ro khi cải tiến sản phẩm mới

Không phải ý tưởng cải tiến sản phẩm nào cũng sẽ được thị trường chấp nhận. Bên cạnh những thành công gặt hái được, doanh nghiệp cũng gặp không ít những rủi ro khi tung sản phẩm mới.

Vì vậy các nhà kinh doanh cần tiến hành thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường. Thử nghiệm mức độ chấp nhận của người tiêu dùng về tính năng, mẫu mã, dịch vụ hỗ trợ…để đưa ra những giải pháp kịp thời.
Các chiến lược marketing cải tiến sản phẩm

Sau thời gian thử nghiệm được chấp nhận, để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng sớm nhất có thể- trước khi đối thủ cạnh tranh muốn tung “chiêu” mới. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp đóng vai trò quan trọng trong thành công của một chiến dịch marketing sản phẩm.
Chiến lược truyền thông

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là những đối tượng lớn tuổi, ít sử dụng mạng xã hội thì những kênh truyền thống như quảng cáo truyền hình, báo chí, đài phát thanh… lại là sự lựa chọn hợp lý hơn kênh truyền thông online.

Dựa trên những vấn đề khách hàng quan tâm mà các nhà làm marketing có thể triển khai thông điệp truyền thông cho hiệu quả.
Chiến lược tâm lý

Làm tâm lý cho khách hàng trước khi mang sản phẩm đến với họ. Có thể là những bài PR, KOLs…gây hứng thú, tò mò về sản phẩm.

Ví dụ điển hình của MV “Hãy trao cho anh” của Sơn Tùng MTP. Trước khi MV được phát hành 2 tháng, những thông tin về MV đã bắt đầu được tiết lộ “nhỏ giọt”, các KOLs nổi tiếng cũng tỏ ra hứng thú về MV. Những hiệu ứng này giúp sự tò mò được đẩy lên đến đỉnh điểm trước khi MV được ra mắt.

Và như bạn đã biết, “Hãy trao cho anh” trở thành MV thành công nhất từ trước đến nay. Đạt được 1 triệu view chỉ sau 8 phút phát hành.
Chiến lược phân phối

Các nhà làm marketing có thể tận dụng lại chính hệ thống phân phối cũ để mang đến tay những khách hàng những sản phẩm đã được cải tiến. Hãy tìm hiểu khách hàng mục tiêu xem họ xuất hiện ở đâu. Nơi nào có người tiêu dùng, nơi đó có bạn. Có thể là kênh phân phối online hoặc kênh phân phối trực tiếp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates